Thời tiết ấm có thể sẽ không làm chậm sự lây lan của COVID-19
- Chủ nhật - 26/04/2020 14:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một nghiên cứu cho rằng: Bất kỳ thuận lợi thời tiết nào cũng có thể bị bác bỏ bởi tính dễ bị tổn thương của con người đối với virus...
Một nghiên cứu cho rằng: Bất kỳ thuận lợi thời tiết nào cũng có thể bị bác bỏ bởi tính dễ bị tổn thương của con người đối với virus.
Mùa xuân đến ở Bắc bán cầu đã làm dấy lên hy vọng rằng thời tiết ấm và ẩm hơn có thể làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn đại dịch COVID-19, ít nhất là cho đến mùa thu. Nhưng theo các chuyên gia y tế Hoa Kỳ, đừng nên mong chờ điều đó sẽ xảy ra.
“Bạn không nên cho rằng chúng ta sẽ được giải cứu bởi sự thay đổi của thời tiết. Bạn phải chấp nhận rằng virus sẽ tiếp tục lây lan”, theo bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ tại Bethesda, thành viên của đơn vị tác chiến coronavirus của Nhà Trắng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 9 tháng 4 trên bản tin Good Morning America của ABC.
Một báo cáo được công bố vào ngày 7 tháng 4 bởi Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia cũng nói rằng, trong khi phần lớn thông tin về virus vẫn chưa được biết đến, nhiệt độ mùa hè có lẽ sẽ không làm giảm đáng kể sự lây lan của virus.
Trong khi các nhà khoa học chưa rõ liệu việc tiếp xúc với các bề mặt chung có phải là yếu tố chính thúc đẩy đại dịch hay không, so với việc lây truyền trực tiếp từ người sang người, hiểu biết cách thức virus lan truyền trong các điều kiện môi trường khác nhau có thể cung cấp manh mối về khả năng virus phát tán chậm lại trong mùa hè. Nhiều loại virus phân hủy dưới nhiệt độ cao và có bằng chứng cho thấy điều tương tự cũng có thể đúng với SARS-CoV-2, chủng coronavirus mới gây ra COVID-19.
Trong một thí nghiệm với SARS-CoV-2, việc tăng nhiệt độ làm giảm lượng virus ở mức có thể phát hiện được, theo một nghiên cứu ngày 2 tháng 4 trên Lancet Microbe. Không có sự truyền nhiễm virus nào còn tồn tại sau 30 phút ở 56 ° C (1330 F). Và chỉ cần năm phút ở 700 C là đủ để vô hiệu hóa mầm bệnh.
Nhưng những nhiệt độ cao này rất hiếm, nếu không nói bất khả thi, trong tầng khí quyển thấp. Báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia - nhằm cập nhật đến Nhà Trắng về khả năng thay đổi mùa có thể ảnh hưởng đến đại dịch - thay vào đó chỉ ra các nghiên cứu khác, đang diễn ra tại các phòng thí nghiệm quốc gia có thể sớm cung cấp thông tin về cách thức virus phát triển trong phạm vi điều kiện rộng hơn.
Có lẽ các nghiên cứu tìm kiếm mối tương quan giữa các trường hợp COVID-19 và thời tiết địa phương sẽ có liên quan hơn. Nếu những nơi ấm và ẩm ướt hơn có xu hướng bùng phát nhỏ hơn, thì phần lớn dịch bệnh ở Bắc bán cầu có thể sẽ chững lại.
Một nghiên cứu sớm về dịch bệnh, được đăng vào tháng 3 trên medRxiv.org, cho thấy rằng cứ mỗi 10C tăng trong nhiệt độ không khí với mức độ ẩm tương đối cao, các trường hợp nhiễm virus mỗi ngày được xác nhận đã giảm từ 36% đến 57% ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Mặc dù vậy, mô hình này không tồn tại trên khắp Trung Quốc đại lục.
Một nghiên cứu khác, cũng được công bố trong tháng 3và sau đó được cập nhật trên kho lưu trữ SSRN, cho thấy 90% virus lan truyền toàn cầu khi nhiệt độ nằm trong khoảng từ 30C đến 170C. Tuy nhiên, nghiên cứu đó được thực hiện bởi một nhà điện toán thần kinh học và kỹ sư môi trường tại MIT, đã không tính đến các biến như khả năng xét nghiệm hoặc chính sách phản ứng của các quốc gia, theo Maciej Boni, một nhà dịch tễ học của bang Pennsylvania. Vì thế, Boni không quá tin tưởng về kết luận của nghiên cứu.
Theo ông: “Dịch bệnh là một quá trình liên tục thay đổi”, vì vậy nghiên cứu về khả năng lây truyền của virut cần xem xét nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia nhấn mạnh rằng “các nghiên cứu được công bố cho đến nay có kết quả mâu thuẫn về các tác động tiềm năng theo mùa, và bị cản trở bởi chất lượng dữ liệu kém, các yếu tố gây nhiễu và không đủ thời gian kể từ lúc bắt đầu đại dịch cho đến khi đưa ra kết luận.”
Từ trước tới nay con người chưa bao giờ gặp phải loại coronavirus mới này, nên đại đa số dân chúng rất dễ bị nhiễm bệnh. Sự dễ bị tổn thương phổ biến đó có thể sẽ vượt qua bất kỳ hiệu ứng nhiệt độ nào đối với tốc độ truyền bệnh, theo một nghiên cứu mô hình hóa ảnh hưởng của các mức độ theo mùa khác nhau đối với việc truyền bệnh, được đăng trên medRxiv.org ngày 7 tháng 4.
Kết luận đó phù hợp với những gì các quốc gia như Úc và Brazil đã trải qua, với sự bùng phát lớn ngay trong mùa hè của họ ở Nam bán cầu.
Nguồn: https://www.sciencenews.org/article/coronavirus-warm-weather-will-not-slow-covid-19-transmission
Mùa xuân đến ở Bắc bán cầu đã làm dấy lên hy vọng rằng thời tiết ấm và ẩm hơn có thể làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn đại dịch COVID-19, ít nhất là cho đến mùa thu. Nhưng theo các chuyên gia y tế Hoa Kỳ, đừng nên mong chờ điều đó sẽ xảy ra.
“Bạn không nên cho rằng chúng ta sẽ được giải cứu bởi sự thay đổi của thời tiết. Bạn phải chấp nhận rằng virus sẽ tiếp tục lây lan”, theo bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ tại Bethesda, thành viên của đơn vị tác chiến coronavirus của Nhà Trắng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 9 tháng 4 trên bản tin Good Morning America của ABC.
Một báo cáo được công bố vào ngày 7 tháng 4 bởi Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia cũng nói rằng, trong khi phần lớn thông tin về virus vẫn chưa được biết đến, nhiệt độ mùa hè có lẽ sẽ không làm giảm đáng kể sự lây lan của virus.
Trong khi các nhà khoa học chưa rõ liệu việc tiếp xúc với các bề mặt chung có phải là yếu tố chính thúc đẩy đại dịch hay không, so với việc lây truyền trực tiếp từ người sang người, hiểu biết cách thức virus lan truyền trong các điều kiện môi trường khác nhau có thể cung cấp manh mối về khả năng virus phát tán chậm lại trong mùa hè. Nhiều loại virus phân hủy dưới nhiệt độ cao và có bằng chứng cho thấy điều tương tự cũng có thể đúng với SARS-CoV-2, chủng coronavirus mới gây ra COVID-19.
Trong một thí nghiệm với SARS-CoV-2, việc tăng nhiệt độ làm giảm lượng virus ở mức có thể phát hiện được, theo một nghiên cứu ngày 2 tháng 4 trên Lancet Microbe. Không có sự truyền nhiễm virus nào còn tồn tại sau 30 phút ở 56 ° C (1330 F). Và chỉ cần năm phút ở 700 C là đủ để vô hiệu hóa mầm bệnh.
Nhưng những nhiệt độ cao này rất hiếm, nếu không nói bất khả thi, trong tầng khí quyển thấp. Báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia - nhằm cập nhật đến Nhà Trắng về khả năng thay đổi mùa có thể ảnh hưởng đến đại dịch - thay vào đó chỉ ra các nghiên cứu khác, đang diễn ra tại các phòng thí nghiệm quốc gia có thể sớm cung cấp thông tin về cách thức virus phát triển trong phạm vi điều kiện rộng hơn.
Có lẽ các nghiên cứu tìm kiếm mối tương quan giữa các trường hợp COVID-19 và thời tiết địa phương sẽ có liên quan hơn. Nếu những nơi ấm và ẩm ướt hơn có xu hướng bùng phát nhỏ hơn, thì phần lớn dịch bệnh ở Bắc bán cầu có thể sẽ chững lại.
Một nghiên cứu sớm về dịch bệnh, được đăng vào tháng 3 trên medRxiv.org, cho thấy rằng cứ mỗi 10C tăng trong nhiệt độ không khí với mức độ ẩm tương đối cao, các trường hợp nhiễm virus mỗi ngày được xác nhận đã giảm từ 36% đến 57% ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Mặc dù vậy, mô hình này không tồn tại trên khắp Trung Quốc đại lục.
Một nghiên cứu khác, cũng được công bố trong tháng 3và sau đó được cập nhật trên kho lưu trữ SSRN, cho thấy 90% virus lan truyền toàn cầu khi nhiệt độ nằm trong khoảng từ 30C đến 170C. Tuy nhiên, nghiên cứu đó được thực hiện bởi một nhà điện toán thần kinh học và kỹ sư môi trường tại MIT, đã không tính đến các biến như khả năng xét nghiệm hoặc chính sách phản ứng của các quốc gia, theo Maciej Boni, một nhà dịch tễ học của bang Pennsylvania. Vì thế, Boni không quá tin tưởng về kết luận của nghiên cứu.
Theo ông: “Dịch bệnh là một quá trình liên tục thay đổi”, vì vậy nghiên cứu về khả năng lây truyền của virut cần xem xét nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia nhấn mạnh rằng “các nghiên cứu được công bố cho đến nay có kết quả mâu thuẫn về các tác động tiềm năng theo mùa, và bị cản trở bởi chất lượng dữ liệu kém, các yếu tố gây nhiễu và không đủ thời gian kể từ lúc bắt đầu đại dịch cho đến khi đưa ra kết luận.”
Từ trước tới nay con người chưa bao giờ gặp phải loại coronavirus mới này, nên đại đa số dân chúng rất dễ bị nhiễm bệnh. Sự dễ bị tổn thương phổ biến đó có thể sẽ vượt qua bất kỳ hiệu ứng nhiệt độ nào đối với tốc độ truyền bệnh, theo một nghiên cứu mô hình hóa ảnh hưởng của các mức độ theo mùa khác nhau đối với việc truyền bệnh, được đăng trên medRxiv.org ngày 7 tháng 4.
Kết luận đó phù hợp với những gì các quốc gia như Úc và Brazil đã trải qua, với sự bùng phát lớn ngay trong mùa hè của họ ở Nam bán cầu.
Nguồn: https://www.sciencenews.org/article/coronavirus-warm-weather-will-not-slow-covid-19-transmission