Hạt thần kì (Synsepalum dulcificum), hay còn được biết đến là quả thần kì, một loại cây bản địa ở Tây Phi. Nghiên cứu đăng trên tạp chí HortScience số tháng 6 - 2016 cho thấy cây thần kì là "một loài rất hứa hẹn" nhưng vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Bột thịt của quả thần kỳ chứa miraculin, một loại glycoprotein ảnh hưởng đặc biệt đến vị giác của lưỡi, làm cho thức ăn chua hay có tính acid trở nên ngọt. Các nhà khoa học lý giải “trái thần kì là một loại cây ăn quả quý hiếm có giá trị kinh tế cao trong ngành y tế và thực phẩm” và miraculin có thể "giúp bệnh nhân tiểu đường ăn thức ăn ngọt mà không cần dùng đường", và chú thích rằng loại trái cây này đã được nghiên cứu đầy đủ về khía cạnh tiềm năng làm ngọt tự nhiên của nó. Tuy là một loài cây có giá trị về mặt dược phẩm nhưng có rất ít thông tin về cách thức hoa của cây thần kì sinh trưởng và phát triển. Một nhóm các nhà khoa học gồm Chen Xingway, Thohirah Lee Abdullah, Sima Taheri, Nur Ashikin Psyquay Abdullah và Siti Aishah Hassan đã sử dụng kính hiển vi để xác định hình thái và sự phát triển của quả thần kì. Báo cáo này bao gồm những mô tả chi tiết về các giai đoạn phát triển của hoa và quả. Các nhà khoa học giải thích “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể cải thiện sự hiểu biết về sinh thái học thụ phấn và cách điều khiển sự ra hoa hoa và phát triển trái”. Các phân tích chỉ ra rằng hoa của cây thần kì mất 100 ngày để phát triển từ mô phân sinh sinh sản đến nở hoa hoàn toàn. Các nhà khoa học cũng khám phá ra sự phát triển của hoa có thể chia làm 6 giai đoạn dựa vào kích thước và kiểu hình của mầm hoa. Quả rụng nhiều nhất ở thời điểm 40-60 ngày sau khi hoa nở, làm tỉ lệ đậu quả thấp. Trái phát triển bình thường và chín ở thời điểm 90 ngày sau khi hoa nở. Tác giả nghiên cứu chia sẻ: “Thụ phấn thành công cùng với chế độ dinh dưỡng và quản lý nước hợp lý có thể làm giảm tỉ lệ rụng trái non và đạt được năng suất cao.” "Từ những quan sát về động thái ra hoa và cấu trúc hoa trong nghiên cứu này có thể nhận định rằng hoa cây thần kì thụ phấn bởi côn trùng và có khả năng ngăn chặn tự thụ phấn", các nhà khoa học nhận xét. Họ cũng đề nghị thực hiện thêm các nghiên cứu về sinh thái thụ phấn để xác định các tác nhân thụ phấn cho cây thần kì. |
Tác giả bài viết: KS. Lê Thị Thu Hằng
Nguồn tin: www.sciencedaily.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)