Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công
- Thứ tư - 05/10/2022 08:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 31/8/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng và...
Ngày 31/8/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công.
Chỉ thị nêu rõ, từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành khá đồng bộ và đầy đủ; công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên; hiệu quả trong sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng, góp phần quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng tài sản công còn một số bất cập, phân tán và chưa thực sự hiệu quả so với tiềm năng; việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô công có lúc, có nơi chưa nghiêm; phương thức trang bị tài sản chủ yếu vẫn là mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước; việc khai thác, huy động nguồn lực từ tài sản công hiệu quả chưa cao; nhiều trường hợp còn thất thoát, lãng phí, nhất là đối với đất đai, trụ sở làm việc,...
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; khắc phục triệt để những hạn chế và những bất cập nêu trên; Ủy ban nhân dân Thành phố giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; Người đứng đầu các tổ chức và doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật do Thành phố ban hành liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc và quản lý theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao theo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin đấu thầu, đấu giá, niêm yết giá khi thực hiện mua sắm, thuê, sử dụng tài sản công để cho thuê, liên doanh liên kết, bán, chuyển nhượng tài sản công, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng... theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc thu, nộp tiền bán, chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê tài sản,... đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định về quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân,... trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và quản lý theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ủy ban nhân dân Thành phố cũng giao Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban quản lý dự án thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận huyện và Doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xử lý tài sản công chấp hành nghiêm quy định về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, đặc biệt là giám sát quá trình tổ chức thực hiện đấu giá để khắc phục tình trạng thông đồng, dìm giá và các hành vi vi phạm khác trong đấu giá tài sản.
Về việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện; các tổ chức nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Trong đó, chú trọng thực hiện nghiêm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết; xác định giá trị tài sản để đưa vào liên doanh liên kết; xác định giá cho thuê tài sản công; kiểm soát chặt chẽ việc xác định giá trị tài sản, vốn góp của đối tác tham gia liên doanh, liên kết, tránh tình trạng “thổi giá” làm ảnh hưởng tới quyền lợi của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nghiêm quy định về lựa chọn đối tác tham gia liên doanh liên kết, quy định về tổ chức đấu giá khi cho thuê tài sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.
Sau khi Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện Đề án, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nội vụ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện; Người đứng đầu các tổ chức và doanh nghiệp phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ quan thông tấn, báo chí phát huy vai trò công tác thông tin truyền thông, cổ vũ, động viên kịp thời những gương điển hình tốt trong bảo vệ, quản lý sử dụng tài sản công; tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công./.
Xem chi tiết Chỉ thị tại đây!
Chỉ thị nêu rõ, từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành khá đồng bộ và đầy đủ; công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên; hiệu quả trong sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng, góp phần quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng tài sản công còn một số bất cập, phân tán và chưa thực sự hiệu quả so với tiềm năng; việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô công có lúc, có nơi chưa nghiêm; phương thức trang bị tài sản chủ yếu vẫn là mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước; việc khai thác, huy động nguồn lực từ tài sản công hiệu quả chưa cao; nhiều trường hợp còn thất thoát, lãng phí, nhất là đối với đất đai, trụ sở làm việc,...
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; khắc phục triệt để những hạn chế và những bất cập nêu trên; Ủy ban nhân dân Thành phố giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; Người đứng đầu các tổ chức và doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật do Thành phố ban hành liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc và quản lý theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao theo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin đấu thầu, đấu giá, niêm yết giá khi thực hiện mua sắm, thuê, sử dụng tài sản công để cho thuê, liên doanh liên kết, bán, chuyển nhượng tài sản công, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng... theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc thu, nộp tiền bán, chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê tài sản,... đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định về quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân,... trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và quản lý theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ủy ban nhân dân Thành phố cũng giao Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban quản lý dự án thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận huyện và Doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xử lý tài sản công chấp hành nghiêm quy định về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, đặc biệt là giám sát quá trình tổ chức thực hiện đấu giá để khắc phục tình trạng thông đồng, dìm giá và các hành vi vi phạm khác trong đấu giá tài sản.
Về việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện; các tổ chức nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Trong đó, chú trọng thực hiện nghiêm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết; xác định giá trị tài sản để đưa vào liên doanh liên kết; xác định giá cho thuê tài sản công; kiểm soát chặt chẽ việc xác định giá trị tài sản, vốn góp của đối tác tham gia liên doanh, liên kết, tránh tình trạng “thổi giá” làm ảnh hưởng tới quyền lợi của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nghiêm quy định về lựa chọn đối tác tham gia liên doanh liên kết, quy định về tổ chức đấu giá khi cho thuê tài sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.
Sau khi Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện Đề án, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nội vụ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện; Người đứng đầu các tổ chức và doanh nghiệp phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ quan thông tấn, báo chí phát huy vai trò công tác thông tin truyền thông, cổ vũ, động viên kịp thời những gương điển hình tốt trong bảo vệ, quản lý sử dụng tài sản công; tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công./.
Xem chi tiết Chỉ thị tại đây!