Giới thiệu Nghị định số 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Thứ sáu - 08/11/2019 13:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 11/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công;...
Ngày 11/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Nghị định này gồm có 6 Chương và 67 Điều. Sau đây là một số nội dung chính:
Về phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Dự trữ quốc gia; Kho bạc nhà nước.
Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Về hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Theo Nghị định, hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nghị định cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực: quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: dự trữ quốc gia; và kho bạc nhà nước.
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
1. Về hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công: Nghị định quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng tuy theo vi phạm hành chính gồm: Hành vi thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Về hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản: Quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đi thuê tài sản.
3. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công: Quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính gồm: Hành vi giao tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành (không đúng đối tượng, vượt diện tích, vượt số lượng, vượt mức giá); hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân); hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về cho mượn tài sản công: Quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi cho mượn, sử dụng tài sản công không đúng quy định (cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài sản công không phân biệt có hợp đồng cho mượn hay không có hợp đồng cho mượn, không phân biệt thời hạn cho mượn). Mức phạt tối đa được áp dụng trong trường hợp cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
5. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết: Quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính gồm: Hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại thời điểm thực hiện hành vi; hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết sai mục đích so với đề án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định pháp luật: Quy định phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định pháp luật nhưng không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản dẫn đến tài sản bị hư hỏng. Mức phạt tối đa được áp dụng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về xử lý tài sản công: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính gồm: Không thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định pháp luật; Thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công không đúng thời hạn quy định; Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; tổ chức để hư hỏng, thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý; hành vi xử lý tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý (dẫn đến việc quyết định xử lý tài sản không đúng quy định).
8. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về tổ chức xử lý tài sản công: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính. Mức phạt tối đa được áp dụng đối với hành vi không thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức bán; không thực hiện bán đấu giá tài sản đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật phải thực hiện bán đấu giá khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
9. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản công: Quy định phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính như: Lập Báo cáo kê khai về tài sản để đăng nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công không đúng hồ sơ, giấy tờ pháp lý, không phù hợp với hiện trạng tài sản của đơn vị; nhập, duyệt dữ liệu về tài sản công không đúng so với báo cáo kê khai của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản; tẩy, xóa, sửa chữa báo cáo kê khai tài sản làm sai lệch số liệu về tài sản công so với hiện trạng của tài sản; khai thác thông tin tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc phạm vi quản lý;...
Trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, Nghị định quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các hành vi: Sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành; sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành.
Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, xe ô tô công khi không có quyết định phê duyệt, mức xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng.
Đối với hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Nghị định cũng nêu rõ: Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của tổ chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019./.
Xem nội dung văn bản tại: http://chinhphu.vn; mục Hệ thống văn bản/Chính phủ.
Về phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Dự trữ quốc gia; Kho bạc nhà nước.
Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Về hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Theo Nghị định, hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nghị định cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực: quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: dự trữ quốc gia; và kho bạc nhà nước.
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
1. Về hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công: Nghị định quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng tuy theo vi phạm hành chính gồm: Hành vi thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Về hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản: Quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đi thuê tài sản.
3. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công: Quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính gồm: Hành vi giao tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành (không đúng đối tượng, vượt diện tích, vượt số lượng, vượt mức giá); hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân); hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về cho mượn tài sản công: Quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi cho mượn, sử dụng tài sản công không đúng quy định (cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài sản công không phân biệt có hợp đồng cho mượn hay không có hợp đồng cho mượn, không phân biệt thời hạn cho mượn). Mức phạt tối đa được áp dụng trong trường hợp cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
5. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết: Quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính gồm: Hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại thời điểm thực hiện hành vi; hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết sai mục đích so với đề án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định pháp luật: Quy định phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định pháp luật nhưng không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản dẫn đến tài sản bị hư hỏng. Mức phạt tối đa được áp dụng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về xử lý tài sản công: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính gồm: Không thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định pháp luật; Thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công không đúng thời hạn quy định; Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; tổ chức để hư hỏng, thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý; hành vi xử lý tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý (dẫn đến việc quyết định xử lý tài sản không đúng quy định).
8. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về tổ chức xử lý tài sản công: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 20 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính. Mức phạt tối đa được áp dụng đối với hành vi không thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức bán; không thực hiện bán đấu giá tài sản đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật phải thực hiện bán đấu giá khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
9. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản công: Quy định phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng tùy theo vi phạm hành chính như: Lập Báo cáo kê khai về tài sản để đăng nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công không đúng hồ sơ, giấy tờ pháp lý, không phù hợp với hiện trạng tài sản của đơn vị; nhập, duyệt dữ liệu về tài sản công không đúng so với báo cáo kê khai của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản; tẩy, xóa, sửa chữa báo cáo kê khai tài sản làm sai lệch số liệu về tài sản công so với hiện trạng của tài sản; khai thác thông tin tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc phạm vi quản lý;...
Trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, Nghị định quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các hành vi: Sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành; sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành.
Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, xe ô tô công khi không có quyết định phê duyệt, mức xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng.
Đối với hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Nghị định cũng nêu rõ: Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của tổ chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019./.
Xem nội dung văn bản tại: http://chinhphu.vn; mục Hệ thống văn bản/Chính phủ.