Cà rốt có lợi cho sức khoẻ, nhưng nó cần một enzyme hoạt động để chuyển hoá đầy đủ lợi ích.
- Chủ nhật - 28/02/2021 17:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Beta-carotene là hợp chất có hoạt tính sinh học làm cho cà rốt có màu cam. Các nghiên cứu trên người và chuột cho thấy việc chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A...
Beta-carotene là hợp chất có hoạt tính sinh học làm cho cà rốt có màu cam. Các nghiên cứu trên người và chuột cho thấy việc chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Do đó, beta-carotene có thể chống lại sự phát triển xơ vữa động mạch, dẫn đến sự tích tụ chất béo và cholesterol trong động mạch của chúng ta. Phó giáo sư Jaume Amengual, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng con người tại Đại học Illinois cho biết bệnh tim mạch xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới.
Phó giáo sư Amengual và các đồng nghiệp của ông đã thực hiện hai nghiên cứu để hiểu thêm về tác động của beta-carotene đối với sức khỏe tim mạch. Họ đã khẳng định tầm quan trọng của beta-carotene và quan trọng là phát hiện ra một bước then chốt trong quá trình này. Beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A với sự trợ giúp của enzyme beta-carotene oxygenase 1 (BCO1). Một biến thể di truyền xác định cho biết mỗi người có enzyme BCO1 hoạt động mạnh hay yếu. Những người có enzym BCO1 hoạt động yếu, có thể cần cung cấp thêm vitamin A từ các nguồn khác trong chế độ ăn uống của họ, Amengual nói.
Nghiên cứu đầu tiên được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition, nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu máu và DNA của 767 người khỏe mạnh từ 18 đến 25 tuổi. Đúng như dự đoán, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa hoạt động của BCO1 và lượng cholesterol xấu. PGS. Amengual cho biết "chúng tôi quan sát thấy những người có một biến thể di truyền liên quan đến việc làm cho enzym BCO1 hoạt động mạnh hơn có lượng cholesterol trong máu thấp hơn”.
Sau đó, Amengual và các đồng nghiệp của ông tiếp tục thực hiện nghiên cứu thứ hai trên mô hình chuột, kết quả được công bố trên tạp chí Journal of Lipid Research. Để đánh giá tác động trong thời gian dài, chúng ta phải chờ tới 70 năm để thấy được các biểu hiện của bệnh tim mạch. Điều này là không thể thực hiện trong thực tế. Vì vậy, chúng tôi sử dụng mô hình chuột để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.
“Kết quả nghiên cứu trên chuột thu được tương tự như trên quả ghi nhận trên người. Chúng tôi nhận thấy khi cho chuột ăn có bổ sung beta-caroten, lượng cholesterol ở chuột là thấp hơn. Những con chuột này ít bị tổn thương xơ vữa động mạch hơn. Điều này có nghĩa là những con chuột được cho ăn beta-carotene sẽ được bảo vệ, chống lại chứng xơ vữa động mạch nhiều hơn những con được cho ăn một chế độ ăn không có hợp chất hoạt tính sinh học này"Amengual nói.
Trong nghiên cứu thứ hai, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các con đường sinh hóa của các quá trình này, xác định vị trí xảy ra trong cơ thể. "Chúng tôi thu hẹp ở gan là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất và chuyển lipoprotein vào máu, bao gồm cả những lipoprotein được gọi là cholesterol xấu. Chúng tôi quan sát thấy rằng ở những con chuột có hàm lượng vitamin A cao, việc chuyển lipid vào máu sẽ giảm xuống”, Amengual nói.
Hiểu về sự liên hệ của enzyme BCO1 tới lượng cholesterol có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, lượng nhiều beta-carotene trong máu có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể là dấu hiệu của enzyme BCO1 ít hoạt tính không biến đổi được beta-carotene thành vitamin A.
Theo phó giáo sư Amengual, khoảng 50% dân số có biến thể di truyền tạo enzyme BCO1 hoạt động yếu. Điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta sản xuất vitamin A từ nguồn thực vật ít hơn và chúng ta cần bổ sung chất dinh dưỡng này trực tiếp từ nguồn động vật như sữa hoặc pho-mát chẳng hạn.
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2020/12/201212083333.htm
Phó giáo sư Amengual và các đồng nghiệp của ông đã thực hiện hai nghiên cứu để hiểu thêm về tác động của beta-carotene đối với sức khỏe tim mạch. Họ đã khẳng định tầm quan trọng của beta-carotene và quan trọng là phát hiện ra một bước then chốt trong quá trình này. Beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A với sự trợ giúp của enzyme beta-carotene oxygenase 1 (BCO1). Một biến thể di truyền xác định cho biết mỗi người có enzyme BCO1 hoạt động mạnh hay yếu. Những người có enzym BCO1 hoạt động yếu, có thể cần cung cấp thêm vitamin A từ các nguồn khác trong chế độ ăn uống của họ, Amengual nói.
Nghiên cứu đầu tiên được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition, nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu máu và DNA của 767 người khỏe mạnh từ 18 đến 25 tuổi. Đúng như dự đoán, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa hoạt động của BCO1 và lượng cholesterol xấu. PGS. Amengual cho biết "chúng tôi quan sát thấy những người có một biến thể di truyền liên quan đến việc làm cho enzym BCO1 hoạt động mạnh hơn có lượng cholesterol trong máu thấp hơn”.
Sau đó, Amengual và các đồng nghiệp của ông tiếp tục thực hiện nghiên cứu thứ hai trên mô hình chuột, kết quả được công bố trên tạp chí Journal of Lipid Research. Để đánh giá tác động trong thời gian dài, chúng ta phải chờ tới 70 năm để thấy được các biểu hiện của bệnh tim mạch. Điều này là không thể thực hiện trong thực tế. Vì vậy, chúng tôi sử dụng mô hình chuột để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.
“Kết quả nghiên cứu trên chuột thu được tương tự như trên quả ghi nhận trên người. Chúng tôi nhận thấy khi cho chuột ăn có bổ sung beta-caroten, lượng cholesterol ở chuột là thấp hơn. Những con chuột này ít bị tổn thương xơ vữa động mạch hơn. Điều này có nghĩa là những con chuột được cho ăn beta-carotene sẽ được bảo vệ, chống lại chứng xơ vữa động mạch nhiều hơn những con được cho ăn một chế độ ăn không có hợp chất hoạt tính sinh học này"Amengual nói.
Trong nghiên cứu thứ hai, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các con đường sinh hóa của các quá trình này, xác định vị trí xảy ra trong cơ thể. "Chúng tôi thu hẹp ở gan là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất và chuyển lipoprotein vào máu, bao gồm cả những lipoprotein được gọi là cholesterol xấu. Chúng tôi quan sát thấy rằng ở những con chuột có hàm lượng vitamin A cao, việc chuyển lipid vào máu sẽ giảm xuống”, Amengual nói.
Hiểu về sự liên hệ của enzyme BCO1 tới lượng cholesterol có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, lượng nhiều beta-carotene trong máu có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể là dấu hiệu của enzyme BCO1 ít hoạt tính không biến đổi được beta-carotene thành vitamin A.
Theo phó giáo sư Amengual, khoảng 50% dân số có biến thể di truyền tạo enzyme BCO1 hoạt động yếu. Điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta sản xuất vitamin A từ nguồn thực vật ít hơn và chúng ta cần bổ sung chất dinh dưỡng này trực tiếp từ nguồn động vật như sữa hoặc pho-mát chẳng hạn.
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2020/12/201212083333.htm