Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh

http://hcmbiotech.com.vn


Lớp Tập huấn “Ứng dụng công nghệ bức xạ trong bảo quản thực phẩm và khử trùng vật tư y tế”- ngày 18/12/2018

Nhằm tập huấn việc sử dụng hiệu quả nguồn xạ trong Dự án trang thiết bị 12 phòng thí nghiệm của Trung tâm,...
1

Lớp Tập huấnỨng dụng công nghệ bức xạ trong bảo quản thực phẩm
và khử trùng vật tư y tế

Nhằm tập huấn việc sử dụng hiệu quả nguồn xạ trong Dự án trang thiết bị 12 phòng thí nghiệm của Trung tâm, đồng thời trang bị và bổ sung thêm các kiến thức cho cán bộ nghiên cứu về ứng dụng của công nghệ bức xạ, ngày 18 tháng 12 năm 2018, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Tập huấn “Ứng dụng công nghệ bức xạ trong bảo quản thực phẩm và khử trùng vật tư y tế”.

Tham gia giảng dạy gồm GS.TS. Tamikazu Kume, Chuyên gia Nhật Bản  Khoa Kỹ thuật Hạt nhân, Trường Đại học Đà Lạt và PGS.TS. Lê Quang Luân, Trưởng phòng CNSH Vật liệu & Nano, Trung tâm Công nghệ sinh học.
 
2

GS.TS. Tamikazu Kume, Chuyên gia Nhật Bản làm việc tại Khoa Kỹ thuật Hạt nhân,
Trường Đại học Đà Lạt

Nội dung tập huấn bao gồm tổng quan ứng dụng công nghệ bức xạ trong các ngành nghề ứng dụng sản xuất phục vụ đời sống con người. Trong nông nghiệp, công nghệ bức xạ được sử dụng như một công cụ chủ động tạo đột biến cung cấp nguyên liệu phong phú trong lai tạo giống, sử dụng bức xạ trong kỹ thuật diệt côn trùng, khử trùng thức ăn chăn nuôi, khử trùng các chất nền ứng dụng trong ngành khoa học thổ nhưỡng, chẩn đoán, điều trị bệnh trong lĩnh vực y tế.
 
3

Phần 1: Ứng dụng công nghệ bức xạ trong bảo quản thực phẩm.

Trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm, công nghệ bức xạ được ứng dụng nhằm loại bỏ các mầm bệnh như E.coli, Salmonella, Trichinella…; làm chậm quá trình chín của các loại hoa quả, trái cây, rau; loại trừ các côn trùng gây hại cho rau, quả; Ngăn ngừa sự nảy mầm của củ quả như khoai tây, hành, tỏi…; Duy trì độ tươi của sản phẩm. Cơ sở ứng dụng này dựa trên cơ chế tác động phân tử của ion bức xạ đối với hợp chất tinh bột (cacbonhydrates), đạm (amino axit) và chất béo (lipid) trong quá trình chiếu xạ thực phẩm.

Đồng thời các học viên được cung cấp tổng quan các quy định, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chiếu xạ thực phẩm, nguyên tắc chung đối với liều lượng chiếu xạ phụ thuộc vào mục đích sử dụng cho từng loại thực phẩm. Các quy định an toàn trong chiếu xạ, quy định chiếu xạ không được làm thay đổi tính chất sản phẩm. Vấn đề dán nhãn sản phẩm chiếu xạ và các phương pháp xác định liều lượng chiếu xạ tồn dư trong thực phẩm.
 
4

Lớp học thảo luận các nội dung liên quan đến quy định an toàn trong hoạt động chiếu xạ

Tác giả giới thiệu hiện trạng sử dụng phương pháp chiếu xạ thực phẩm trên thế giới và Việt Nam, giới thiệu hệ thống chiếu xạ NRI-Gamma Cell là hệ thống đã được Trung tâm xin cấp phép nhập về phục vụ nghiên cứu khoa học.

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ bức xạ trong lĩnh vực y tế được Giảng viên đề cập đến với nội dung hiện trạng và xu hướng ứng dụng phóng xạ trong ngành công nghiệp và y tế ở Nhật Bản. Các nguyên lý cơ bản và đặc tính quan trọng của chu trình phóng xạ: chùm điện tử và tia Gamma. Giới thiệu một số ứng dụng công nghệ bức xạ trong lĩnh vực y tế. Lĩnh vực điều trị bệnh: sử dụng đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán như chụp X-quang, X- ray CT, sử dụng hạt proton trong trị liệu, phòng bệnh ghép thải hồi vật chủ trong truyền máu…Sử dụng tia bức xạ tạo vật liệu Hydrogel bảo vệ vết thương. Các tính năng ứng dụng công nghệ bức xạ trong khử trùng các vật tư y tế khi các dụng cụ thiết bị không chịu nhiệt hoặc kém bền vì nhiệt.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Lương Duyên - Quản lý khoa học & HTQT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây