Ung thư thực quản có tỷ lệ sống sót sau 05 năm là khoảng 20%, tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 05 – 47%. Trong trường hợp được phát hiện sớm, giai đoạn tế bào ung thư chưa phát triển, tỷ lệ sống sót sau 05 năm sẽ cao hơn. Trong ung thư, các phân tử RNA đóng vai trò “khởi động”, kích hoạt khả năng phát triển thành ung thư của tế bào. Vì vậy, nghiên cứu các phân tử RNA có thể phát hiện sớm ung thư trong giai đoạn đầu hoặc trong giai đoạn tiền ung thư, theo các nhà khoa học của Trường Y thuộc Đại học Case Western Reserve (CWRU).
Công trình nghiên cứu này lần đầu phát hiện và mô tả đặc điểm của một phân lớp chuyên biệt của phân tử không mã hóa RNA “liên gen dài” đối với bệnh thực quản ác tính. Kết quả chỉ ra rằng, phân tử này “khởi động” các mô ung thư và các mô tiền ác tính (ví dụ, những mô có nguy cơ cao trở thành ung thư). Chúng có thể được phát hiện bằng phương pháp chuẩn đoán hình ảnh trong các mô sinh thiết của bệnh nhân.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterology với tiêu đề, “Khám phá và mô tả đặc điểm của đoạn RNA không mã hóa liên gen dài liên quan đến ung thư biểu mô tuyến thực quản.”
Các phân tử được nghiên cứu tạo tiền đề cho việc phát hiện sớm các khối u ác tính trong ung thư thực quản, căn bệnh khó phát hiện và điều trị trong giao đoạn sớm do thiếu các dấu hiệu nhận biết về mặt sinh học.
PGS. TS. Kishore Guda tại CWRU cho biết: “Nghiên cứu tác nhân bổ sung gây ung thu đựa trên các phân tử RNA là một lĩnh vực nghiên cứu mới trong ung thư thực quản”. Và “Mục tiêu của nghiên cứu là phát hiện cách thức và thời điểm các phân tử này được kích hoạt trong quá trình phát triển ung thư thực quản và cách chúng kiểm soát các gen khác liên quan đến quá trình ung thư.”
Với những phát hiện mới này, nhóm tác giả hy vọng các phân tử RNA này có thể được tích hợp vào bảng chẩn đoán phân tử EsoCheck của CWRU (được cấp phép bởi Lucid Diagnostics) nhằm phát hiện các tế bào có nguy cơ trở thành ung thư trong giai đoạn sớm.
Nguồn: https://www.genengnews.com/topics/cancer/esophageal-cancer-may-be-treated-and-detected-by-new-rna-molecules/