Giới thiệu chương trình cải cách hành chính và giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025
- Thứ năm - 06/05/2021 20:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 07/4/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC)...
Ngày 07/4/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC) và giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2025.
Kế hoạch này nhằm tập trung xây dựng, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ và triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố.
Kế hoạch cũng nhằm khắc phục các điểm còn hạn chế để đưa Thành phố vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước; yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ CCHC và đề ra các giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC của Thành phố, cũng như định lượng được hiệu quả của công tác CCHC, sự phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố…
Các chỉ tiêu cụ thể:
1. Kết quả Chỉ số CCHC (PAR Index)
- Phấn đấu chỉ số CCHC của Thành phố trong giai đoạn 2020 - 2025 thuộc nhóm 05 địa phương dẫn đầu cả nước.
- Có 90% sở - ngành, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện được đánh giá Chỉ số CCHC đạt từ loại tốt trở lên.
2. Hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị và tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp với đặc điểm của Thành phố; gắn công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước với tham mưu phân cấp, ủy quyền, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử; đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy trong từng nội bộ cơ quan, đơn vị.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, chú trọng cải cách tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4. Về tỷ lệ khảo sát ý kiến hài lòng của cá nhân và tổ chức
- Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 95% trở lên vào năm 2025.
- Mức độ hài lòng của các nhân, tổ chức đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt 95% trở lên vào năm 2025.
- Mức độ hài lòng của cá nhân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đạt 95% trở lên vào năm 2025.
5. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 98% trở lên trong từng lĩnh vực, riêng lĩnh vực xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo tỷ lệ đạt 95% trở lên.
- Giảm tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC trễ hạn trên lĩnh vực đất đai và lĩnh vực đầu tư xuống còn dưới 4%, mỗi năm tiếp theo giảm thêm 1%.
- Trên 80% các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ TTHC đúng hạn từ 96%, mỗi năm tiếp theo tăng 1%.
6. Trên 60% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
7. Xây dựng môi trường làm việc điện tử
- 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử, trừ các văn bản thực hiện theo chế độ “mật”.
- 100% các báo cáo của Thành phố gửi các cơ quan trung ương đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định.
- 100% sở - ngành, UBND thành phố Thủ Đức, quận, huyện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết TTHC.
8. Tổ chức kiểm tra công tác CCHC định kỳ và đột xuất tối thiểu 40% cơ quan, đơn vị trực thuộc. Kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC và thực hiện quy tắc ứng xử. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ.
9. 100% UBND các phường, xã, thị trấn đạt chuẩn về trang thiết bị và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện đạt chuẩn hiện đại.
10. 100 % sở - ngành, UBND thành phố Thủ Đức, quận, huyện có sản phẩm, mô hình tuyên truyền, truyền thông về công tác CCHC, cải cách TTHC đạt hiệu quả.
Về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm: (1) Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền và nâng cao năng lực cán bộ, công chức thực hiện công tác CCHC, nâng cao chỉ số CCHC; (2) Công tác chỉ đạo, điều hành và truyền thông CCHC; (3) Công tác cải cách thể chế hành chính; (4) Công tác cải cách TTHC; (5) Công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (6) Cải cách chế độ công vụ; (7) Cải cách tài chính công; (8) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; (9) Thực hiện công tác điều tra xã hội học phục vụ Chỉ số CCHC của Thành phố (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và các điều tra xã hội học do Thành phố triển khai thực hiện./.
Kế hoạch này nhằm tập trung xây dựng, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ và triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố.
Kế hoạch cũng nhằm khắc phục các điểm còn hạn chế để đưa Thành phố vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước; yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ CCHC và đề ra các giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC của Thành phố, cũng như định lượng được hiệu quả của công tác CCHC, sự phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố…
Các chỉ tiêu cụ thể:
1. Kết quả Chỉ số CCHC (PAR Index)
- Phấn đấu chỉ số CCHC của Thành phố trong giai đoạn 2020 - 2025 thuộc nhóm 05 địa phương dẫn đầu cả nước.
- Có 90% sở - ngành, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện được đánh giá Chỉ số CCHC đạt từ loại tốt trở lên.
2. Hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị và tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp với đặc điểm của Thành phố; gắn công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước với tham mưu phân cấp, ủy quyền, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử; đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy trong từng nội bộ cơ quan, đơn vị.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, chú trọng cải cách tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4. Về tỷ lệ khảo sát ý kiến hài lòng của cá nhân và tổ chức
- Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 95% trở lên vào năm 2025.
- Mức độ hài lòng của các nhân, tổ chức đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt 95% trở lên vào năm 2025.
- Mức độ hài lòng của cá nhân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đạt 95% trở lên vào năm 2025.
5. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 98% trở lên trong từng lĩnh vực, riêng lĩnh vực xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo tỷ lệ đạt 95% trở lên.
- Giảm tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC trễ hạn trên lĩnh vực đất đai và lĩnh vực đầu tư xuống còn dưới 4%, mỗi năm tiếp theo giảm thêm 1%.
- Trên 80% các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ TTHC đúng hạn từ 96%, mỗi năm tiếp theo tăng 1%.
6. Trên 60% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
7. Xây dựng môi trường làm việc điện tử
- 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử, trừ các văn bản thực hiện theo chế độ “mật”.
- 100% các báo cáo của Thành phố gửi các cơ quan trung ương đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định.
- 100% sở - ngành, UBND thành phố Thủ Đức, quận, huyện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết TTHC.
8. Tổ chức kiểm tra công tác CCHC định kỳ và đột xuất tối thiểu 40% cơ quan, đơn vị trực thuộc. Kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC và thực hiện quy tắc ứng xử. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ.
9. 100% UBND các phường, xã, thị trấn đạt chuẩn về trang thiết bị và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện đạt chuẩn hiện đại.
10. 100 % sở - ngành, UBND thành phố Thủ Đức, quận, huyện có sản phẩm, mô hình tuyên truyền, truyền thông về công tác CCHC, cải cách TTHC đạt hiệu quả.
Về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm: (1) Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền và nâng cao năng lực cán bộ, công chức thực hiện công tác CCHC, nâng cao chỉ số CCHC; (2) Công tác chỉ đạo, điều hành và truyền thông CCHC; (3) Công tác cải cách thể chế hành chính; (4) Công tác cải cách TTHC; (5) Công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (6) Cải cách chế độ công vụ; (7) Cải cách tài chính công; (8) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; (9) Thực hiện công tác điều tra xã hội học phục vụ Chỉ số CCHC của Thành phố (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và các điều tra xã hội học do Thành phố triển khai thực hiện./.