Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học
- Thứ ba - 09/07/2024 08:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 02/7/2024, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (02/7/2004 – 02/7/2024). Tham dự Lễ kỷ niệm có...
Ngày 02/7/2024, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (02/7/2004 – 02/7/2024).
Tham dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, hội nghề nghiệp của Thành phố; lãnh đạo các cơ quan thuộc Khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về dự buổi gặp mặt còn có đại diện các trường đại học, các viện nghiên cứu, cơ quan, doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Trung tâm, các đồng chí nguyên là lãnh đạo sở, lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ, toàn thể viên chức, người lao động đang công tác tại Trung tâm và các đồng chí nguyên là cán bộ của Trung tâm nay đã nghỉ hưu.
Tại Lễ kỷ niệm, TS. Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm, đã khái quát lại quá trình 20 năm thành lập và phát triển của Trung tâm Công nghệ sinh học. Đồng chí nhấn mạnh, cách đây 20 năm – ngày 02/7/2024, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 161/2004/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong tổ chức thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng, đó là: phát triển đội ngũ nhân sự - xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học.
Về công tác phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tổ chức, sau 20 năm, Trung tâm đã có được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt và cơ cấu tổ chức tương đối hoàn thiện. Từ 05 cán bộ, với 02 tiến sĩ và 02 thạc sĩ, trong những ngày đầu thành lập năm 2004, đến nay tổng số viên chức, người lao động của Trung tâm là 193 người; trong đó có 19 tiến sĩ (có 01 Phó giáo sư), 78 thạc sĩ và 69 cử nhân, kỹ sư. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đã có bước phát triển mạnh với 16 phòng ban, tổ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, sau 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã cơ bản thiết lập được nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ đáp ứng được nhu cầu phát triển của đơn vị trong thời gian tới.
Công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học của Trung tâm đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung tâm đã nghiên cứu thành công một số sản phẩm công nghệ sinh học như: chọn tạo các giống hoa lan, giống dưa lưới, các kit phát hiện virus gây bệnh trên cây trồng, các dòng lan biến đổi di truyền kháng virus, rễ tơ sâm Ngọc Linh, các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt – chăn nuôi – thủy sản, chế phẩm interferon phòng và trị bệnh virus ở gia cầm và heo, vắc-xin phòng bệnh gan thận mủ ở cá tra, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội thảo dược, sữa tắm nano bạc, gel vệ sinh, serum tế bào gốc nhung hươu; các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã có 639 công bố khoa học, trong đó có 129 công bố trên tạp chí quốc tế; có 213 báo cáo tham gia Hội nghị, Hội thảo khoa học; 02 bằng độc quyền sáng chế, 01 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 03 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; 07 tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; 12 giống lan và 2 giống dưa lưới được cấp bằng bảo hộ giống mới; 15 giải thưởng khoa học công nghệ…
Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học khẳng định, tiếp nối chặng đường 20 năm, mục tiêu trong giai đoạn phát triển mới của Trung tâm là thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 42/CTTrHĐ-TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, xây dựng Trung tâm trở thành Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Nam, có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia và các vấn đề cấp thiết mang tính khu vực.
Nhân dịp này, thay mặt chi ủy, Ban Giám đốc và toàn thể viên chức, người lao động Trung tâm Công nghệ sinh học, đồng chí Nguyễn Hải An đã trân trọng cảm ơn các cấp Lãnh đạo Thành phố, Bộ, ngành Trung ương đã luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát, định hướng kịp thời các hoạt động của Trung tâm; đồng thời trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, công chức các sở, ngành Thành phố, đặc biệt là Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng sự phát triển của Trung tâm; cảm ơn sự hợp tác, ủng hộ quý báu của các địa phương, các đối tác trong nước và quốc tế, các viện, trường, các doanh nghiệp, Hội, Đoàn thể các cấp.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đinh Minh Hiệp đã chúc mừng và biểu dương những thành quả mà Trung tâm Công nghệ sinh học đã đạt được trong 20 năm qua; ghi nhận, biểu dương, tri ân những nỗ lực vượt bậc và đóng góp to lớn của toàn thể đội ngũ các nhà khoa học, nghiên cứu viên, viên chức, người lao động của Trung tâm Công nghệ sinh học qua các thời kỳ. Đồng chí nhấn mạnh: "Trải qua 20 năm xây dựng và từng bước trưởng thành, bằng tâm huyết, trí tuệ, niềm say mê khoa học và tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, các thế hệ lãnh đạo, viên chức của Trung tâm đã xây dựng đơn vị trở thành một tổ chức nghiên cứu về công nghệ sinh học ngày càng đạt đến tầm vóc quốc gia và khu vực; góp phần quan trọng đưa nền công nghệ sinh học của Thành phố từng bước phát triển, bắt kịp các vấn đề thực tiễn đặt ra".
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản thống nhất với những định hướng, nhiệm vụ mà Trung tâm đã đặt ra, đồng thời gợi mở một số nội dung để Trung tâm nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện. Theo đó, về loại hình, phạm vi hoạt động, Trung tâm cần tập trung, tiếp tục đeo bám việc phê duyệt Đề án tổ chức Trung tâm thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam theo Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, để có thể hình thành và đưa Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam đi vào hoạt động trong năm 2025; đồng thời tích cực chuẩn bị, xây dựng các nguồn lực phù hợp như: các nhóm nghiên cứu mạnh; nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại,… để sẵn sàng đưa Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam đi vào hoạt động ổn định, đạt hiệu quả và xứng tầm.
Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu gắn với các chương trình trọng điểm của Thành phố như: Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Kế hoạch phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030; Chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;… Trung tâm cần mạnh dạn tiếp cận định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học theo xu thế của thời đại, như: Tin sinh học và trí tuệ nhân tạo; tế bào gốc và liệu pháp điều trị gen; công nghệ vaccine thế hệ mới; công nghệ thần kinh; chíp sinh học và cảm biến sinh học; sàng lọc, nghiên cứu cấu trúc và tính chất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; nông nghiệp chính xác và chuyển hóa sinh học nguồn sinh khối từ phế phụ liệu nông nghiệp và lâm nghiệp... Đây là những định hướng có giá trị, kế thừa những thành quả, ứng dụng kết quả nghiên cứu của các ngành liên quan vào ngành công nghệ sinh học.
Ngoài ra Trung tâm cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu có chọn lọc; tập trung vào những nghiên cứu tạo ra được sản phẩm hàng hóa chủ lực của công nghệ sinh học, ưu tiên chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tham gia thị trường sản phẩm công nghệ sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nhất là trong việc tạo ra những bộ giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; bảo đảm an toàn sinh học và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp; ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong ngành công nghiệp dược, sản xuất chế phẩm nano chức năng, thực phẩm, phân bón, hóa mỹ phẩm, năng lượng mới, năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường... để tạo ra sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là việc tham gia phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học và kỹ thuật về công nghệ sinh học thông qua hoạt động ươm tạo doanh nghiệp, chương trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học. Chủ động tham mưu cho Thành phố các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để tranh thủ sự giúp đỡ về trí tuệ và tài trợ về kinh phí cho việc phát triển công nghệ sinh học Thành phố. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học với các tổ chức, các viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước nhằm tiếp cận, tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến. Tăng cường trao đổi thông tin dữ liệu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến đi đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nhanh chóng làm chủ công nghệ hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào Việt Nam…
Cũng trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, Trung tâm đã tổ chức trao tặng Biểu trưng cho 71 cá nhân đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 - 2024./.
Một số hình ảnh:
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm
Đồng chí Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm báo cáo về quá trình xây dựng
Đồng chí Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM
phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Tham dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, hội nghề nghiệp của Thành phố; lãnh đạo các cơ quan thuộc Khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về dự buổi gặp mặt còn có đại diện các trường đại học, các viện nghiên cứu, cơ quan, doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Trung tâm, các đồng chí nguyên là lãnh đạo sở, lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ, toàn thể viên chức, người lao động đang công tác tại Trung tâm và các đồng chí nguyên là cán bộ của Trung tâm nay đã nghỉ hưu.
Tại Lễ kỷ niệm, TS. Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm, đã khái quát lại quá trình 20 năm thành lập và phát triển của Trung tâm Công nghệ sinh học. Đồng chí nhấn mạnh, cách đây 20 năm – ngày 02/7/2024, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 161/2004/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong tổ chức thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng, đó là: phát triển đội ngũ nhân sự - xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học.
Về công tác phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tổ chức, sau 20 năm, Trung tâm đã có được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt và cơ cấu tổ chức tương đối hoàn thiện. Từ 05 cán bộ, với 02 tiến sĩ và 02 thạc sĩ, trong những ngày đầu thành lập năm 2004, đến nay tổng số viên chức, người lao động của Trung tâm là 193 người; trong đó có 19 tiến sĩ (có 01 Phó giáo sư), 78 thạc sĩ và 69 cử nhân, kỹ sư. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đã có bước phát triển mạnh với 16 phòng ban, tổ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, sau 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã cơ bản thiết lập được nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ đáp ứng được nhu cầu phát triển của đơn vị trong thời gian tới.
Công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học của Trung tâm đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung tâm đã nghiên cứu thành công một số sản phẩm công nghệ sinh học như: chọn tạo các giống hoa lan, giống dưa lưới, các kit phát hiện virus gây bệnh trên cây trồng, các dòng lan biến đổi di truyền kháng virus, rễ tơ sâm Ngọc Linh, các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt – chăn nuôi – thủy sản, chế phẩm interferon phòng và trị bệnh virus ở gia cầm và heo, vắc-xin phòng bệnh gan thận mủ ở cá tra, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội thảo dược, sữa tắm nano bạc, gel vệ sinh, serum tế bào gốc nhung hươu; các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã có 639 công bố khoa học, trong đó có 129 công bố trên tạp chí quốc tế; có 213 báo cáo tham gia Hội nghị, Hội thảo khoa học; 02 bằng độc quyền sáng chế, 01 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 03 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; 07 tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; 12 giống lan và 2 giống dưa lưới được cấp bằng bảo hộ giống mới; 15 giải thưởng khoa học công nghệ…
Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học khẳng định, tiếp nối chặng đường 20 năm, mục tiêu trong giai đoạn phát triển mới của Trung tâm là thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 42/CTTrHĐ-TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, xây dựng Trung tâm trở thành Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Nam, có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia và các vấn đề cấp thiết mang tính khu vực.
Nhân dịp này, thay mặt chi ủy, Ban Giám đốc và toàn thể viên chức, người lao động Trung tâm Công nghệ sinh học, đồng chí Nguyễn Hải An đã trân trọng cảm ơn các cấp Lãnh đạo Thành phố, Bộ, ngành Trung ương đã luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát, định hướng kịp thời các hoạt động của Trung tâm; đồng thời trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, công chức các sở, ngành Thành phố, đặc biệt là Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng sự phát triển của Trung tâm; cảm ơn sự hợp tác, ủng hộ quý báu của các địa phương, các đối tác trong nước và quốc tế, các viện, trường, các doanh nghiệp, Hội, Đoàn thể các cấp.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đinh Minh Hiệp đã chúc mừng và biểu dương những thành quả mà Trung tâm Công nghệ sinh học đã đạt được trong 20 năm qua; ghi nhận, biểu dương, tri ân những nỗ lực vượt bậc và đóng góp to lớn của toàn thể đội ngũ các nhà khoa học, nghiên cứu viên, viên chức, người lao động của Trung tâm Công nghệ sinh học qua các thời kỳ. Đồng chí nhấn mạnh: "Trải qua 20 năm xây dựng và từng bước trưởng thành, bằng tâm huyết, trí tuệ, niềm say mê khoa học và tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, các thế hệ lãnh đạo, viên chức của Trung tâm đã xây dựng đơn vị trở thành một tổ chức nghiên cứu về công nghệ sinh học ngày càng đạt đến tầm vóc quốc gia và khu vực; góp phần quan trọng đưa nền công nghệ sinh học của Thành phố từng bước phát triển, bắt kịp các vấn đề thực tiễn đặt ra".
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản thống nhất với những định hướng, nhiệm vụ mà Trung tâm đã đặt ra, đồng thời gợi mở một số nội dung để Trung tâm nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện. Theo đó, về loại hình, phạm vi hoạt động, Trung tâm cần tập trung, tiếp tục đeo bám việc phê duyệt Đề án tổ chức Trung tâm thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam theo Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, để có thể hình thành và đưa Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam đi vào hoạt động trong năm 2025; đồng thời tích cực chuẩn bị, xây dựng các nguồn lực phù hợp như: các nhóm nghiên cứu mạnh; nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại,… để sẵn sàng đưa Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam đi vào hoạt động ổn định, đạt hiệu quả và xứng tầm.
Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu gắn với các chương trình trọng điểm của Thành phố như: Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Kế hoạch phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030; Chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;… Trung tâm cần mạnh dạn tiếp cận định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học theo xu thế của thời đại, như: Tin sinh học và trí tuệ nhân tạo; tế bào gốc và liệu pháp điều trị gen; công nghệ vaccine thế hệ mới; công nghệ thần kinh; chíp sinh học và cảm biến sinh học; sàng lọc, nghiên cứu cấu trúc và tính chất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; nông nghiệp chính xác và chuyển hóa sinh học nguồn sinh khối từ phế phụ liệu nông nghiệp và lâm nghiệp... Đây là những định hướng có giá trị, kế thừa những thành quả, ứng dụng kết quả nghiên cứu của các ngành liên quan vào ngành công nghệ sinh học.
Ngoài ra Trung tâm cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu có chọn lọc; tập trung vào những nghiên cứu tạo ra được sản phẩm hàng hóa chủ lực của công nghệ sinh học, ưu tiên chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tham gia thị trường sản phẩm công nghệ sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nhất là trong việc tạo ra những bộ giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; bảo đảm an toàn sinh học và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp; ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong ngành công nghiệp dược, sản xuất chế phẩm nano chức năng, thực phẩm, phân bón, hóa mỹ phẩm, năng lượng mới, năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường... để tạo ra sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là việc tham gia phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học và kỹ thuật về công nghệ sinh học thông qua hoạt động ươm tạo doanh nghiệp, chương trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học. Chủ động tham mưu cho Thành phố các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để tranh thủ sự giúp đỡ về trí tuệ và tài trợ về kinh phí cho việc phát triển công nghệ sinh học Thành phố. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học với các tổ chức, các viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước nhằm tiếp cận, tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến. Tăng cường trao đổi thông tin dữ liệu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến đi đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nhanh chóng làm chủ công nghệ hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào Việt Nam…
Cũng trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, Trung tâm đã tổ chức trao tặng Biểu trưng cho 71 cá nhân đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 - 2024./.
Một số hình ảnh:
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm
Đồng chí Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm báo cáo về quá trình xây dựng
và phát triển Trung tâm Công nghệ sinh học (2004 - 2024)
Đồng chí Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM
phát biểu tại Lễ kỷ niệm
.
.
.
Trao Biểu trưng cho các cá nhân có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển Trung tâm
giai đoạn 2004 – 2024
Trao Biểu trưng cho các cá nhân có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển Trung tâm
giai đoạn 2004 – 2024