Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 có chuyển biến tích cực
- Thứ sáu - 30/06/2023 21:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 27/6/2023, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đã có Báo cáo số 488/BC-CTK về tình hình kinh tê – xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2023...
Ngày 27/6/2023, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đã có Báo cáo số 488/BC-CTK về tình hình kinh tê – xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2023.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, Kinh tế của Thành phố tuy còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách (giảm 6,8%), nhưng nhiều hoạt động khác có chuyển biến tích cực như: Doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2023 tăng 9,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 36,2%; đặc biệt chi ngân sách tăng mạnh 70,9%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 90,4%, nhiều dự án được khởi công; khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đã góp phần thúc đẩy tăng cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo nêu rõ, tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) quý II năm 2023 tăng 5,87%. Ước tính GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ và đóng góp 0,3% vào tốc độ tăng GRDP. Khu vực công nghiệp, xây dựng gặp nhiều khó khăn khi chỉ tăng 0,80% so với cùng kỳ và đóng góp tương ứng 5,1% vào tốc độ tăng GRDP, trong khi tỷ trọng theo giá hiện hành chiếm đến 20,7% GRDP. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 2,59%, đóng góp 13,8% vào mức tăng GRDP; ngành xây dựng giảm 8,45%, làm giảm 8,7% tốc độ tăng GRDP. Khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 4,96% so với cùng kỳ và đóng góp 89,0% vào tốc độ tăng GRDP. Riêng 09 ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố chỉ tăng 4,92% (do ngành kinh doanh bất động sản giảm 11,58%), đóng góp 80,6% vào tốc độ tăng GRDP. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 1,44% với so với cùng kỳ.
Về cơ cấu nền kinh tế GRDP 6 tháng đầu năm 2023: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%, trong đó công nghiệp chiếm 17,3%, xây dựng chiếm 3,4%; khu vực dịch vụ chiếm 65,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,3%. Riêng 09 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 59,8%.
Cũng theo Báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2023 dự ước đạt 102.314 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 561.734 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Về tình hình thực hiện vốn đầu tư công, tính đến hết tháng 5 năm 2023, tổng số vốn đầu tư đã được giải ngân là 9.230 tỷ đồng, đạt 13,5% so với kế hoạch vốn năm 2023 được UBND Thành phố thực hiện, đạt 13% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Ước thực hiện đến 23/6/2023 , tỷ lệ giải ngân đạt 15% so với kế hoạch vốn được giao.
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 227.872 tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán và giảm 6,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 150.688 tỷ đồng, đạt 49% dự toán, chiếm 66,1% tổng thu cân đối và giảm 5,6% so với cùng kỳ. Thu dầu thô ước thực hiện 12.938 tỷ đồng, đạt 80,9% dự toán, chiếm 5,7% tổng thu cân đối và giảm 6,7%. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 64.242 tỷ đồng, đạt 44,1% dự toán, chiếm 28,2% tổng thu cân đối và giảm 9,4%.
Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 44.789 tỷ đồng, đạt 35,5% dự toán và tăng 70,9% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện 32.553 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán và tăng 29,7% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2023 tăng 0,17% so với tháng trước. So với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,36%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,73% so với cùng kỳ (bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,04%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 4,72% và bưu chính viễn thông giảm 0,38%, 9 nhóm còn lại đều tăng, trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,38%; đồ uống thuốc lá tăng 4,58%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,89%; văn hóa giải trí tăng 5,02% và giáo dục tăng 15,28%.
Trong 6 tháng đầu năm, công tác chăm sóc sức khỏe và y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục, an sinh xã hội được chú trọng triển khai. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn Thành phố được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được thực hiện nghiêm…
Báo cáo cũng nêu rõ, để phát huy những kết quả tích cực, giải quyết những khó khăn, tồn tại và giữ vững vai trò đầu tàu, Thành phố cần tập trung giải quyết tốt các nội dung chủ yếu trong 6 tháng còn lại của năm 2023 như sau:
Một là, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để sớm đưa các công trình, dự án vào hoạt động. Đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng, có tác động lan toả cao như: Dự án Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, nhà ga T3, cao tốc Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
Hai là, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường kết nối giao thương giữa các địa phương, các quốc gia để tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước.
Ba là, tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố đồng hành, tháo gỡ khó khăn về nguồn lực vốn cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chú trọng đánh giá, phát triển công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy những ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với tình hình mới.
Ba là, nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, chất lượng đào tạo nghề nhằm cải thiện năng suất lao động; chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực ngành y tế, giáo dục, du lịch (vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch).
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước. Tranh thủ thời cơ đẩy nhanh việc số hoá dữ liệu ở tất cả cơ quan, nhất là dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, tài chính, giáo dục, y tế.
Năm là, tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả; xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường; giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản./.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, Kinh tế của Thành phố tuy còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách (giảm 6,8%), nhưng nhiều hoạt động khác có chuyển biến tích cực như: Doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2023 tăng 9,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 36,2%; đặc biệt chi ngân sách tăng mạnh 70,9%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 90,4%, nhiều dự án được khởi công; khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đã góp phần thúc đẩy tăng cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo nêu rõ, tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) quý II năm 2023 tăng 5,87%. Ước tính GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ và đóng góp 0,3% vào tốc độ tăng GRDP. Khu vực công nghiệp, xây dựng gặp nhiều khó khăn khi chỉ tăng 0,80% so với cùng kỳ và đóng góp tương ứng 5,1% vào tốc độ tăng GRDP, trong khi tỷ trọng theo giá hiện hành chiếm đến 20,7% GRDP. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 2,59%, đóng góp 13,8% vào mức tăng GRDP; ngành xây dựng giảm 8,45%, làm giảm 8,7% tốc độ tăng GRDP. Khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 4,96% so với cùng kỳ và đóng góp 89,0% vào tốc độ tăng GRDP. Riêng 09 ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố chỉ tăng 4,92% (do ngành kinh doanh bất động sản giảm 11,58%), đóng góp 80,6% vào tốc độ tăng GRDP. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 1,44% với so với cùng kỳ.
Về cơ cấu nền kinh tế GRDP 6 tháng đầu năm 2023: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%, trong đó công nghiệp chiếm 17,3%, xây dựng chiếm 3,4%; khu vực dịch vụ chiếm 65,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,3%. Riêng 09 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 59,8%.
Cũng theo Báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2023 dự ước đạt 102.314 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 561.734 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Về tình hình thực hiện vốn đầu tư công, tính đến hết tháng 5 năm 2023, tổng số vốn đầu tư đã được giải ngân là 9.230 tỷ đồng, đạt 13,5% so với kế hoạch vốn năm 2023 được UBND Thành phố thực hiện, đạt 13% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Ước thực hiện đến 23/6/2023 , tỷ lệ giải ngân đạt 15% so với kế hoạch vốn được giao.
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 227.872 tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán và giảm 6,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 150.688 tỷ đồng, đạt 49% dự toán, chiếm 66,1% tổng thu cân đối và giảm 5,6% so với cùng kỳ. Thu dầu thô ước thực hiện 12.938 tỷ đồng, đạt 80,9% dự toán, chiếm 5,7% tổng thu cân đối và giảm 6,7%. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 64.242 tỷ đồng, đạt 44,1% dự toán, chiếm 28,2% tổng thu cân đối và giảm 9,4%.
Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 44.789 tỷ đồng, đạt 35,5% dự toán và tăng 70,9% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện 32.553 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán và tăng 29,7% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2023 tăng 0,17% so với tháng trước. So với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,36%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,73% so với cùng kỳ (bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,04%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 4,72% và bưu chính viễn thông giảm 0,38%, 9 nhóm còn lại đều tăng, trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,38%; đồ uống thuốc lá tăng 4,58%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,89%; văn hóa giải trí tăng 5,02% và giáo dục tăng 15,28%.
Trong 6 tháng đầu năm, công tác chăm sóc sức khỏe và y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục, an sinh xã hội được chú trọng triển khai. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn Thành phố được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được thực hiện nghiêm…
Báo cáo cũng nêu rõ, để phát huy những kết quả tích cực, giải quyết những khó khăn, tồn tại và giữ vững vai trò đầu tàu, Thành phố cần tập trung giải quyết tốt các nội dung chủ yếu trong 6 tháng còn lại của năm 2023 như sau:
Một là, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để sớm đưa các công trình, dự án vào hoạt động. Đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng, có tác động lan toả cao như: Dự án Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, nhà ga T3, cao tốc Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
Hai là, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường kết nối giao thương giữa các địa phương, các quốc gia để tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước.
Ba là, tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố đồng hành, tháo gỡ khó khăn về nguồn lực vốn cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chú trọng đánh giá, phát triển công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy những ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với tình hình mới.
Ba là, nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, chất lượng đào tạo nghề nhằm cải thiện năng suất lao động; chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực ngành y tế, giáo dục, du lịch (vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch).
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước. Tranh thủ thời cơ đẩy nhanh việc số hoá dữ liệu ở tất cả cơ quan, nhất là dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, tài chính, giáo dục, y tế.
Năm là, tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả; xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường; giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản./.