Nghiên cứu làm sáng tỏ cách hệ miễn dịch của chúng ta đối phó với nhiễm nấm và vi rút
- Thứ sáu - 10/04/2020 05:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo một nghiên cứu mới lần đầu tiên nghiên cứu hai loại nhiễm trùng đồng thời, kết quả cho thấy đáp ứng của hệ miễn dịch người đối với nhiễm trùng nấm...
Theo một nghiên cứu mới lần đầu tiên nghiên cứu hai loại nhiễm trùng đồng thời, kết quả cho thấy đáp ứng của hệ miễn dịch người đối với nhiễm trùng nấm thay đổi khi bệnh nhân đồng thời nhiễm thêm vi rút.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu viên tại Đại học Birmingham, Viện Pirbright và Đại học cao đẳng London đã làm sáng tỏ khả năng của hệ miễn dịch trong việc đối phó với đồng nhiễm.
Nhiễm nấm là những “kẻ giết người” chủ yếu đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS hoặc những người đã trải qua phẫu thuật cấy ghép, nhưng chúng thường xảy ra cùng với nhiễm trùng thứ phát (nhiễm vi rút). Mặc dù các bác sĩ lâm sàng đã hiểu cách hệ miễn dịch đáp ứng với từng loại mầm bệnh này, nhưng lại có ít thông tin về những gì sẽ xảy ra khi cả hai loại nhiễm trùng này xảy ra đồng thời.
Thông thường, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công mầm bệnh thông qua một quá trình gọi là thực bào - nơi mầm bệnh bị “nuốt” bởi tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, trong nhiễm trùng nấm, quá trình này đôi khi bị 'đảo ngược' - đẩy nấm ra khỏi tế bào bạch cầu thông qua một quá trình gọi là “nôn mửa” (vomocytosis).
Trong một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí PLOS Pathogens, các nhà nghiên cứu đã có thể chỉ ra rằng quá trình trục xuất này được tăng tốc nhanh chóng khi tế bào bạch cầu phát hiện vi rút.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật kính hiển vi tiên tiến để nghiên cứu các tế bào bạch cầu sống tiếp xúc với hai loại vi rút khác nhau, HIV và vi rút sởi, cùng với mầm bệnh nấm, Cryptococcus neoformans. Tác nhân gây bệnh cơ hội này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân dương tính với HIV, nơi nó gây ra khoảng 200.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, thay vì đơn giản các tế bào bạch cầu ít có khả năng đối phó với nấm, các tế bào này bắt đầu trục xuất các tế bào nấm nhanh hơn nhiều.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Robin May, Viện trưởng Viện Vi khuẩn học và Nhiễm trùng tại Đại học Birmingham, giải thích, "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng các đại thực bào đẩy con mồi của chúng - các tế bào nấm - nhanh hơn rất nhiều khi có sự hiện diện của vi rút. Điều này thật bất ngờ, nhưng đây có thể là một nỗ lực 'giải phóng' những tế bào bạch cầu đó để chúng có thể đối phó với những kẻ xâm lược mới là vi rút."
Bởi vì hiện tượng “nôn mửa” xảy ra với cả hai loại vi rút, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng kết quả này có thể là một phản ứng chung đối với đồng nhiễm vi rút.
Giáo sư Robin May cho biết thêm, "Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm nấm trong bối cảnh rất thực tế về nhiễm trùng thứ cấp (cụ thể là vi rút). Chúng tôi chưa biết liệu cơ chế này có khiến các tế bào bạch cầu ít nhiều có hiệu quả hơn trong việc chiến đấu chống lại một trong hai tác nhân gây nhiễm này. Mặc dù việc trục xuất tế bào nấm sẽ giải phóng các đại thực bào để chúng tấn công vi rút, nhưng quá trình này cũng giải phóng tế bào nấm khiến chúng có thể tiếp tục lây lan khắp cơ thể. "
Tiến sĩ Dalan Bailey, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Glycoprotein vi rút tại Viện Pirbright, nhận xét, "Đây là một ví dụ thú vị khác về tương tác “liên giới” (transkingdom) giữa các vi sinh vật, trong trường hợp này là nấm và vi rút. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu sự phức tạp trong mối tương tác giữa các vi sinh vật trong vật chủ và sự hợp tác này làm sáng tỏ lĩnh vực nghiên cứu mới thú vị này."
Việc nghiên cứu các quá trình này trong những mô hình động vật sẽ là bước tiếp theo của nhóm, với mục tiêu dài hạn hơn là kiểm soát các cơ chế được sử dụng để kích hoạt quá trình trục xuất nấm và sử dụng chúng để giúp loại bỏ các mầm bệnh này khỏi cơ thể.
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2020/02/200227144226.htm
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu viên tại Đại học Birmingham, Viện Pirbright và Đại học cao đẳng London đã làm sáng tỏ khả năng của hệ miễn dịch trong việc đối phó với đồng nhiễm.
Nhiễm nấm là những “kẻ giết người” chủ yếu đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS hoặc những người đã trải qua phẫu thuật cấy ghép, nhưng chúng thường xảy ra cùng với nhiễm trùng thứ phát (nhiễm vi rút). Mặc dù các bác sĩ lâm sàng đã hiểu cách hệ miễn dịch đáp ứng với từng loại mầm bệnh này, nhưng lại có ít thông tin về những gì sẽ xảy ra khi cả hai loại nhiễm trùng này xảy ra đồng thời.
Thông thường, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công mầm bệnh thông qua một quá trình gọi là thực bào - nơi mầm bệnh bị “nuốt” bởi tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, trong nhiễm trùng nấm, quá trình này đôi khi bị 'đảo ngược' - đẩy nấm ra khỏi tế bào bạch cầu thông qua một quá trình gọi là “nôn mửa” (vomocytosis).
Trong một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí PLOS Pathogens, các nhà nghiên cứu đã có thể chỉ ra rằng quá trình trục xuất này được tăng tốc nhanh chóng khi tế bào bạch cầu phát hiện vi rút.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật kính hiển vi tiên tiến để nghiên cứu các tế bào bạch cầu sống tiếp xúc với hai loại vi rút khác nhau, HIV và vi rút sởi, cùng với mầm bệnh nấm, Cryptococcus neoformans. Tác nhân gây bệnh cơ hội này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân dương tính với HIV, nơi nó gây ra khoảng 200.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, thay vì đơn giản các tế bào bạch cầu ít có khả năng đối phó với nấm, các tế bào này bắt đầu trục xuất các tế bào nấm nhanh hơn nhiều.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Robin May, Viện trưởng Viện Vi khuẩn học và Nhiễm trùng tại Đại học Birmingham, giải thích, "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng các đại thực bào đẩy con mồi của chúng - các tế bào nấm - nhanh hơn rất nhiều khi có sự hiện diện của vi rút. Điều này thật bất ngờ, nhưng đây có thể là một nỗ lực 'giải phóng' những tế bào bạch cầu đó để chúng có thể đối phó với những kẻ xâm lược mới là vi rút."
Bởi vì hiện tượng “nôn mửa” xảy ra với cả hai loại vi rút, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng kết quả này có thể là một phản ứng chung đối với đồng nhiễm vi rút.
Giáo sư Robin May cho biết thêm, "Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm nấm trong bối cảnh rất thực tế về nhiễm trùng thứ cấp (cụ thể là vi rút). Chúng tôi chưa biết liệu cơ chế này có khiến các tế bào bạch cầu ít nhiều có hiệu quả hơn trong việc chiến đấu chống lại một trong hai tác nhân gây nhiễm này. Mặc dù việc trục xuất tế bào nấm sẽ giải phóng các đại thực bào để chúng tấn công vi rút, nhưng quá trình này cũng giải phóng tế bào nấm khiến chúng có thể tiếp tục lây lan khắp cơ thể. "
Tiến sĩ Dalan Bailey, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Glycoprotein vi rút tại Viện Pirbright, nhận xét, "Đây là một ví dụ thú vị khác về tương tác “liên giới” (transkingdom) giữa các vi sinh vật, trong trường hợp này là nấm và vi rút. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu sự phức tạp trong mối tương tác giữa các vi sinh vật trong vật chủ và sự hợp tác này làm sáng tỏ lĩnh vực nghiên cứu mới thú vị này."
Việc nghiên cứu các quá trình này trong những mô hình động vật sẽ là bước tiếp theo của nhóm, với mục tiêu dài hạn hơn là kiểm soát các cơ chế được sử dụng để kích hoạt quá trình trục xuất nấm và sử dụng chúng để giúp loại bỏ các mầm bệnh này khỏi cơ thể.
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2020/02/200227144226.htm