Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

http://hcmbiotech.com.vn


Cánh côn trùng truyền cảm hứng cho cấy ghép y khoa kháng khuẩn

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bristol (Mỹ) đã phát hiện ra được cách để chế tạo các thiết bị y tế tốt hơn lấy cảm hứng từ cánh của côn trùng...
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bristol (Mỹ) đã phát hiện ra được cách để chế tạo các thiết bị y tế tốt hơn lấy cảm hứng từ cánh của côn trùng. Một số cánh côn trùng có cấu trúc gai với kích thước nano (nanopillar) có thể tiêu diệt vi khuẩn khi tiếp xúc. Các cơ chế diệt khuẩn của cấu trúc nanopillar thì cho đến nay vẫn chưa được biết đến.
2

Hình một vi khuẩn E. coli đang nằm trên bàn chông của các vuốt nano (nano-nails). Nguồn: Giáo sư Bo Su, đại học Brist

Bằng cách sử dụng một loạt các công cụ phân tích hình ảnh tân tiến, các thí nghiệm chức năng và phân tích protein, nhóm nghiên cứu đã nhận diện được những phương thức mới mà nanopillar làm tổn hại vi khuẩn. Điều này sẽ giúp việc thiết kế các bề mặt kháng khuẩn tốt hơn cho các ứng dụng y sinh và cho phép cấy ghép y sinh cũng như các thiết bị y tế  không phụ thuộc vào kháng sinh.

Trong thế giới côn trùng, các tư duy hiện nay tin rằng các nanopillar tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm thủng tế bào vi khuẩn và làm cho chúng bị phá vỡ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này là sai. Tác dụng kháng khuẩn của gai nano là đa chức năng, phụ thuộc vào “địa thế nano” (nanotopography) và phụ thuộc vào loài. Chìa khoá cho các chức năng này là các tác động tích lũy của đặc điểm sinh lý và sự cảm ứng các stress oxy hóa.

Công trình của nhóm nghiên cứu đã làm tăng sự hiểu biết về các tương tác giữa vi khuẩn và nanopillar để thiết kế các vật liệu sinh học tiên tiến trong cuộc sống. Bước tiếp theo là áp dụng sự hiểu biết này vào việc thiết kế và chế tạo các bề mặt có cấu trúc nano với tính năng kháng khuẩn vượt trội. Các nhà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu phản ứng của tế bào gốc người đối với các nanopillars và phát triển các phương thức cấy ghép tế bào có thể ngăn chặn sự nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho sự phát triển của mô.

Bài báo về nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Nature Communications.

Nguồn:https://electronics360.globalspec.com/article/14946/insect-wings-inspire-antibacterial-medical-implants?id=-1819215870&uh=f2b5bc&email=lequangluan@gmail.com&md=200421&mh=bcf69c&Vol=Vol20Issue16&Pub=1&LinkId=2024542&keyword=link_2024542&itemid=354749&et_rid=534096569&et_mid=84067355&loginOk=1&frmtrk=newsletter&cid=nl&fbclid=IwAR3G_HWdaFCM366a1csmobhtzxCrVXz-IRpHsp0Cuwh_hKffcp7OCiJd7DU
 

Tác giả bài viết: Huỳnh Vũ - P. CNSH Vật liệu - Nano

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây