Kế hoạch thực hiện Chương trình số 42-CTrHĐ/TU của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
- Thứ tư - 21/02/2024 08:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 12/01/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 167/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 42-CTrHĐ/TU...
Ngày 12/01/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 167/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 42-CTrHĐ/TU ngày 21/6/2023 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh vể công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành công nghệ sinh học thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của Thành phố, đóng góp tích cực vào GRDP của Thành phố.
Về mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh xác định, nền công nghệ sinh học của Thành phố đạt trình độ tiên tiến trên các lĩnh vực quan trọng, là một trong những thành phố hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trên địa bàn Thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, nguồn ngân sách đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của Thành phố; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng tối thiểu 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp tối thiểu 7% vào GRDP của Thành phố; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Về tầm nhìn đến năm 2045, kế hoạch xác định Thành phố Hồ Chí Minh có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp tối thiểu 10 - 15% vào GRDP.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, đó là: (1) Truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới; (2) Tiếp tục xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; (3) Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; (4) Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; (5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học.
Về tổ chức thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Trong đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2025 theo Quyết định số 1519/KH-UBND ngày 10/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố; tham mưu, đề xuất, triển khai các nội dung trong lĩnh vực nông nghiệp cần hợp tác trong và ngoài nước để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này; phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đặt hàng, tuyển chọn, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Kế hoạch này; triển lãm Techmart giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao./.
Xem chi tiết Quyết định tại đây!
Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh vể công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành công nghệ sinh học thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của Thành phố, đóng góp tích cực vào GRDP của Thành phố.
Về mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh xác định, nền công nghệ sinh học của Thành phố đạt trình độ tiên tiến trên các lĩnh vực quan trọng, là một trong những thành phố hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trên địa bàn Thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, nguồn ngân sách đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của Thành phố; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng tối thiểu 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp tối thiểu 7% vào GRDP của Thành phố; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Về tầm nhìn đến năm 2045, kế hoạch xác định Thành phố Hồ Chí Minh có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp tối thiểu 10 - 15% vào GRDP.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, đó là: (1) Truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới; (2) Tiếp tục xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; (3) Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; (4) Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; (5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học.
Về tổ chức thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Trong đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2025 theo Quyết định số 1519/KH-UBND ngày 10/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố; tham mưu, đề xuất, triển khai các nội dung trong lĩnh vực nông nghiệp cần hợp tác trong và ngoài nước để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này; phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đặt hàng, tuyển chọn, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Kế hoạch này; triển lãm Techmart giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao./.
Xem chi tiết Quyết định tại đây!