Hội thảo khoa học “Giới thiệu một số giống rau ăn quả thích nghi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh”
- Thứ sáu - 23/12/2022 10:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Khu Đào tạo – Hơp tác Quốc tế, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (HCMBiotech) đã tổ chức Hội thảo khoa học về Giới thiệu một số giống rau ăn quả thích nghi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức trực tiếp.
Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Khu Đào tạo – Hơp tác Quốc tế, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (HCMBiotech) đã tổ chức Hội thảo khoa học về Giới thiệu một số giống rau ăn quả thích nghi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức trực tiếp.
Đây là hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động chuyên môn được HCMBiotech tổ chức trong năm 2022 nhằm tạo một diễn đàn kết nối để 4 nhà "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp” gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, thảo luận tìm ra hướng đi phù hợp và phục vụ tốt hơn cho thực tiễn sản xuất; đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu - ứng dụng trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực giống cây trồng.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn trên 70 đại biểu là đại diện của các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị quản lý nhà nước, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, bà con nông dân cùng doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong lĩnh vực giống cây trồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lân cận
Đây là hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động chuyên môn được HCMBiotech tổ chức trong năm 2022 nhằm tạo một diễn đàn kết nối để 4 nhà "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp” gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, thảo luận tìm ra hướng đi phù hợp và phục vụ tốt hơn cho thực tiễn sản xuất; đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu - ứng dụng trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực giống cây trồng.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn trên 70 đại biểu là đại diện của các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị quản lý nhà nước, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, bà con nông dân cùng doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong lĩnh vực giống cây trồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lân cận
Hình 1. Các đại biểu tham dự Hội thảo tại Trung tâm Công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 12 năm 2022
Tại Hội thảo, các báo cáo viên đã giới thiệu các nội dung cụ thể như:
- Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản giới thiệu một số giống rau, hoa được sản xuất tại Trung tâm phù hợp với điều kiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là, các giống rau đã được Trung tâm sưu tập và hoàn thành quá trình phục tráng như cải bẹ xanh và mướp hương Bình Chánh; cà chua, đậu bắp và đậu đũa Hóc Môn; dưa leo Củ Chi; bầu Cần Giờ và An Giang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tuyển chọn, sưu tập và làm chủ quá trình sản xuất các giống hoa nền như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng và hoa chuông dưới hai hình thức. Các giống rau và hoa do Trung tâm sản xuất đều có chất lượng khá tốt và đồng đều, có khả năng cung ứng cho thị trường dưới dạng (i) cung ứng hạt giống đối với các giống rau đã phục tráng xong và (ii) cung ứng cây con đối với các giống rau đã phục tráng xong và hoa.
- Giới thiệu một số giống dưa lưới F1 (BCH231, BCH268, BCH569, BCH139) và tổ hợp dưa lê lai F1 (144, 07, 259, 42, 130, 70) được tạo ra tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh. Các giống dưa lưới và tổ hợp dưa lê lai F1 có sự đa dạng về hình dạng quả và màu thịt quả, độ Brix từ 13% trở lên, có tính chịu nóng và tỷ lệ đậu quả đạt trên 95%, trọng lượng quả tối thiểu đạt 1,2 kg, có tính kháng bệnh (virus, sương mai, phấn trắng,…), thời gian thu hoạch tối thiểu 55 NST. Đặc biệt, giống dưa lưới BCH231 đã và đang được Trung tâm cung cấp cho các hộ nông dân ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và An Giang để trồng đại trà và đã đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện các nghiên cứu và thực hiện khảo nghiệm nhằm đưa ra thị trường các giống dưa lưới, dưa lê thích hợp với điều kiện khí hậu tại khu vực Nam Bộ, có giá trị kinh tế cao và có khả năng kháng bệnh tốt.
- Tiếp nối kết quả nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu trước đây về việc chọn tạo dòng thuần cà chua bi thích nghi với điều kiện trồng trong nhà màng tại Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm giới thiệu một số tổ hợp lai cà chua bi F1 chịu nhiệt thích hợp với canh tác trong nhà màng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đặc tính nông học và phẩm chất chất quả của các tổ hợp lai BCT01, BCT02 và BCT03 cho thấy triển vọng tốt để phục vụ sản xuất. Cụ thể, các tổ hợp lai đều có dạng hình sinh trưởng vô hạn, tối thiểu 8 quả/chùm, có khả năng chống chịu virus và bệnh héo xanh vi khuẩn, có tỷ lệ đậu quả cao khi nhiệt độ trong nhà màng trên 300C, quả màu đỏ đặc ruột, trọng lượng từ 10g/quả, độ Brix từ 8,2 trở lên. Hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với các cá nhân/đơn vị tại Măng Đen (Gia Lai) để trồng thử nghiệm các tổ hợp lai này. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong chọn tạo các giống dưa lưới, cà chua bi có khả năng chống chịu bệnh và chịu nhiệt nhằm thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao (thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) trình bày những kết quả của chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chọn tạo giống rau, hoa kiểng tại đơn vị. Trong thời gian qua, Trung tâm đã nghiên cứu về chọn lọc lai tạo các giống rau ăn quả (dưa leo, khổ qua, cà chua, dưa lưới, khổ qua,…); rau ăn lá; hoa (hoa lan, kiểng, hoa nền); cây dược liệu phù hợp với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực Đông Nam bộ nói chung. Đến nay, đã sưu tập trồng khảo nghiệm 16 loại hoa lan, cây kiểng có giá trị; sưu tập và bảo tồn 120 giống lan rừng ở Việt Nam; khảo nghiệm được 5 giống hoa nền, kiểng lá; sưu tập và bảo tồn 30 giống dưa leo, 60 giống dưa lưới, 15 giống cà chua bi, 30 giống khổ qua và hơn 10 giống cây dược liệu. Trung tâm cũng đã công bố cấp cơ sở 5 loại giống (dưa lưới CNC01, ớt cay CNC02, khổ qua CNC03, dưa leo CNC04, cà chua bi). Các giống cây đều cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt,... đạt tiêu chuẩn cung cấp phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Định hướng phát triển trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục sưu tập, khảo nghiệm và chọn lọc các giống rau, hoa kiểng nhập nội có triển vọng; phát triển quy trình nhân giống in vitro các giống rau, hoa kiểng tốt để phục vụ cho việc cung cấp cây con giống chất lượng cao; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chọn tạo giống hoa, cây kiểng có nhiều đặc tính mới lạ, có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.
- Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) giới thiệu đặc tính và lưu ý về kỹ thuật canh tác của hơn 55 loại giống các loại, bao gồm các loại lúa, bắp, rau ăn lá, quả và củ, hoa và cỏ do công ty sản xuất và cung ứng trên thị trường. SSC cam kết tập trung (i) nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm năng suất, chất lượng vượt trội, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, tiếp cận xu thế của thế giới về chuẩn sản phẩm an toàn và chất lượng; (ii) nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, vật liệu mới trong chọn tạo giống cây trồng, quy trình canh tác, chế phẩm sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, dựa trên ưu thế về truyền thống, kinh nghiệm sản xuất giống hàng đầu Việt Nam và sức mạnh công nghệ, đội ngũ, hạ tầng, mạng lưới sản xuất và tiêu thụ, SSC đã, đang và sẽ tập trung xây dựng và hoàn toàn chủ động trong chuỗi giá trị lúa gạo từ nghiên cứu, chọn tạo giống chất lượng - hệ thống canh tác, sản xuất - công nghệ sau thu hoạch - làm thương mại; tập trung phân khúc nông sản thương hiệu, an toàn có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
- Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản giới thiệu một số giống rau, hoa được sản xuất tại Trung tâm phù hợp với điều kiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là, các giống rau đã được Trung tâm sưu tập và hoàn thành quá trình phục tráng như cải bẹ xanh và mướp hương Bình Chánh; cà chua, đậu bắp và đậu đũa Hóc Môn; dưa leo Củ Chi; bầu Cần Giờ và An Giang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tuyển chọn, sưu tập và làm chủ quá trình sản xuất các giống hoa nền như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng và hoa chuông dưới hai hình thức. Các giống rau và hoa do Trung tâm sản xuất đều có chất lượng khá tốt và đồng đều, có khả năng cung ứng cho thị trường dưới dạng (i) cung ứng hạt giống đối với các giống rau đã phục tráng xong và (ii) cung ứng cây con đối với các giống rau đã phục tráng xong và hoa.
- Giới thiệu một số giống dưa lưới F1 (BCH231, BCH268, BCH569, BCH139) và tổ hợp dưa lê lai F1 (144, 07, 259, 42, 130, 70) được tạo ra tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh. Các giống dưa lưới và tổ hợp dưa lê lai F1 có sự đa dạng về hình dạng quả và màu thịt quả, độ Brix từ 13% trở lên, có tính chịu nóng và tỷ lệ đậu quả đạt trên 95%, trọng lượng quả tối thiểu đạt 1,2 kg, có tính kháng bệnh (virus, sương mai, phấn trắng,…), thời gian thu hoạch tối thiểu 55 NST. Đặc biệt, giống dưa lưới BCH231 đã và đang được Trung tâm cung cấp cho các hộ nông dân ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và An Giang để trồng đại trà và đã đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện các nghiên cứu và thực hiện khảo nghiệm nhằm đưa ra thị trường các giống dưa lưới, dưa lê thích hợp với điều kiện khí hậu tại khu vực Nam Bộ, có giá trị kinh tế cao và có khả năng kháng bệnh tốt.
- Tiếp nối kết quả nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu trước đây về việc chọn tạo dòng thuần cà chua bi thích nghi với điều kiện trồng trong nhà màng tại Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm giới thiệu một số tổ hợp lai cà chua bi F1 chịu nhiệt thích hợp với canh tác trong nhà màng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đặc tính nông học và phẩm chất chất quả của các tổ hợp lai BCT01, BCT02 và BCT03 cho thấy triển vọng tốt để phục vụ sản xuất. Cụ thể, các tổ hợp lai đều có dạng hình sinh trưởng vô hạn, tối thiểu 8 quả/chùm, có khả năng chống chịu virus và bệnh héo xanh vi khuẩn, có tỷ lệ đậu quả cao khi nhiệt độ trong nhà màng trên 300C, quả màu đỏ đặc ruột, trọng lượng từ 10g/quả, độ Brix từ 8,2 trở lên. Hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với các cá nhân/đơn vị tại Măng Đen (Gia Lai) để trồng thử nghiệm các tổ hợp lai này. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong chọn tạo các giống dưa lưới, cà chua bi có khả năng chống chịu bệnh và chịu nhiệt nhằm thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao (thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) trình bày những kết quả của chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chọn tạo giống rau, hoa kiểng tại đơn vị. Trong thời gian qua, Trung tâm đã nghiên cứu về chọn lọc lai tạo các giống rau ăn quả (dưa leo, khổ qua, cà chua, dưa lưới, khổ qua,…); rau ăn lá; hoa (hoa lan, kiểng, hoa nền); cây dược liệu phù hợp với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực Đông Nam bộ nói chung. Đến nay, đã sưu tập trồng khảo nghiệm 16 loại hoa lan, cây kiểng có giá trị; sưu tập và bảo tồn 120 giống lan rừng ở Việt Nam; khảo nghiệm được 5 giống hoa nền, kiểng lá; sưu tập và bảo tồn 30 giống dưa leo, 60 giống dưa lưới, 15 giống cà chua bi, 30 giống khổ qua và hơn 10 giống cây dược liệu. Trung tâm cũng đã công bố cấp cơ sở 5 loại giống (dưa lưới CNC01, ớt cay CNC02, khổ qua CNC03, dưa leo CNC04, cà chua bi). Các giống cây đều cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt,... đạt tiêu chuẩn cung cấp phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Định hướng phát triển trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục sưu tập, khảo nghiệm và chọn lọc các giống rau, hoa kiểng nhập nội có triển vọng; phát triển quy trình nhân giống in vitro các giống rau, hoa kiểng tốt để phục vụ cho việc cung cấp cây con giống chất lượng cao; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chọn tạo giống hoa, cây kiểng có nhiều đặc tính mới lạ, có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.
- Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) giới thiệu đặc tính và lưu ý về kỹ thuật canh tác của hơn 55 loại giống các loại, bao gồm các loại lúa, bắp, rau ăn lá, quả và củ, hoa và cỏ do công ty sản xuất và cung ứng trên thị trường. SSC cam kết tập trung (i) nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm năng suất, chất lượng vượt trội, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, tiếp cận xu thế của thế giới về chuẩn sản phẩm an toàn và chất lượng; (ii) nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, vật liệu mới trong chọn tạo giống cây trồng, quy trình canh tác, chế phẩm sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, dựa trên ưu thế về truyền thống, kinh nghiệm sản xuất giống hàng đầu Việt Nam và sức mạnh công nghệ, đội ngũ, hạ tầng, mạng lưới sản xuất và tiêu thụ, SSC đã, đang và sẽ tập trung xây dựng và hoàn toàn chủ động trong chuỗi giá trị lúa gạo từ nghiên cứu, chọn tạo giống chất lượng - hệ thống canh tác, sản xuất - công nghệ sau thu hoạch - làm thương mại; tập trung phân khúc nông sản thương hiệu, an toàn có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Hình 2. Hình ảnh một số báo cáo viên trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội thảo
Sau khi nghe các báo cáo tham luận, các đại biểu đã tham gia thảo luận, trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác chọn tạo giống cây trồng của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển, trong đó ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao trong việc nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống cây trồng để cung cấp cho thị trường khu vực phía Nam. Đa số ý kiến cho rằng hiện nay quỹ đất không chỉ ưu tiên cho ngành nông nghiệp nói chung và công tác nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống và sản xuất giống nói riêng như trước đây, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ sinh học và sinh học phân tử trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng. Do vậy, Thành phố cần tiếp tục đầu tư tập trung kinh phí một cách thỏa đáng, đồng bộ hàng năm cho công tác sưu tập, bảo tồn nguồn gen cũng như trao đổi nguồn gen trong và ngoài nước làm vật liệu cho công tác lai tạo và nhân giống, sản xuất giống mới. Tiếp tục các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống mới, nhất là chính sách về thuế, về vốn vay cho sản xuất cũng như một số ưu đãi khác. Cần ưu tiên triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học, cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống không chỉ cho cơ quan nghiên cứu khoa học mà cho cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Hà Thị Loan, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học cho rằng để đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực giống cây trồng, trong thời gian tới, các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực này cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu tạo giống mới trên các đối tượng chủ lực là rau, hoa, cây kiểng, đặc biệt ưu tiên ứng dụng công nghệ cao nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống sản xuất, cung cấp giống chủ lực cho khu vực phía Nam.
Hình 3. Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày các giống rau ăn quả được giới thiệu tại Hội thảo.