Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

http://hcmbiotech.com.vn


Lớp tập huấn Công nghệ Sinh học trong Y dược: Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Ngày 28 tháng 8 năm 2017, Khoa Y thuộc Trường Đại học Tsukuba và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Lớp tập huấn thực nghiệm về Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm.
1

Ngày 28 tháng 8 năm 2017, Khoa Y thuộc Trường Đại học Tsukuba và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Lớp tập huấn thực nghiệm về Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm.

TS. Nguyễn Đăng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã phát biểu khai mạc lớp tập huấn. Đây là khóa Tập huấn lần thứ 7 nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm và Trường Đại học Tsukuba. Mục tiêu của Hội thảo tập huấn hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo nhân lực của Trung tâm Công nghệ Sinh học. Trung tâm cũng đánh giá cao sự cố vấn về kỹ thuật của các chuyên gia thuộc Trường Đại học Tsukuba và những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực hợp tác đào tạo, với 5 tiến sỹ tốt nghiệpTrường Đại học Tsukuba góp phần tăng cường thêm nguồn lực nghiên cứu khoa học cho Trung tâm. 
 
2

Khóa tập huấn đã diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 8 năm 2017 với các giảng viên và trợ giảng của Trường Đại học Tsukuba, Trường Đại học Y dược TP.HCM. Tham gia lớp tập huấn có 26 học viên là các sinh viên thuộc Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đai học Nông lâm TP.HCM, Trường Đại học Huế, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tsukuba cùng cán bộ nghiên cứu của các Phòng, Tổ chuyên môn thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
 
3
 

Chương trình tập huấn được xây dựng theo 3 chủ đề chính: Các quy định an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm; Định danh các vi khuẩn gây bệnh; và Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Trước khi bước vào khóa học, các học viên được phổ biến các quy định về an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nhân sự, những quy định thực hành, các nguyên tắc phòng ngừa, xử lý và khắc phục khi sự cố an toàn sinh học. Đối với khóa tập huấn này, khi tiến hành thí nghiệm liên quan đến vi khuẩn gây bệnh, các học viên phải tuân thủ những quy định đối với phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 2 an toàn sinh học.

Các học viên được cung cấp kiến thức và thực hành kỹ thuật phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh dựa vào phản ứng sinh hóa của vi khuẩn như sự bắt màu khi nhuộm, sinh trưởng và chuyển hóa của vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy không đặc hiệu hay trên môi trường đặc hiệu để phân lập và định danh các vi khuẩn gây bệnh.
 

4
 

Sau khi vi khuẩn được phân lập, các học viên đã tiến hành thử nghiệm tính kháng kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thí nghiệm, xác định tính kháng thuốc với các loại kháng sinh thông dụng trong điều trị và xác định nồng độ thuốc tối thiểu ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 
 

5

Kết thúc khóa tập huấn, các học viên đã được cung cấp những nguyên tắc và thực hành kỹ thuật để xác định và mô tả các vi khuẩn gây bệnh từ các mẫu phẩm bệnh nhân. Đồng thời trong khóa học, các học viên cũng tích cực tìm hiểu và thảo luận với chuyên gia về tình hình chẩn đoán bệnh và dịch tễ học sự kháng thuốc đối với các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Mỗi học viên trình bày kết quả thu hoạch cũng như những áp dụng cụ thể về các kiến thức đã học trong bài báo cáo cuối khóa. 

MT S HÌNH NH KHÓA TP HUN
 

6

Đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học và Trường Đại học Tsukuba lên trao Chứng chỉ hoàn thành khóa
tập huấn cho các học viên

 

7

Các Học viên cùng Giảng viên chụp ảnh lưu niệm tại
Trung tâm Công nghệ Sinh học
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Lương Duyên-P. QLKH và HTQT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây