Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Tăng cường hiệu quả vaccine cho người cao tuổi bằng cách ngăn chặn phản ứng viêm

Thứ năm - 22/02/2018 14:51
3
Hình: Những đáp ứng miễn dịch trên da ở các đối tượng thí nghiệm trẻ tuổi và lớn tuổi khi tiêm dung dịch muối và kháng nguyên virus VZV. Ở đối tượng lớn tuổi, tác nhân ức chế p38 giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch bằng cách ngăn chặn hiện tượng viêm. Cung cấp: JACI, Milica Vukmanovic-Stejic và các cộng sự
 
Trong khi tìm cách giải thích vì sao hiện tượng miễn dịch trên da ở người lớn tuổi bị suy giảm, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học London (UCL) đã tìm ra một loại thuốc kháng viêm có thể giúp các vaccine trở nên hoạt động hiệu quả hơn ở người cao tuổi.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Miễn dịch Lâm sàng và Dị ứng ngày 22 tháng 1 năm 2018, cho rằng một phản ứng viêm quá mạnh ở người già có thể gây ức chế hệ miễn dịch.

"Chúng tôi hiểu rằng hệ miễn dịch sẽ suy giảm theo tuổi tác, và khi đó người ta dễ bị nhiễm lại các bệnh gây ra bởi những tác nhân cũ. Chúng tôi đã khám phá ra rằng khi các tác nhân này tiếp xúc với lớp miễn dịch bên ngoài – đặc biệt là lớp da – hệ miễn dịch sẽ bị cản trở bởi các tế bào da khi mà lúc ấy chúng đã trở nên quá nhạy cảm để tạo ra các phản ứng viêm. Đến nay, chúng tôi đã xác định một cách ngăn cản các hiện tượng viêm này trong một thời gian ngắn,” Giáo sư Arne Akbar (Khoa Lây nhiễm & Miễn dịch - UCL) tác giả của công trình khoa học trên cho biết.

Để nghiên cứu các phản ứng miễn dịch, các nhà khoa học đã tiêm một kháng nguyên – chiết suất từ một mầm bệnh gây đáp ứng miễn dịch mà không cần phải gây bệnh – tiêm vào da của 175 đối tượng thí nghiệm (75 người trên 65 tuổi và số còn lại dưới 40 tuổi). Mầm bệnh kể trên là virus varicella zoster (VZV), gây ra bệnh đậu gà.

Sau khi một người tiếp xúc với gà mắc bệnh, họ trở nên miễn dịch trước virus VZV, nhưng nó có thể hoạt động trở lại khi họ già đi và phát bệnh nếu phản ứng của các tế bào T không đủ mạnh. Tất cả các đối tượng tham gia thử nghiệm đều đã từng mắc bệnh đậu gà, nghĩa là họ đã được miễn dịch trước đó.

Những nhà khoa học nhận thấy rằng các đối tượng ở độ tuổi cao hơn có biểu hiện đáp ứng miễn dịch yếu thường có tế bào T ít hoạt động, và ít có các biểu hiện đỏ và sưng tấy trên da. Việc giảm đáp ứng này không phải là do sự mất đi khả năng ghi nhớ các tế bào T trên da mất đi khả năng nhớ.

Như một cách đối chứng, họ cũng tiêm một dung dịch muối vô hại vào cánh tay còn lại của các đối tượng thí nghiệm. Các nhà khoa học nhận thấy rằng ngay cả dung dịch muối cũng gây phản ứng viêm trên một số các đối tượng lớn tuổi. Những người có phản ứng viêm mạnh nhất với nước muối lại có đáp ứng miễn dịch yếu nhất trước virus VZV, điều này gợi ra giả thuyết rằng phản ứng viêm quá mức có thể gây ức chế tính miễn dịch đặc hiệu với virus VZV.

"Hiện tượng viêm là biểu hiện bình thường của đáp ứng miễn dịch ở cơ thể khỏe mạnh, vì vậy chúng tôi rất ngạc nhiên trước kết quả này, phản ứng viêm quá mức lại đang cản đường các phản ứng phòng vệ khác của cơ thể,” Giáo sư Akbar bổ sung thêm.

Bằng cách phân tích mẫu sinh thiết sau khi tiêm, các nhà khoa học tìm thấy hiện tượng viêm quá mức nêu trên có liên hệ với sự kích hoạt con đường tín hiệu của enzyme p38 MAP kinase. Để kiểm tra liệu có phải enzyme này là nguyên nhân, họ thực hiện một thí nghiệm chuyên sâu với 18 trong số các đối tượng trên 65 tuổi kể trên, cho các đối tượng này dùng thuốc Losmapimod, một loại thuốc gây ức chế enzyme kinase kể trên để giảm bớt cường độ các phản ứng viêm. Trong khi thuốc này được thiết kế để sử dụng trong một thời gian dài và dùng trong thử nghiệm nhằm chữa trị COPD và bệnh viêm khớp, các đối tượng thí nghiệm chỉ dùng thuốc trong 4 ngày trước khi tiêm kháng nguyên VZV một lần nữa.

Sử dụng Losmapimod đã thành công trong việc làm cải thiện đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên VZV.

"Cản trở phản ứng viêm trong một thời gian ngắn giúp mở ra một cơ hội mới giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn,” Tiến sỹ Milica Vukmanovic-Stejic (Khoa Lây nhiễm & Miễn dịch tại UCL), tác giả đầu tiên của nghiên cứu này giải thích thêm.

Các nhà khoa học hiện tại đang lên kế hoạch cho một nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm hiểu xem liệu một vaccine ngừa bệnh cúm có hiệu quả hơn ở người lớn tuổi hay không khi kết hợp sử dụng Losmapimod trong thời gian ngắn.

"Hiệu quả của vaccine được biết sẽ suy giảm theo tuổi tác, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng khám phá mới này sẽ giúp các vaccine trở nên hiệu quả hơn cho những người cao tuổi," đồng tác giả nghiên cứu - Tiến sỹ Veronique Birault (Viện Francis Crick), phát biểu.

Tiến sỹ Jonathan Pearce, trưởng khoa lây nhiễm và miễn dịch tại Hội đồng nghiên cứu Y khoa (MRC), kết luận: "Nghiên cứu thú vị này đã cho thấy những thay đổi trong hệ miễn dịch khi chúng ta già đi, với những phản xạ viêm mạnh hơn có nguy cơ làm giảm sút khả năng gây đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh. Các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo có thể sẽ giúp chúng ta cải thiện hiệu quả của vaccine ở người lớn tuổi – một nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh như bệnh cúm – bằng liệu pháp chữa trị ban đầu với các tác nhân chống viêm."

Nguồn: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2018-01/ucl-ivf012218.php

Tác giả bài viết: Phạm Thị Kim Trâm-Phòng CNSH Y Dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay14,159
  • Tháng hiện tại289,687
  • Lượt truy cập:23313431
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây