Bệnh gan thận mủ (GTM) hiện nay đã không còn xa lạ với bà con nuôi cá tra cũng như các nhà khoa học. Tuy nhiên, bệnh luôn diễn biến phức tạp, bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ và kéo dài đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng giai đoạn cá nuôi và mùa vụ trong năm. Bệnh GTM do vi khuẩn E. ictaluri gây ra, chúng có thể lây nhiễm cho cá bằng nhiều đường khác nhau như: vi khuẩn trong nước có thể xâm nhập qua đường mũi của cá, vào cơ quan khứu giác, sau đó vào não (Miyazaki và Plumb 1985; Shotts và ctv, 1986). E. ictaluri cũng có thể xâm nhiễm qua đường tiêu hoá, qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu (Shotts và ctv, 1986). Bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố của da. Cá da trơn còn nhiễm E.ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh ( Shotts và ctv, 1986).
Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra trên cá tra hầu như xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào lúc giao mùa nắng và mưa, khi nuôi ở mật độ cao, nước ao có nhiều mùn bã hữu cơ, ... Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá qua đường miệng, qua mang hoặc da khi cá bị xây xát, … Để kiểm soát 2 loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm với cá tra này, phòng CNSH Thuỷ Sản – Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp.HCM đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học PANGAPRO-HB1. Từ tháng 6/2019, chế phẩm đã được sử dụng thử nghiệm tại nhiều hộ nuôi cá tra ở An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và cho thấy hiệu quả tốt trong kháng bệnh gan thận mũ và xuất huyết ở cá tra. Gần đây, vào cuối tháng 11/2020, nhóm nghiên cứu nhận được sự phản hồi từ ông P.V.L (Châu Thành, An Giang) và ông P.V.P (Chợ Mới, An Giang) sử dụng chế phẩm sinh học PANGAPRO-HB1 không đạt hiệu quả như trước đây. Qua trao đổi tiếp nhận thông tin, chúng tôi không khỏi băn khoăn về chất lượng sản phẩm và có thể chủng gây bệnh đã biến chủng nên sản phẩm không còn tác dụng; chúng tôi tiến hành kiểm tra lại mẫu lưu tại kho, đồng thời thu mẫu cá tra bệnh mang về phòng Lab để kiểm tra. Hình 1. Mẫu cá tra (400 – 700g) bị gan thận mủ nặng; xuất huyết ở mắt, vây, hậu môn.
Mẫu cá được mổ ổ bụng, thu nội tạng (gan, lách, thận) và ria trên môi trường đặc hiệu để phân lập vi khuẩn gây bệnh.
Hình 2. (a) Khuẩn lạc mọc trên môi trường chọn lọc sau 48 giờ ủ ở 28oC. Trong đó: G (mẫu ria từ gan); T (mẫu ria từ thận); L (mẫu ria từ lách). (b) Khuẩn lạc E. ictaluri có dạng tròn lồi, rìa mép và trong suốt.
Sử dụng phương pháp kỹ thuật sinh học phân tử PCR kiểm tra khuẩn lạc với cặp mồi đặc hiệu F/RserC. Kết quả điện di cho thấy các khuẩn lạc kiểm tra là E. ictaluri.
Hình 3. Điện di sản phẩm PCR khuẩn lạc E. ictaluri. Các khuẩn lạc 1,2,3,4,5,7,8,9 đều cho kích thước sản phẩm tương ứng Đối chứng dương ≈ 191bp. Bước tiếp theo, kiểm tra đối kháng bằng phương pháp giếng khuếch tán giữa chế phẩm PANGAPRO-HB1 (kí hiệu CP) và thêm một số chủng Bacillus spp. có đối kháng (DH3, DH9, RP16, RP37) với đại diện 6 khuẩn lạc E. ictaluri phân lập được trên mẫu cá tra bệnh và với A. hydrophila 734 độc lực cao.
Hình 4. (a). Kiểm tra đối kháng giữa CP, các chủng bacillus spp. với E. ictaluri; (b). Kiểm tra đối kháng giữa CP, các chủng Bacillus spp. với A. hydrophila 734
Kết quả cho thấy chế phẩm PANGAPRO vẫn đối kháng tốt với vi khuẩn E. ictaluri và A. hydrophila. Vòng vô khuẩn (D = mm) có kích thước từ 18 đến 21mm.
Khuyến cáo sử dụng chế phẩm PANGAPRO đạt hiệu quả - Khi sản phẩm vi sinh đến tay bà con cần được bảo quản tốt ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30oC và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo, thời gian xử lý phù hợp theo mục đích.
- Trong quá trình sử dụng chế phẩm vi sinh, bà con không đồng thời sử dụng kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn hoặc kết hợp thêm các sản phẩm gây ảnh hưởng nhau, dẫn đến hiệu quả sử dụng kém, …
Thông tin về sản phẩm PANGAPRO-HB1 & HB2 trong phòng bệnh gan thận mủ và xuất huyết cá tra
- PANGAPRO-HB1 là sản phẩm dùng xử lý nước. Thành phần chứa chủng Bacillus spp. có đối kháng mạnh với E. ictaluri và A. hydrophila dùng xử lý nước ao trong suốt vụ nuôi nhằm tiêu diệt các dòng vi khuẩn gây bệnh có trong nước, dùng cắt tảo và ổn định chất lượng nước.
- PANGAPRO-HB2 là sản phẩm dùng cho ăn. Thành phần gồm:
+ Bacillus spp. đối kháng với E. ictaluri và A. hydrophila.+ Lactobacillus plantarum làm giảm pH đường ruột giúp đào thải vi khuẩn gây hại. + Saccharomyces cerevisiae tạo màng sinh học gắn kết các chủng lợi khuẩn trong thành ruột, giúp ngăn chặn sự bám dính và xâm nhập của các chủng vi khuẩn bất lợi. Hình 5. Bộ đôi kết hợp PANGAPRO HB1 & HB2 dùng trong xử lý môi trường nước ao nuôi và dùng phối trộn thức ăn phòng bệnh gan thận mủ và xuất huyết cá tra.
Liên hệ tư vấn: ThS. Lê Văn Hậu – ĐT/ZALO: 0973.103.365 |
Tác giả bài viết: Lê Văn Hậu - P. CNSH Thủy sản
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)