Khối lượng cá rô phi ảnh hưởng đến tỷ lệ chết vì virus TILV phân lập tại VN.
- Thứ ba - 13/12/2022 08:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một nghiên cứu ở Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (TTCNSH TPHCM) cho thấy với cùng nồng độ virus TILV đem công độc, có sự khác nhau...
Một nghiên cứu ở Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (TTCNSH TPHCM) cho thấy với cùng nồng độ virus TILV đem công độc, có sự khác nhau về tỷ lệ chết giữa 2 nhóm cá có khối lượng khác nhau.
Cá rô phi được nhập vào VN từ những năm 1950, sau đó đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực cùng với cá tra và tôm thẻ. Năm 2018, ước tính có khoảng 30.000 hecta nuôi cá rô phi trên cả nước, sản lượng khoảng 255.000 tấn. Người ta dự đoán đến 2030, sản lượng cá rô phi có thể lên tới 400.000 tấn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của TILV có thể gây đe dọa đến ngành chăn nuôi cá rô phi khi tỷ lệ chết do dịch bệnh này gây ra được ghi nhận có thể lên tới 90%.
TiLV là virus có vỏ bọc, mang RNA sợi âm với 10 đoạn trình tự trong bộ gen (10.323 kb) với kích thước khoảng 55-100 nm. Mỗi đoạn trình tự đều có vùng đọc mở, có thể mã hóa cho 14 protein khác nhau. Triệu chứng thường thấy khi cá bị nhiễm TILV là cá bơi lờ đờ, mang nhạt màu, nội tạng bị sung huyết, da lở loét.
Virus TILV được phân lập tại VN, gọi là HB196-VN-2020 được dùng để kiểm tra mối tương quan giữa khối lượng cá và tỷ lệ chết sau khi công độc. Virus được nuôi bằng dòng tế bào E-11 (tế bào phân lập từ cá lóc). Virus sau khi thu được giữ ở -800C để bảo quản. Dịch virus sau đó được kiểm tra sự hiện diện của TILV bằng phương pháp semi-nested PCR.
Trong thí nghiệm ở TTCNSH, nhóm nghiên cứu đã khảo sát nồng độ virus từ 10-3 đến 10-10 công độc trên tế bào E-11 để xác định liều công độc. Cá rô phi được lấy từ trang tại cá ở Cái Bè, Tiền Giang và được nuôi thuần dưỡng lại ở phòng CNSH TS-TTCNSH TPHCM. Cá có khối lượng từ 5-20g/con, được kiểm tra và xác định không bị nhiễm Aeromonas hydrophila và Streptococcus agalactiae trước khi công độc.
2 nhóm cá rô phi 4,5g và 20g được chọn để tiến hành thí nghiệm công độc TILV bằng phương pháp tiêm, liều tiêm là 50uL dịch vi khuẩn lần lượt theo 3 nồng độ 9,1 x102 TCID/cá đến 9,1 x104 TCID/cá, cá đối chứng được tiêm với dịch tế bào E-11 không nhiễm TILV. Cá được theo dõi và ghi nhận số liệu chết trong 21 ngày. Mẫu não và nội tạng cá chết được thu để xác định sự hiện diện của TILV.
Cá rô phi sau công độc chết nhiều từ ngày 6- ngày 10, với các triệu chứng nhiễm bệnh đặc trưng, cá rô phi đối chứng không biểu hiện triệu chứng gì. Tỷ lệ cá chết với nhóm cá 4,5g lần lượt là 92,5%; 32.9% và 27,5% tương ứng với nồng độ 9,1 x104 TCID/cá; 9,1 x103 TCID/cá và 9,1 x102 TCID/cá. Trong khi đó, tỷ lệ chết ở nhóm cá 20g là 12,5% với nồng độ 9,1 x104 TCID/cá và không có cá chết ở 2 nồng độ thấp hơn. Tỷ lệ cá chết ở nhóm cá khối lượng nhỏ cao hơn hẳn so với nhóm cá khối lượng to khi dùng cùng nồng độ TILV công độc. Mẫu não thu được từ cá chết được kiểm tra bằng PCR cho thấy sự hiện diện của TILV, trong khi cá đối chứng thì không thấy.
Cá rô phi được nhập vào VN từ những năm 1950, sau đó đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực cùng với cá tra và tôm thẻ. Năm 2018, ước tính có khoảng 30.000 hecta nuôi cá rô phi trên cả nước, sản lượng khoảng 255.000 tấn. Người ta dự đoán đến 2030, sản lượng cá rô phi có thể lên tới 400.000 tấn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của TILV có thể gây đe dọa đến ngành chăn nuôi cá rô phi khi tỷ lệ chết do dịch bệnh này gây ra được ghi nhận có thể lên tới 90%.
TiLV là virus có vỏ bọc, mang RNA sợi âm với 10 đoạn trình tự trong bộ gen (10.323 kb) với kích thước khoảng 55-100 nm. Mỗi đoạn trình tự đều có vùng đọc mở, có thể mã hóa cho 14 protein khác nhau. Triệu chứng thường thấy khi cá bị nhiễm TILV là cá bơi lờ đờ, mang nhạt màu, nội tạng bị sung huyết, da lở loét.
Virus TILV được phân lập tại VN, gọi là HB196-VN-2020 được dùng để kiểm tra mối tương quan giữa khối lượng cá và tỷ lệ chết sau khi công độc. Virus được nuôi bằng dòng tế bào E-11 (tế bào phân lập từ cá lóc). Virus sau khi thu được giữ ở -800C để bảo quản. Dịch virus sau đó được kiểm tra sự hiện diện của TILV bằng phương pháp semi-nested PCR.
Trong thí nghiệm ở TTCNSH, nhóm nghiên cứu đã khảo sát nồng độ virus từ 10-3 đến 10-10 công độc trên tế bào E-11 để xác định liều công độc. Cá rô phi được lấy từ trang tại cá ở Cái Bè, Tiền Giang và được nuôi thuần dưỡng lại ở phòng CNSH TS-TTCNSH TPHCM. Cá có khối lượng từ 5-20g/con, được kiểm tra và xác định không bị nhiễm Aeromonas hydrophila và Streptococcus agalactiae trước khi công độc.
2 nhóm cá rô phi 4,5g và 20g được chọn để tiến hành thí nghiệm công độc TILV bằng phương pháp tiêm, liều tiêm là 50uL dịch vi khuẩn lần lượt theo 3 nồng độ 9,1 x102 TCID/cá đến 9,1 x104 TCID/cá, cá đối chứng được tiêm với dịch tế bào E-11 không nhiễm TILV. Cá được theo dõi và ghi nhận số liệu chết trong 21 ngày. Mẫu não và nội tạng cá chết được thu để xác định sự hiện diện của TILV.
Cá rô phi sau công độc chết nhiều từ ngày 6- ngày 10, với các triệu chứng nhiễm bệnh đặc trưng, cá rô phi đối chứng không biểu hiện triệu chứng gì. Tỷ lệ cá chết với nhóm cá 4,5g lần lượt là 92,5%; 32.9% và 27,5% tương ứng với nồng độ 9,1 x104 TCID/cá; 9,1 x103 TCID/cá và 9,1 x102 TCID/cá. Trong khi đó, tỷ lệ chết ở nhóm cá 20g là 12,5% với nồng độ 9,1 x104 TCID/cá và không có cá chết ở 2 nồng độ thấp hơn. Tỷ lệ cá chết ở nhóm cá khối lượng nhỏ cao hơn hẳn so với nhóm cá khối lượng to khi dùng cùng nồng độ TILV công độc. Mẫu não thu được từ cá chết được kiểm tra bằng PCR cho thấy sự hiện diện của TILV, trong khi cá đối chứng thì không thấy.