Giới thiệu hoạt động phân tích sản phẩm biến đổi gen tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
- Thứ sáu - 19/11/2021 14:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc sản xuất và sử dụng thực vật biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen (sau đây gọi chung là sản phẩm biến đổi gen) trên thế giới hiện vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về lợi ích và tác hại. Mặc dù vậy, đến nay đã có rất nhiều quốc gia cho phép sử dụng các sản phẩm biến đổi gen trong hoạt động sản xuất và thương mại, đi kèm với những quy định cụ thể. Theo đó, để được phép đưa vào sản xuất và sử dụng, sản phẩm biến đổi gen phải trải qua giai đoạn đánh giá về mức độ rủi ro đối với môi trường và phải đảm bảo các quy định về dán nhãn đối với thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen.
Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến vấn đề quản lý sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gen cũng đã được ban hành. Việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm biến đổi gen ở trong nước cũng đã được chứng nhận. Đến nay, đã có 28 sự kiện biến đổi gen được công nhận ở Việt Nam, bao gồm 12 sự kiện bắp, 10 sự kiện đậu nành, 04 sự kiện bông vải, 01 sự kiện cải dầu và 01 sự kiện đinh lăng. Trong số 28 sự kiện đã được công nhận này, có 5 sự kiện an toàn sinh học (MON89034, NK603, Bt11 và GA21 và TC1507) và 23 sự kiện đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Bảng 1). Việc quản lý và chứng nhận các sản phẩm biến đổi gen sẽ tiếp tục được thực hiện chặt chẽ trong thời gian sắp tới. Để đảm bảo kiểm soát tốt vấn đề này cần có các quy trình phát hiện sản phẩm biến đổi gen phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Các nghiên cứu về phát hiện sản phẩm biến đổi gen ở trong nước đã được triển khai trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cho đến nay các quy trình cũng như phòng thí nghiệm phát hiện sản phẩm biến đổi gen phù hợp tiêu chuẩn vẫn còn khá hạn chế, trong khi nhu cầu phát hiện, nhận diện sản phẩm biến đổi gen để phục vụ cho công tác quản lý đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, Tung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thiết lập quy trình phát hiện sản phẩm biến đổi gen, đồng thời tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Hình 1. Phòng thí nghiệm được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC17025:2017
Hiện tại, Trung tâm đã xây dựng thành công 23 quy trình phát hiện sản phẩm biến đổi gen, bao gồm 02 quy trình phát hiện các sự kiện biến đổi gen phổ quát và 21 quy trình phát hiện sự kiện chuyên biệt (Bảng 2). Phòng thí nghiệm Phân tích GMO và Kiểm nghiệm Thực vật trực thuộc phòng Công nghệ Sinh học thực vật đã được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2017.
Bảng 2. Các sự kiện biến đổi gen đã được xây dựng quy trình phát hiện tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã được Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm sinh học (Số 04/GCN-QLCL). Với những kết quả này, Trung tâm hoàn toàn có thể đáp ứng các quy định về kiểm nghiệm và sẵn sàng thực hiện việc phân tích sản phẩm biến đổi gen của các nhân và tổ chức có nhu cầu.
Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến vấn đề quản lý sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gen cũng đã được ban hành. Việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm biến đổi gen ở trong nước cũng đã được chứng nhận. Đến nay, đã có 28 sự kiện biến đổi gen được công nhận ở Việt Nam, bao gồm 12 sự kiện bắp, 10 sự kiện đậu nành, 04 sự kiện bông vải, 01 sự kiện cải dầu và 01 sự kiện đinh lăng. Trong số 28 sự kiện đã được công nhận này, có 5 sự kiện an toàn sinh học (MON89034, NK603, Bt11 và GA21 và TC1507) và 23 sự kiện đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Bảng 1). Việc quản lý và chứng nhận các sản phẩm biến đổi gen sẽ tiếp tục được thực hiện chặt chẽ trong thời gian sắp tới. Để đảm bảo kiểm soát tốt vấn đề này cần có các quy trình phát hiện sản phẩm biến đổi gen phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Bảng 1. Các sự kiện biến đổi gen được công nhận tại Việt Nam
Sự kiện biến đổi gen | Tên thông thường và tính trạng |
Giấy chứng nhận An toàn sinh học | Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi |
MON89034 | Bắp kháng sâu bộ cánh vảy | 1836/QĐ-BTNMT 27/8/2014 | 3498/QĐ-BNN-KHCN 11/8/2014 |
NK603 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 2486/QĐ-BTNMT 03/11/2014 | 3497/QĐ-BNN-KHCN 11/8/2014 |
Bt11 | Bắp kháng sâu đục thân | 70/QĐ-BTNMT 14/01/2015 | 3500/QĐ-BNN-KHCN 11/8/2014 |
GA21 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate | 2485/QĐ-BTNMT 03/11/2014 | 5277/QĐ-BNN-KHCN 10/12/2014 |
TC1507 | Bắp kháng sâu bộ cánh vảy | 1747/QĐ-BTNMT 02/8/2016 | 160/QĐ-BNN-KHCN 19/01/2016 |
MIR162 | Bắp kháng sâu hại bộ cánh vẩy | 3499/QĐ-BNN-KHCN 11/8/2014 | |
MON89788 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 5550/QĐ-BNN-KHCN 24/12/2014 | |
GST 40-3-2 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 1332/QĐ-BNN-KHCN 20/4/2015 | |
MON87705 | Đậu nành tăng cường hàm lượng axit oleic và chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 1333/QĐ-BNN-KHCN 20/4/2015 | |
MON87701 | Đậu nành kháng sâu bộ cánh vảy | 1338/QĐ-BNN-KHCN 20/4/2015 | |
MON87708 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ Dicamba | 1339/QĐ-BNN-KHCN 20/4/2015 | |
T25 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate ammonium | 3656/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
A5547-127 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate ammonium | 3657/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
A2704-12 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate ammonium | 3658/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
MON87427 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate trên một số mô chọn lọc | 3659/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
MON87460 | Bắp chống chịu hạn | 3660/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
MON87769 | Đậu nành giàu hàm lượng axit stearidonic - axit béo thay thế omega 3 | 3661/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
MON88017 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate và kháng sâu hại rễ ngô | 3662/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
MON810 | Bắp kháng sâu đục thân | 3663/QĐ-BNN-KHCN 09/9/2015 | |
5307 | Bắp kháng sâu hại rễ | 2133/QĐ-BNN-KHCN 02/6/2016 | |
DP305423-1 | Đậu nành tăng cường hàm lượng axit oleic | 4170/QĐ-BNN-KHCN 25/10/2018 | |
MS8 | Cải dầu bất dục đực và chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate ammonium |
254/QĐ-BNN-KHCN 21/01/2020 | |
MON 88913 | Bông vải chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate. | 255/QĐ-BNN-KHCN 21/01/2020 | |
MON 15985 | Bông vải kháng sâu bộ cánh vẩy | 256/QĐ-BNN-KHCN 21/01/2020 | |
FG72 | Đậu nành, đậu nành, Chống chịu thuốc trừ cỏ isoxaflutole và glyphosate | 501/QĐ-BNN-KHCN 19/02/2020 | |
KK179 | Cỏ linh lăng hàm lượng lignin thấp | 5113/QĐ-BNN-KHCN 16/12/2020 |
|
MON 88701 | Bông vải chống chịu thuốc trừ cỏ Dicamba và Glufosinate | 5114/QĐ-BNN-KHCN 16/12/2020 |
|
GHB 119 | Bông vải kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ ammonium glufosinat | 5115/QĐ-BNN-KHCN 16/12/2020 |
Các nghiên cứu về phát hiện sản phẩm biến đổi gen ở trong nước đã được triển khai trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cho đến nay các quy trình cũng như phòng thí nghiệm phát hiện sản phẩm biến đổi gen phù hợp tiêu chuẩn vẫn còn khá hạn chế, trong khi nhu cầu phát hiện, nhận diện sản phẩm biến đổi gen để phục vụ cho công tác quản lý đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, Tung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thiết lập quy trình phát hiện sản phẩm biến đổi gen, đồng thời tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Hình 1. Phòng thí nghiệm được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC17025:2017
Hiện tại, Trung tâm đã xây dựng thành công 23 quy trình phát hiện sản phẩm biến đổi gen, bao gồm 02 quy trình phát hiện các sự kiện biến đổi gen phổ quát và 21 quy trình phát hiện sự kiện chuyên biệt (Bảng 2). Phòng thí nghiệm Phân tích GMO và Kiểm nghiệm Thực vật trực thuộc phòng Công nghệ Sinh học thực vật đã được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2017.
Bảng 2. Các sự kiện biến đổi gen đã được xây dựng quy trình phát hiện tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
Sự kiện biến đổi gen | Tên thông thường | Giới hạn phát hiện (%) | Giới hạn định lượng (%) | |
Sự kiện phổ quát | ||||
Promoter 35s | 0,1 | 0,5 | ||
Terminator Nos | 0,05 | 0,1 | ||
Sự kiện chuyên biệt | ||||
Bt11 | Bắp kháng sâu đục thân | 0,05 | 0,1 | |
Bt176 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate và côn trùng bộ cách vẩy | 0,05 | 0,1 | |
GA21 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate | 0,05 | 0,1 | |
DP356043 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ sulfonylurea và glyphosate | 0,1 | 0,5 | |
305423 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ sulfonylurea và tăng tích lũy acid oleic | 0,1 | 0,5 | |
MON863 | Bắp kháng côn trùng bộ cánh cứng | 0,1 | 0,5 | |
TC1507 | Bắp kháng sâu bộ cánh vảy | 0,1 | 0,5 | |
NK603 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 0,1 | 0,5 | |
GTS-40-3-2 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 0,1 | 0,5 | |
MIR604 | Bắp kháng côn trùng bộ cánh cứng | 0,1 | 0,5 | |
MON810 | Bắp kháng sâu đục thân | 0,1 | 0,5 | |
MON89788 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 0,1 | 0,5 | |
MON87701 | Đậu nành kháng sâu bộ cánh vảy | 0,1 | 0,5 | |
3272 | Bắp tăng hoạt động của enzyme amylase | 0,1 | 0,5 | |
59122 | Bắp chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate và kháng sâu hại rễ | 0,1 | 0,5 | |
A2704-12 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate ammonium | 0,05 | 0,1 | |
A5547-127 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ glufosinate ammonium | 0,05 | 0,1 | |
MON89034 | Bắp kháng sâu bộ cánh vảy | 0,1 | Đang xác định | |
MIR162 | Bắp kháng sâu hại bộ cánh vẩy | 0,1 | ||
MON877005 | Đậu nành tăng cường hàm lượng axit oleic và chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup gốc glyphosate | 0,1 | ||
MON87708 | Đậu nành chống chịu thuốc trừ cỏ Dicamba | 0,1 |
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã được Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm sinh học (Số 04/GCN-QLCL). Với những kết quả này, Trung tâm hoàn toàn có thể đáp ứng các quy định về kiểm nghiệm và sẵn sàng thực hiện việc phân tích sản phẩm biến đổi gen của các nhân và tổ chức có nhu cầu.