Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

http://hcmbiotech.com.vn


Cách một sợi nhỏ của RNA là chìa khóa trong việc chống lại ung thư.

Một nhóm các nhà nghiên cứu trường đại học Massachusetts Amherst đã chỉ ra rằng một chuỗi đơn, nhỏ của microRNA hay miRNA, được gọi là let-7, chi phối khả năng...
Một nhóm các nhà nghiên cứu trường đại học Massachusetts Amherst đã chỉ ra rằng một chuỗi đơn, nhỏ của microRNA hay miRNA, được gọi là let-7, chi phối khả năng nhận biết và ghi nhớ các tế bào khối u của tế bào T. Trí nhớ tế bào này là cơ sở cho cách thức hoạt động của vắc xin. Tăng cường trí nhớ tế bào để nhận biết khối u có thể giúp cải thiện các liệu pháp điều trị ung thư. Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications, gợi ý một chiến lược mới cho liệu pháp miễn dịch chống ung thư thế hệ tiếp theo.

Leonid Pobezinsky, phó giáo sư ngành Khoa học động vật và thú y tại đại học Massachusetts Amherst, tác giả chính của bài báo, cùng với Elena Pobezinskaya, trợ lý giáo sư nghiên cứu về khoa học động vật và thú y tại đại học Massachusetts Amherst, cho biết: “Hãy tưởng tượng cơ thể con người là một pháo đài”. Cơ thể chúng ta có tế bào T, là những tế bào bạch cầu chuyên chống lại cả hai mầm bệnh, ví dụ như cảm lạnh thông thường và các tế bào bị biến đổi của chính cơ thể, giống như tế bào khối u. Hầu hết thời gian, các tế bào T đều "trinh nguyên" - không làm nhiệm vụ và nghỉ ngơi. Nhưng khi chúng tiếp xúc với kháng nguyên lạ, chúng đột nhiên thức dậy, biến thành tế bào T sát thủ và tấn công bất cứ mầm bệnh nào có thể, từ sổ mũi đến Covid, hay thậm chí là ung thư. Sau khi các tế bào T sát thủ giành chiến thắng, hầu hết chúng đều chết. "Nhưng bằng cách nào đó một số ít tế bào sống sót, biến đổi thành các tế bào nhớ và hình thành một đội đặc nhiệm tinh nhuệ gọi là “nhóm trí nhớ” - chúng nhớ kháng nguyên cụ thể đó trông như thế nào, để chúng có thể đề phòng lần tiếp theo nó xâm nhập vào cơ thể", PGS. Pobezinsky cho biết. Đây là một trong những cơ chế đằng sau cách thức hoạt động của vắc xin: gây nhiễm vào cơ thể một lượng mầm bệnh yếu chẳng hạn như vi rút thủy đậu, các tế bào nhớ sẽ ghi nhớ vi rút đó trông như thế nào và biến thành tế bào T sát thủ, tiêu diệt các tế bào bị nhiễm vi rút rồi biến trở lại thành các tế bào nhớ, chờ đợi lần tiếp theo vi rút thủy đậu xuất hiện.

Nhưng người ta chưa bao giờ hiểu rõ cách tế bào T hình thành trí nhớ của chúng. Hơn nữa, các tế bào khối u ung thư hoạt động bằng cách đánh lừa các tế bào T sát thủ, bất hoạt chúng trước khi chúng có thể tấn công và tạo ra một vùng bộ nhớ, khiến ung thư di căn không được kiểm soát.

PGS. Pobezinsky nói: “Điều chúng tôi đã khám phá ra là một mảnh nhỏ của miRNA, let-7, đã được truyền lại trong cây tiến hóa từ lúc mới bắt đầu của sự sống động vật, được biểu hiện cao trong các tế bào nhớ, một tế bào càng có nhiều let-7 thì càng có ít khả năng bị các tế bào khối u ung thư đánh lừa, càng có nhiều cơ hội để nó trở thành một tế bào nhớ. "Nếu tế bào nhớ không bị ung thư đánh lừa, thì nó có thể chiến đấu và quan trọng là ghi nhớ tế bào ung thư đó trông như thế nào”.

PGS. Pobezinskaya cho biết thêm: “Các tế bào nhớ có thể sống trong một thời gian rất dài. Chúng sở hữu những đặc điểm giống tế bào gốc và có thể sống tới 70 năm”. “Chúng tôi rất vui mừng, không chỉ về những hiểu biết cơ bản mà nghiên cứu này đã cung cấp mà còn về tác động mà nó có thể có đối với các liệu pháp miễn dịch thế hệ tiếp theo”. Tác giả chính Alexandria Wells, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Ung thư, người đã hoàn thành công trình như là một phần chương trình tiến sĩ của cô ấy tại đại học Massachusetts Amherst. "Đặc biệt, hiểu được cách điều chỉnh let-7 trong quá trình điều trị nhằm tăng cường trí nhớ và khả năng của hệ thống miễn dịch của chúng ta là một con đường đầy hứa hẹn cho nghiên cứu sâu hơn".     

Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2023/09/230925153805.htm
 

Tác giả bài viết: Ngô Thị Phương Trinh - P. CNSH Y dược

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây