Tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết có thể làm tăng sự bùng phát dịch bệnh Zika
- Chủ nhật - 06/08/2017 16:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết có thể làm gia tăng sự bùng phát dịch bệnh Zika” đặt ra vấn đề nghiên cứu mới trong việc xác định các mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng. Hơn một phần ba dân số thế giới sống ở những nơi có dịch bệnh sốt xuất huyết và rất nhiều trường hợp được báo cáo có hiện tượng đồng lây nhiễm với Zika.
“Tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết có thể làm gia tăng sự bùng phát dịch bệnh Zika” đặt ra vấn đề nghiên cứu mới trong việc xác định các mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng. Hơn một phần ba dân số thế giới sống ở những nơi có dịch bệnh sốt xuất huyết và rất nhiều trường hợp được báo cáo có hiện tượng đồng lây nhiễm với Zika.
Nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine sốt xuất huyết làm gia
tăng số lượng người nhiễm Zika. Nghiên cứu cũng cho thấy càng
nhiều người được tiêm vaccine sốt xuất huyết, thì việc bùng phát
dịch bệnh Zika càng diễn ra sớm hơn và lan rộng hơn.
Nguồn: © didesign / Fotolia
“Tiêm vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết có thể làm tăng sự bùng phát của Zika.” là nghiên cứu được đề xuất từ Đại học York và Đại học Xi'an Jiaotong , Trung Quốc.
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Công nghiệp và Toán ứng dụng của Đại học York (York University's Laboratory for Industrial and Applied Mathematics), do nghiên cứu sinh Biao Tang thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giáo sư trường Đại học York và Đại học Xi'an Jiaotong trong một chương trình hợp tác nghiên cứu Do virus gây bệnh sốt xuất huyết và Zika đều thuộc họ Flaviviridae, và lây nhiễm thông qua vật chủ là con muỗi, các nhà nghiên cứu muốn biết sự tiêm vaccine một loại bệnh ảnh hưởng đến nguy cơ bị nhiễm bệnh còn lại như thế nào.
Theo giáo sư Wu: “Việc tiêm vaccine chống lại một loại virus không thể tác động đến các virus khác mà còn dẫn đến việc lây lan xảy ra dễ dàng hơn. Bằng chứng gần đây cho thấy kháng thể kháng virus sốt xuất huyết có thể làm tăng sự nhiễm virus Zika.” Do đó, chúng tôi đã phát triển một mô hình toán học mới để nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiêm vaccine sốt xuất huyết đối với việc bùng phát dịch bệnh Zika."
Bài báo "Ảnh hưởng của việc tiêm phòng sốt xuất huyết tới việc bùng phát dịch bệnh Zika," đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Mô hình nghiên cứu của nhóm cho thấy tiêm vaccince sốt xuất huyết gia tăng số lượng người nhiễm Zika. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong một số trường hợp nhất định, càng nhiều người được tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết thì việc bùng phát dịch bệnh Zika càng diễn ra sớm hơn và lan rộng hợn. Nghiên cứu còn tìm ra cách hiệu quả nhất để giảm thiểu các ảnh hưởng ngoài ý muốn của việc tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết làm bùng phát dịch bệnh Zika thông qua các biện pháp kết hợp bao gồm việc kiểm soát muỗi.
Giáo sư Xiao cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng việc tiêm vaccine phòng chống sốt xuất huyết có thể làm tăng đáng kể sự lây lan Zika trong cộng đồng, và kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp kiểm soát kết hợp vào việc kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và sự bùng phát dịch bệnh Zika”.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết quả nghiên cứu của họ không ngăn cản sự phát triển và quảng bá các sản phẩm vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Vấn đề ở đây là làm thế nào để tối ưu hóa chương trình tiêm vaccine sốt xuất huyết và giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh Zika.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ gần đây, và khoảng một nửa dân số thế giới hiện đang có nguy cơ nhiễm bệnh. Ở một số nước châu Á và Mỹ Latin, sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nặng và tử vong ở trẻ em. Trong khi đó, sự bùng phát của Zika đã xảy ra ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương gây ra tật đầu nhỏ và hội chứng Guillain-Barre. Mặc dù vaccince cho bệnh sốt xuất huyết đã được phát triển và đang được sử dụng, hiện vẫn chưa có vaccine cho Zika.
Nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine sốt xuất huyết làm gia
tăng số lượng người nhiễm Zika. Nghiên cứu cũng cho thấy càng
nhiều người được tiêm vaccine sốt xuất huyết, thì việc bùng phát
dịch bệnh Zika càng diễn ra sớm hơn và lan rộng hơn.
Nguồn: © didesign / Fotolia
“Tiêm vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết có thể làm tăng sự bùng phát của Zika.” là nghiên cứu được đề xuất từ Đại học York và Đại học Xi'an Jiaotong , Trung Quốc.
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Công nghiệp và Toán ứng dụng của Đại học York (York University's Laboratory for Industrial and Applied Mathematics), do nghiên cứu sinh Biao Tang thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giáo sư trường Đại học York và Đại học Xi'an Jiaotong trong một chương trình hợp tác nghiên cứu Do virus gây bệnh sốt xuất huyết và Zika đều thuộc họ Flaviviridae, và lây nhiễm thông qua vật chủ là con muỗi, các nhà nghiên cứu muốn biết sự tiêm vaccine một loại bệnh ảnh hưởng đến nguy cơ bị nhiễm bệnh còn lại như thế nào.
Theo giáo sư Wu: “Việc tiêm vaccine chống lại một loại virus không thể tác động đến các virus khác mà còn dẫn đến việc lây lan xảy ra dễ dàng hơn. Bằng chứng gần đây cho thấy kháng thể kháng virus sốt xuất huyết có thể làm tăng sự nhiễm virus Zika.” Do đó, chúng tôi đã phát triển một mô hình toán học mới để nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiêm vaccine sốt xuất huyết đối với việc bùng phát dịch bệnh Zika."
Bài báo "Ảnh hưởng của việc tiêm phòng sốt xuất huyết tới việc bùng phát dịch bệnh Zika," đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Mô hình nghiên cứu của nhóm cho thấy tiêm vaccince sốt xuất huyết gia tăng số lượng người nhiễm Zika. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong một số trường hợp nhất định, càng nhiều người được tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết thì việc bùng phát dịch bệnh Zika càng diễn ra sớm hơn và lan rộng hợn. Nghiên cứu còn tìm ra cách hiệu quả nhất để giảm thiểu các ảnh hưởng ngoài ý muốn của việc tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết làm bùng phát dịch bệnh Zika thông qua các biện pháp kết hợp bao gồm việc kiểm soát muỗi.
Giáo sư Xiao cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng việc tiêm vaccine phòng chống sốt xuất huyết có thể làm tăng đáng kể sự lây lan Zika trong cộng đồng, và kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp kiểm soát kết hợp vào việc kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và sự bùng phát dịch bệnh Zika”.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết quả nghiên cứu của họ không ngăn cản sự phát triển và quảng bá các sản phẩm vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Vấn đề ở đây là làm thế nào để tối ưu hóa chương trình tiêm vaccine sốt xuất huyết và giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh Zika.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ gần đây, và khoảng một nửa dân số thế giới hiện đang có nguy cơ nhiễm bệnh. Ở một số nước châu Á và Mỹ Latin, sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nặng và tử vong ở trẻ em. Trong khi đó, sự bùng phát của Zika đã xảy ra ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương gây ra tật đầu nhỏ và hội chứng Guillain-Barre. Mặc dù vaccince cho bệnh sốt xuất huyết đã được phát triển và đang được sử dụng, hiện vẫn chưa có vaccine cho Zika.