Các loài vi khuẩn mới phát hiện có thể giúp bảo quản mật và phấn hoa mà ong đã dự trữ cho con cái của chúng
- Thứ tư - 23/05/2018 14:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Riverside đã phân lập được ba loài vi khuẩn chưa biết từ trước tới nay từ ong và hoa dại...
Các nhà nghiên cứu của UC Riverside đã phân lập được ba loài vi khuẩn mới sống trên cả hoa và ong hoang dã
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Riverside đã phân lập được ba loài vi khuẩn chưa biết từ trước tới nay từ ong và hoa dại. Các vi khuẩn này thuộc chi Lactobacillus và có thể có vai trò trong việc bảo quản mật hoa và phấn hoa để ong cái lưu trữ trong tổ của chúng như là thức ăn cho ấu trùng ong.
Các kết quả này đã được công bố hôm thứ năm trên Tạp chí Quốc tế về Hệ thống Vi sinh học và Tiến hóa. Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Quinn McFrederick, Phó giáo sư về Côn trùng học trong Đại học Khoa học Tự nhiên và Nông nghiệp UCR.
Vi khuẩn cộng sinh sống trong ruột ong được cho là làm tăng sức khỏe của ong bằng cách giúp tiêu hóa thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch. So với ong mật và ong vằn, hệ vi sinh vật của ong hoang dã ít được biết đến, mặc dù loài côn trùng này có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của cây hoa.
Để tìm hiểu hệ vi khuẩn của ong hoang dã, McFrederick và các đồng tác giả đã thu thập ong và hoa dại ở hai địa điểm tại Texas và trong khuôn viên trường UCR. Bằng kỹ thuật giải trình tự DNA bộ gen cùng với các phân tích phân loài truyền thống, ba loài Lactobacillus mới đã được xác định. Ba loài này có quan hệ gần với vi khuẩn Lactobacillus kunkeei ở ong mật. Các chủng mới là:
Lactobacillus micheneri, được đặt tên theo Charles D. Michener để tôn vinh những đóng góp của ông trong nghiên cứu về ong trong môi trường sống tự nhiên. Lactobacillus timberlakei, được đặt tên theo Philip Timberlake để tôn vinh nghiên cứu phân loại ong bản địa của ông, đặc biệt là tại UC Riverside. Lactobacillus quenuiae, được đặt theo tên của Cécile Plateaux-Quénu để tôn vinh những đóng góp của bà cho sự hiểu biết của chúng ta về kiểu sống xã hội của ong lưỡng tính. Lactobacilli thường được con người sử dụng để bảo quản các sản phẩm sữa, rau lên men và các thực phẩm khác. Nghiên cứu của nhóm McFrederick cho thấy các loài mới được xác định này cũng có thể giúp ong theo cách tương tự như ức chế sự phát triển của nấm ở nơi trữ phấn hoa. Nhóm của McFrederick hiện vẫn đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn giả thuyết này.
McFrederick cho biết: "Ong hoang dã đẻ trứng trong các buồng ong chứa đầy mật hoa và phấn hoa. Khi trứng đã được đẻ, có thể mất vài ngày để trứng nở và thêm một tuần nữa để ấu trùng ăn hết mật hoa và phấn hoa, vì vậy điều quan trọng là nơi dự trữ lương thực này không bị hư hỏng trong giai đoạn này. "
McFrederick nói rằng điều thú vị là vi khuẩn có thể sống trên cả hoa dại và ong.
"Các loài chúng tôi phân lập có bộ gen khá nhỏ và không có nhiều gen như mọi người dự đoán khi thấy chúng có thể tồn tại trong hai môi trường khác nhau," McFrederick nói.
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2018/04/180413144555.htm
Các kết quả này đã được công bố hôm thứ năm trên Tạp chí Quốc tế về Hệ thống Vi sinh học và Tiến hóa. Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Quinn McFrederick, Phó giáo sư về Côn trùng học trong Đại học Khoa học Tự nhiên và Nông nghiệp UCR.
Vi khuẩn cộng sinh sống trong ruột ong được cho là làm tăng sức khỏe của ong bằng cách giúp tiêu hóa thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch. So với ong mật và ong vằn, hệ vi sinh vật của ong hoang dã ít được biết đến, mặc dù loài côn trùng này có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của cây hoa.
Để tìm hiểu hệ vi khuẩn của ong hoang dã, McFrederick và các đồng tác giả đã thu thập ong và hoa dại ở hai địa điểm tại Texas và trong khuôn viên trường UCR. Bằng kỹ thuật giải trình tự DNA bộ gen cùng với các phân tích phân loài truyền thống, ba loài Lactobacillus mới đã được xác định. Ba loài này có quan hệ gần với vi khuẩn Lactobacillus kunkeei ở ong mật. Các chủng mới là:
Lactobacillus micheneri, được đặt tên theo Charles D. Michener để tôn vinh những đóng góp của ông trong nghiên cứu về ong trong môi trường sống tự nhiên. Lactobacillus timberlakei, được đặt tên theo Philip Timberlake để tôn vinh nghiên cứu phân loại ong bản địa của ông, đặc biệt là tại UC Riverside. Lactobacillus quenuiae, được đặt theo tên của Cécile Plateaux-Quénu để tôn vinh những đóng góp của bà cho sự hiểu biết của chúng ta về kiểu sống xã hội của ong lưỡng tính. Lactobacilli thường được con người sử dụng để bảo quản các sản phẩm sữa, rau lên men và các thực phẩm khác. Nghiên cứu của nhóm McFrederick cho thấy các loài mới được xác định này cũng có thể giúp ong theo cách tương tự như ức chế sự phát triển của nấm ở nơi trữ phấn hoa. Nhóm của McFrederick hiện vẫn đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn giả thuyết này.
McFrederick cho biết: "Ong hoang dã đẻ trứng trong các buồng ong chứa đầy mật hoa và phấn hoa. Khi trứng đã được đẻ, có thể mất vài ngày để trứng nở và thêm một tuần nữa để ấu trùng ăn hết mật hoa và phấn hoa, vì vậy điều quan trọng là nơi dự trữ lương thực này không bị hư hỏng trong giai đoạn này. "
McFrederick nói rằng điều thú vị là vi khuẩn có thể sống trên cả hoa dại và ong.
"Các loài chúng tôi phân lập có bộ gen khá nhỏ và không có nhiều gen như mọi người dự đoán khi thấy chúng có thể tồn tại trong hai môi trường khác nhau," McFrederick nói.
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2018/04/180413144555.htm