Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

http://hcmbiotech.com.vn


Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 10/04/2013 đến ngày 17/04/2013 (Phần 1)


Các tin trong số này:
1.        Tin thế giới
2.        Hội nghị các Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học năm 2013
3.        Diễn đàn Khoa học năm 2013 thảo luận về chủ đề dinh dưỡng và sức khỏe quan hệ với nghiên cứu nông nghiệp
4.        Châu Phi
5.        Hội thảo về xây dựng năng lực về Nghị định thư Nagoya
6.        Burkina Faso đạt doanh thu 1, 2 tỷ USD từ bông Bt
7.        Châu Mỹ
8.        Argentina đẩy nhanh quá trình phê duyệt cây trồng công nghệ sinh học
9.        Cà chua kháng sâu hại Lethal
10.     Châu Á và Thái Bình Dương
11.     Nông dân Ấn Độ tiếp tục để ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học
12.     Video mới về ngô công nghệ sinh học ở Philipin
13.     Giới thiệu báo cáo tóm tắt 44 của ISAAA tại Lahore
14.     Phương pháp tiếp cận có hệ thống để hiểu thông tin về công nghệ sinh học cần thiết cho Malaysia
15.     Việt Nam đưa khoa học công nghệ thành động lực chủ yếu
16.     Giống lúa kháng mặn được trồng ở Việt Nam
17.     Khóa học về An toàn sinh học và đạo đức sinh học đầu tiên tại Thái Lan
18.     Âu châu
19.     Công nghệ hàng không mới giúp nâng cao năng suất ngô
20.     Nghiên cứu
21.     Ảnh hưởng của thuốc sâu gốc Neonicotinoid đối với ong bumble
22.     Thể hiện gen Xa7 điều khiển tính kháng bệnh bạc lá vi khuẩn của cây lúa
23.     Ngoài lĩnh vực công nghệ sinh học
24.     Phát triển công nghệ DNA để khám phá loài nhanh hơn
25.     Sử dụng GE trong tế bào miễn dịch để làm rõ khối u gây bệnh Leukemia
26.     Thông báo
27.     Hội nghị quốc tế lần II về Lương thực và Môi trường, Budapest, Hungary
28.     Hội thảo: Cải tiến quản lý tài nguyên di truyền thực vật, Brussels, Belgium

Tin thế giới
Hội nghị các Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học năm 2013
Hội nghị thường niên các Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học (BICs) của ISAAA đã được tổ chức từ ngày 04- 05 tháng 4, 2013 tại Le Soleil de Boracay, Aklan, Philippines. Tiến sĩ Randy Hautea, điều phối viên toàn cầu của ISAAA, khai mạc hội nghị và nhấn mạnh về những diễn biến mới nhất trong hệ thống và những thách thức cần được giải quyết trong năm nay. Tiến sĩ C.D. Mayee, Thành viên Hội đồng của ISAAA đưa ra thông điệp chủ đạo và cho rằng sự phát triển của cây trồng công nghệ sinh học cần phải song song với chiến lược truyền thông mạnh mẽ hơn do ISAAA và BICs khởi xướng.
Đại diện từ 15 quốc gia tham gia từ châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đã trình bày sáng kiến, ​​chia sẻ kiến ​​thức và chiến lược truyền thông khoa học đã thực hiện trong năm qua để thúc đẩy sự hiểu biết lớn hơn về công nghệ sinh học ở nước mình. Các BICs đã thảo luận cách để cải thiện tầm với của ISAAA và BIC trong quốc gia của họ.
Mạng lưới của các BICs và Trung tâm kiến ​​thức toàn cầu của về cây trồng công nghệ sinh học của ISAAA phát triển các hình thức truyền thông, theo đuổi quan hệ đối tác và thực hiện các chương trình dựa trên nhu cầu về truyền thông cho công nghệ sinh học. Các nỗ lực chung đã mở đường cho một môi trường tích cực, khuyến khích tranh luận minh bạch và sự đồng thuận về cây trồng công nghệ sinh học.
Để biết thêm thông tin, gửi email đến knowledgecenter@isaaa.org.

Diễn đàn Khoa học năm 2013 thảo luận về chủ đề dinh dưỡng và sức khỏe quan hệ với nghiên cứu nông nghiệp
Diễn đàn Khoa học CGIAR, được tổ chức hai năm một lần bởi Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp CGIAR Consortium, tập hợp các nhà khoa học, các học viên, các chuyên gia, và các nhà tư tưởng hàng đầu, sẽ xem xét những thách thức đang nổi lên và tiến bộ khoa học gần đây trong lĩnh vực dinh dưỡng, sức khỏe và nông nghiệp trong hội nghị năm nay.
Khám phá các mối quan hệ giữa nông nghiệp, dinh dưỡng và sức khỏe, cuộc họp sẽ tìm cách thống nhất các nhu cầu nghiên cứu và xác định phương pháp tiếp cận khoa học mới và quan hệ đối tác thông qua đó các cộng đồng nông nghiệp có thể đưa thêm giá trị cao nhất đối vào việc cung cấp các kết quả về dinh dưỡng và sức khỏe. Sẽ diễn ra tại Bonn, Đức từ ngày 23-25, năm 2013, Diễn đàn Khoa học này được tổ chức bởi Hội đồng quan hệ  đối tác và khoa học độc lập (ISPC), thay mặt cho CGIAR.
Thông cáo báo chí quan điểm của CGIAR tại
http://www.cgiar.org/consortium-news/science-forum-2013-the-critical-link-agriculture-nutrition-and-health/.

Châu Phi
Hội thảo về xây dựng năng lực về Nghị định thư Nagoya
Jordan là nước chủ nhà của hội thảo nâng cao năng lực khu vực về Nghị định thư Nagoya về tiếp cận và chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen của Công ước về Đa dạng sinh học. Hội thảo diễn ra ngày 09-ngày 10 tháng tư với nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận, trao đổi quan điểm và kinh nghiệm. Các kỹ thuật và lựa chọn dự kiến ​​sẽ được phát triển để giải quyết hiệu quả các nhu cầu và ưu tiên của các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, Djibouti, Libya và Mauritania trong những nỗ lực của họ để thực hiện Nghị định thư Nagoya.
Ông Braulio Ferreira de Souza Dias, Thư ký điều hành của Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) đã có diễn văn khai mạc hội thảo. Ông nói rằng hội thảo là rất kịp thời bởi vì sự thành công của Nghị định thư phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện của các bên ở cấp độ quốc gia. Ông nhấn mạnh rằng Nghị định thư tạo ra sự linh hoạt: thách thức hiện nay là xác định phương pháp tốt nhất để thực hiện Nghị định thư nhằm đáp ứng mục tiêu chung trong khi có tính đến lợi ích quốc gia.
Xem thêm tại http://www.cbd.int/doc/speech/2013/sp-2013-04-09-abs-en.pdf.

Burkina Faso đạt doanh thu 1, 2 tỷ USD từ bông Bt
Burkina Faso đã thu được hơn 1 tỷ USD từ việc bán bông trong năm 2012. Theo một báo cáo khảo sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xuất khẩu Burkina Faso tăng gấp ba lần trong 10 năm qua. Chỉ số Mundi về sản xuất bông (chỉ số Mundi dùng đề theo dõi giá cả hàng hóa) của Burkina Faso đã giảm gần 50% trước khi bông Bt đã được thương mại hóa. Khi bông Bt được trồng trong năm 2008, sản xuất tăng đáng kể. Theo báo cáo của Liên hiệp các nhà sản xuất bông Burkina (UNPCB), sản xuất bông trong nước tăng 57,5 ​​% trong năm 2012.
Trong năm 2012, Burkina Faso là nhà sản xuất loại cây trồng công nghệ sinh học đứng thứ 14 trên toàn cầu và là một trong ba nước châu Phi trồng cây công nghệ sinh học.
Đọc bài viết gốc tại http://visitor.benchmarkemail.com/c/v?e=2962D0&c=36B72&l=2D7D.

Châu Mỹ
Argentina đẩy nhanh quá trình phê duyệt cây trồng công nghệ sinh học
Phải mất 20 năm để Argentina phê chuẩn việc canh tác thương mại 13 loại cây trồng công nghệ sinh học và đã có hơn 15 loại cây nữa đã được phê duyệt trong ba năm qua. Năm 2012, Argentina là nhà sản xuất lớn thứ ba về cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu với tổng diện tích 23,9 triệu ha. Quá trình điều chỉnh các quy định pháp luật trong nhiều năm kết thúc khi Bộ nông nghiệp của nước này vào ngày 23 tháng 3 2013 vừa qua đã công bố một khung pháp lý toàn diện cho việc đánh giá và phê duyệt các loại cây trồng công nghệ sinh học.
Dự kiến khuôn khổ pháp lý mới khi thực hiện sẽ thúc đẩy quá trình đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc áp dụng các loại cây trồng công nghệ sinh học mới ở Argentina.
Đọc bài viết gốc tại http://www.agra-net.com/portal2/fcn/home.jsp?template=newsarticle&artid=20018036513&pubid=ag096.

Cà chua kháng sâu hại Lethal
Dòng cà chua có khả năng kháng bọ trĩ và virus nguy hiểm loại bọ này mang theo vừa được phát triển tại Đại học Cornell bởi nhà nhân giống Martha Mutschler-Chu. Thông qua kỹ thuật nhân giống phân tử, các dòng cà chua đã được phát triển để chống bọ trĩ bằng đưa vào cà chua đã canh tác các gen kháng sâu bệnh được phát hiện trong một loại cà chua hoang dã ở Peru. Mutschler-Chu phát hiện ra rằng gen kháng này được điểu chỉnh bởi một este đường gọi là acylsugars được sản xuất và tiết ra từ lông trên thân cây cà chua. Các acylsugars này ngăn chặn côn trùng đẻ trứng lên cây.
Bọ trĩ cũng mang theo bệnh virus nguy hiểm cho cà chua đó vi rút đốm héo. Một hoặc cả hai của hai gen tự nhiên được biết đến để chống lại vi-rút được lai tạo vào các dòng kháng sâu bệnh.
"Nếu một số bọ trĩ liên kết với các vi rút, thì các gen kháng vi rút sẽ quét sạch," Mutschler-Chu nói. Kết quả thu được trong công trình nghiên cứu này là nền tảng của một sự hợp tác mới để kiểm tra cácdòng cà chua trong các vùng khác nhau để đưa có được tính kháng bền hơn với dịch hại và virus.
Xem thêm tại http://www.news.cornell.edu/stories/2013/04/disease-resistant-tomatoes-fight-lethal-pests.

Châu Á và Thái Bình Dương
Nông dân Ấn Độ tiếp tục để ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học
Trong Hội thảo quốc tế về việc chấp nhận các cây trồng công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển: Nghiên cứu điển hình của nông dân từ Trung Quốc, Ấn Độ, và Philippines tổ chức tại Manila, Philippines, Tiến sĩ Charudatta Mayee, Chủ tịch Hiệp hội cải thiện cây bông  Ấn Độ  cho biết  nông dân từ nước này đang  tiếp tục áp dụng cây trồng công nghệ sinh học (đặc biệt là bông Bt) vì lợi thế của chúng so với các đối chứng thông thường. Trong số những lợi thế là năng suất cao, thu nhập tăng, tập quán canh tác an toàn hơn, ít sử dụng thuốc trừ sâu và giảm chi phí chăm bón. TS Mayee là người lãnh đạo của dự án của một nghiên cứu về áp dụng các loại cây trồng công nghệ sinh học của nông dân ở Ấn Độ.
TS Mayee cũng thảo luận về sự năng động của việc áp dụng cây trồng công nghệ sinh học tại Ấn Độ và nói thêm rằng nông dân trồng bông Bt bối rối trước sự tuyên truyền tiêu cực của các nhóm chống biến đổi gen phổ biến trong nước. Tuy nhiên, TS Mayee nói thêm rằng Chính phủ Ấn Độ nên mở rộng sự hỗ trợ cho quan hệ đối tác công-tư về phát triển, phê duyệt và thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học trong nước.
Hội thảo quốc tế lần này được đồng tổ chức bởi Quỹ John Templeton,Cơ quan dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA), Trung tâm khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu sau đại học và nghiên cứu nông nghiệp (SEARCA), Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ ( Nast Philippines) và Dự án Hỗ trợ Công nghệ sinh học trong nông nghiệp II (ABSPII). Hơn 130 đại biểu đến từ châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh tham dự hội thảo kéo dài trong hai ngày.
Để biết thêm thông tin, gửi email đến knowledgecenter@isaaa.org.

Video mới về ngô công nghệ sinh học ở Philipin
Một video mới có tiêu đề là Gieo những hạt giống của thành công: Một thập kỷ của áp dụng công nghệ sinh học ở Philippines đã được Cơ quan dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) và Trung tâm khu vực của SEAMEO về nghiên cứu sau đại học và nghiên cứu nông nghiệp (SEARCA) sản xuất .Đoạn Video có thời lượng 10 phút trình cập nhật thông tin về ngô công nghệ sinh học ở Philippines sau một thập kỷ kể từ  khi  được thương mại hóa. Video này bổ sung cho video đầu tiên của ISAAA có tên là Đầu tiên ỏ châu Á : Câu chuyện về ngô Bt ở Philipin.
Kể từ khi được thương mại hóa ở Philipin vào cuối năm 2002, ngô công nghệ sinh học có sự tăng trưởng liên tục hàng năm. Trong năm 2012, ngô có các tính trạng tổng hợp chiếm 85 % tổng diện tích ngô công nghệ sinh học trong cả nước. Ước tính khoảng 375.000 nông dân nghèo được hưởng lợi từ công nghệ này.
Xem video tại http://www.isaaa.org/resources/videos/sowingtheseedsofsuccess/default.asp

Giới thiệu báo cáo tóm tắt 44 của ISAAA tại Lahore
Các diễn giả phát biểu tại buổi lễ ra mắt Báo cáo tóm tắt 44 của ISAAA về tình trạng toàn cầu của cây trồng công nghệ sinh học/GM năm 2012 vào ngày 29 tháng 3 năm 2013 cho rằng đến năm 2030 Pakistan có thể phải đối mặt với tình trạng mất an toàn về lương thực, do đó nước này cần thực hiện nhanh chóng các ứng dụng nông nghiệp công nghệ sinh học . Bản báo cáo của ISAAA đưa ra tổng quan toàn cầu của ứng dụng công nghệ sinh học trong đó có Pakistan.
Phó hiệu trưởng trường Government College University (GCU), Giáo sư Muhammad Khaleeq-ur-Rahman, chủ trì buổi lễ ra mắt do Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Pakistan (PABIC) tổ chức  tại Viện Công nghệ sinh học công nghiệp của GCU . Tổng thư ký Học viện Khoa học Pakistan, Anwar Nasim, cho biết nếu tiến bộ công nghệ sinh học không được sử dụng để giải quyết những thách thức đặt ra thì có thể đi đến khủng hoảng và có thể dẫn đến bạo động do vấn đề lương thực trong nước.
Tiến sĩ Clive James, tác giả của báo cáo tóm tăt 44 của ISAAA nói trong trong thông điệp được ghi âm gửi cho buổi lễ ra mắt rằng cung cấp đủ lương thực cho dân số ngày càng tăng của thế giới là một thách thức lớn. Ông nói rằng dân số Pakistan sẽ đạt đến 250 triệu người vào năm 2050 do đó cần xây dựng các chính sách chặt chẽ và phát triển các loại cây trồng cần ít nước, phân bón và cho năng suất cao hơn. Tiến sĩ Clive James nói rằng năm 2012 là năm thứ 17 của quá thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học và điều khích lệ là năm nay nước đang phát triển trồng khoảng 52% tổng số cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu.
Giám đốc Trung tâm thông tin công nghệ sinh học Pakistan (PABIC), Iqbal Chaudhary, cũng cho biết "Tại thời điểm này khi các quốc gia trên khắp thế giới đang tìm cách tăng năng suất nông nghiệp thì Pakistan lại không có chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động để sử dụng thành tựu khoa học mang tính cách mạng này để giải quyết và ngăn ngừa các vấn đề  và để phát triển một cách nhanh chóng. Với sự gia tăng nhanh về dân số, cả nước đang đi đến một nạn đói lan rộng. Cây trồng công nghệ sinh học có thể làm tăng năng suất và thu nhập một đáng kể và do đó có thể phục vụ như là một động lực tăng trưởng kinh tế nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân nhỏ và nghèo tài nguyên của thế giới.
Xem thêm tại http://www.pabic.com.pk/The% 20Launching% 20Ceremony% 20of% 20ISAAA% 20Brief% 2044.html.

Phương pháp tiếp cận có hệ thống để hiểu thông tin về công nghệ sinh học cần thiết cho Malaysia
Tiến sỹ Dr. Mahaletchumy Arujanan nói trong một bài báo có tên là Nhu cần về cách tiếp cận hệ thống với sự hiểu biết của công chúng về công nghệ sinh học ở Malaixia đăng trên Tạp chí the Asia Pacific Journal of Molecular Biology and Biotechnology Vol. 20(4) rằng đã đến lúc Malaysia chú trọng vào sự hiểu biết của công chúng về khoa học. Chính sách về truyền thông khoa học quốc gia đã được chờ đợi quá lâu.
Arujanan lưu ý rằng một sự kết nối còn thiếu ở Malaysia là một chính sách quốc gia về truyền thông khoa học trong đó bao gồm công nghệ sinh học và công nghệ mới nổi khác. Chính sách này dưới sự giám sát của Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sẽ bổ sung cho các chính sách mạnh mẽ khác đã được phát triển.Bà nói "Để Malaysia thấy được đầy đủ thành quả của tất cả các chính sách, sáng kiến và đầu tư, công nghệ sinh học phải được thông báo cho cộng đồng rộng lớn hơn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp". Ngoài ra, việc đưa các học phần và môn học về truyền thông khoa học vào chương trình tại các trường đại học cũng rất cần thiết.
Xem thêm tại http://www.msmbb.org.my/apjmbb/html204/204cont.htm

Việt Nam đưa khoa học công nghệ thành động lực chủ yếu
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch thực hiện các chương trình hành động quy định trong Nghị quyết Trung ương Đảng số 20 về phát triển khoa học và  công nghệ ban hành trong tháng 11 năm 2012. Mục đích là để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong khi bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc gia.
Chương trình tập trung vào hiện đại hóa Viện Khoa học và Công nghệ Viêtnam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cùng với các trường đại học trọng điểm, các viện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn châu Á. Các trung tâm nghiên cứu sẽ được thiết lập trong khu vực kinh tế trọng điểm để giúp các khu vực này phát huy lợi thế và tiềm năng của mình. Các khu công nghệ cao như Hòa Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ được tăng cường và hỗ trợ để có thể sản xuất và quảng bá sản phẩm mới hiệu quả.
Xem thêm tại http://en.vietnamplus.vn/Home/Vietnam-turns-scitech-into-key-driving-force/20134/33046.vnplus.

Nguồn: http://www.agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4085
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây