Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Mười điểm nổi bật về cải cách hành chính trong năm 2017

Thứ năm - 05/04/2018 14:42

1. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm xuống mức thấp nhất so với những năm gần đây

Trong năm vừa qua, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã được các bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, để phục vụ nhân dân, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh năm 2017 đạt được nhiều kết quả tích cực; tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Tính đến ngày 26/12/2017, chỉ còn 09 thông tư của các bộ, cơ quan quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn nợ đọng chưa được ban hành, giảm 41,67% so với cùng kỳ năm 2016.Đặc biệt, các Bộ, cơ quan đã xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 37 Nghị định và 03 Quyết định, hoàn thành 100%  số văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh có hiệu lực trong năm; chấm dứt tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP đã tạo chuyển biến rõ rệt về môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp

Các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CPvà đạt được những kết quả quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%; đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%. Từ đầu năm đến nay, đã có gần 127.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,2% so với năm 2016. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 427 tỷ đô la Mỹ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng cao nhất trong 10 năm, đạt khoảng 17,5 tỷ đô la Mỹ. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc so với năm 2016, xếp vị trí thứ 68/190 quốc gia và nằm trong nhóm dẫn đầu của các nước ASEAN.Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu Việt Nam tăng 5 bậc, xếp hạng 55. Chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất; tiếp cận điện năng liên tục tăng điểm và tăng hạng trong 4 năm qua; tiếp cận tín dụng cải thiện tốt; cấp phép xây dựng có nhiều thay đổi tích cực, thứ hạng tăng 4 bậc. Tại nhiều địa phương, các nội dung như: Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp; số liệu về khai, nộp thuế điện tử, hoàn thuế; thời gian thực hiện thủ tục hải quan; tiếp cận điện năng... được đo lường, đánh giá bằng kết quả cụ thể, đã cho thấy có sự cải thiện rõ rệt.

3. Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII được thông qua tạo bước đột phá về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”; các Nghị quyết của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những văn bản có ý nghĩa then chốt, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lươngvàtạo nền tảng cho việc hoàn thiện thể chế về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới.

4. Triển khai thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo kết luận số 202 - TB/TW về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", Bộ Nội vụ đã có Công văn số 2424/BNV-CCVC ngày 09/5/2017 hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng" tại 14 cơ quan Trung ương và 22 địa phương. Theo đó, trong năm 2017 Ban Tổ chức Trung ương là đơn vị đầu tiên và Bộ Nội vụ là đơn vị thứ hai tổ chức thành công việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý.
5. Đưa vào vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tạo kênh thông tin quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ kiến tạo
Trong năm 2017, Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn(bắt đầu từ tháng 10 năm 2016) và những vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn (bắt đầu từ tháng 4 năm 2017)được duy trì hoạt động có hiệu quả, đã tiếp nhận trên 4.600 phản ánh, kiến nghị của người dân và gần 1.100 phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp.Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đi vào nền nếp và phát huy được hiệu quả. Hầu hết các phản ánh, kiến nghị sau khi có văn bản trả lời đều được người dân, doanh nghiệp đánh giá tích cực vì đã giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.

6. Triển khai Đề án 896 về đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã có những kết quả tích cực

Trong năm 2017, thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án 896, Văn phòng Ban chỉ đạo 896 và các bộ, ngành, địa phương đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 896 theo đúng tiến độ đề ra.Chính phủ ban hành các Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của 17 bộ, ngành:Quốc phòng; Công an;Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Xây dựng; Công Thương; Lao động - Thương binh và Xã hội; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Giao thông vận tải; Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, đã xây dựng các văn bản hướng dẫn về xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổ chức tuyên truyền có hiệu quả về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thành lựa chọn nhà thầu triển khai dự án; tổ chức thí điểm thu thập thông tin dân cư và thí điểm triển khai phần mềm đăng ký, quản lý cư trú; chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ triển khai dự án, tổ chức có hiệu quả việc cung cấp số định danh cá nhân thông qua cấp Căn cước công dân và đăng ký khai sinh.

7. Hàng trăm điều kiện kinh doanh đã được rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tiếp tục được triển khai quyết liệtvà đạt được nhiều kết quả tích cực, thông qua việc hàng trăm điều kiện kinh doanh đã được rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, một số bộ đã nhanh chóng triển khai các hành động cụ thể. Bộ Công thương bãi bỏ gần 700 điều kiện kinh doanh; Bộ Xây dựng để xuất bãi bỏ 41,3% tổng số điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa 43,7% điều kiện kinh doanh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bỏ  34,2% điều kiện kinh doanh và cắt giảm 56,5% thủ tục hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiên phong thực hiện liên thông giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, 11 thủ tục hành chính thuộc 03 lĩnh vực: môi trường, tài nguyên nước và biển, hải đảo được liên thông bằng 09 quy trình giải quyết thủ tục hành chính cụ thể, giúp doanh nghiệp rút ngắn trung bình 54% thời gian, tiết kiệm trung bình tối thiểu 34% chi phí; Bộ Xây dựng đề xuất bãi bỏ 89 điều kiện (41,3%), đơn giản hóa 94 (43,7%), giữ nguyên 32 điều kiện (15%) tổng số 215 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ…

8. Trên 8 triệu lượt hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đã được gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính công ích, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết TTHC

Triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích đạt kết quả tích cực; 100% bộ, ngành, địa phương đã tiến hành rà soát và công bố danh mục thủ tục hành chính được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích; có 61/63 tỉnh/thành phố đã ký kết thỏa thuận cung ứng dịch vụ với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; 51/63 địa phương đã phối hợp với Bưu điện cấp tỉnh tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho nhân viên bưu điện. Sau 01 năm triển khai quyết định,có trên 8 triệu lượt hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính công ích, tạo những chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính, tạo tiền đề thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

9. Hơn 14.700 TTHC đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 tại các bộ, ngành, địa phương

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho cá nhân, tổ chức đã đạt được một số kết quả tích cực, số lượng dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 ngày càng cao; chất lượng cung cấp cũng từng bước được nâng lên. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là 926 dịch vụ, trong đó, mức độ 3 là 549 dịch vụ, mức độ 4 là 377 dịch vụ. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên với 13.830 dịch vụ mức độ 3, 4, trong đó, dịch vụ công mức độ 3 là gần 12.677dịch vụ; mức độ 4 là 1153 dịch vụ.

10. Khảo sát 34.000 người dân, tổ chức trên phạm vi cả nước để xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017

Ngày 10/10/2017, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký ban hành Quyết định số 2640/QĐ-BNV phê duyệt Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020.Thực hiện Đề án, Bộ Nội vụ đã ban hành kế hoạch và phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các cơ quan liên quan triển khai Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính quy mô quốc gia năm 2017,tại 63 tỉnh, thành phố, với quy mô gần 34.000 mẫu điều tra ở cả 3 cấp chính quyền địa phương, kết quả Chỉ số hài lòng sẽ được công bố vào đầu năm 2018.
Theo http://caicachhanhchinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay5,927
  • Tháng hiện tại67,958
  • Lượt truy cập:23091702
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây