Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Nông nghiệp dựa trên vi tảo biển là một phương pháp mới triển vọng để sản xuất bền vững 'thịt' thực vật và 'siêu thực phẩm' lành mạnh trong tương lai.

Thứ tư - 24/03/2021 21:29
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển Sản phẩm Sinh học Biển (CMBD) của Đại học Flinders ở Úc đang nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong việc tìm kiếm các chất lành mạnh hơn, thân thiện hơn với môi trường, bền vững và đạo đức thay thế cho các protein động vật.

Giáo sư Wei Zhang - Giám đốc CMBD, đại học Flinders, cho biết vi tảo biển là loại  sinh vật quang hợp đơn bào từ đại dương có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu protein thịt trên thế giới. Giáo sư Zhang cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi hướng tới toàn bộ chuỗi giá trị, từ nuôi trồng vi tảo, chu trình thu sinh khối tiên tiến đến phát triển thực phẩm chức năng có giá trị cao. Vi tảo có thành phần dinh dưỡng đa dạng và chúng tôi có thể cải tiến điều kiện nuôi trồng hiện đại nhằm điều chỉnh vi tảo tạo ra các loại protein, dầu và carbohydrate để chế biến thành nhiều loại thực phẩm chức năng, bao gồm chả bào, các món snack, pasta, mứt và thậm chí là trứng cá muối".

Hai sản phẩm vi tảo nước ngọt trên thị trường hiện nay là giống tảo Chlorella và tảo Spirulina có hàm lượng protein cao được sử dụng trong sản xuất thực phẩm như mì ống xanh, đồ uống và nước giải khát.

Các loài sinh vật biển đang được quan tâm rất nhiều vì chúng không cần nước ngọt và đất trồng trọt. Chúng có thành phần dinh dưỡng đặc trưng như hàm lượng DHA và EPA cao (các axit béo omega 3 chuỗi dài) rất cần thiết cho sự phát triển trí não và sức khỏe tim mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các bể sinh học để nâng cao quy mô sản xuất thủy sinh của vi tảo quang hợp cũng có thể giúp chống lại phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Ước tính một bể sinh học có kích thước 90 x 90 x 210 cm (3 x 3 x 7 ft) có thể hấp thụ lượng khí CO2 gấp 400 lần so với cây xanh được trồng trong cùng diện tích.

Phó giáo sư Kirsten Heimann, giảng viên cao cấp về công nghệ sinh học tại Đại học Flinders cho biết: “Chúng được gọi là rừng nhiệt đới của đại dương. Sử dụng ánh sáng mặt trời, vi tảo quang hợp tạo ra oxy và chuyển đổi CO2 thành carbon hữu cơ (protein, carbohydrate, sắc tố, chất béo, sợi và vi chất dinh dưỡng), giống như thực vật, nhưng không yêu cầu đất canh tác. Điều này có nghĩa là vi tảo có thể được thu hoạch bền vững và chuyển đổi thành siêu thực phẩm thân thiện với môi trường. Kết hợp quá trình sản xuất vi tảo và sáng tạo trong chế biến có thể đáp ứng nhu cầu của dân số bùng nổ trên thế giới và nhu cầu sản xuất protein bền vững ngày càng tăng”.

Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2021/01/210122102028.htm
 

Tác giả bài viết: Đoàn Thị Tám - P. CNSH Thực phẩm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay12,388
  • Tháng hiện tại287,916
  • Lượt truy cập:23311660
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây