Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Vai trò trái ngược của tế bào T trong ung thư đại trực tràng

Thứ tư - 07/09/2022 10:57
Các khối u đại trực tràng tràn ngập các tế bào bạch cầu, nhưng liệu các tế bào này giúp đỡ hay cản trở khối u vẫn đang được tranh luận sôi nổi. Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào bạch cầu có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u và chống lại ung thư đại trực tràng, nhưng cũng có bằng chứng thuyết phục không kém cho rằng các tế bào bạch cầu là đồng phạm ác tính khi củng cố khối u và giúp nó lây lan.

Một nghiên cứu mới đã làm rõ vai trò của những tế bào bạch cầu trong ung thư trực tràng (được gọi là tế bào T &#120516 và &#120517). Nghiên cứu cho thấy các tế bào có chức năng hai lưỡi: một mặt chúng kiềm chế các khối u ở giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh tiến triển, chúng trải qua các thay đổi sinh hóa và đổi vai trò thành hỗ trợ khối u. Phát hiện được công bố trên tạp chí Science, làm sáng tỏ thêm về vai trò của tế bào T trong sự phát triển của khối u và có thể mở ra những con đường mới hướng tới các liệu pháp điều trị ung thư đại trực tràng.

"Tế bào T trong ruột có tác dụng ngăn chặn sự hình thành khối u", Bernardo Reis, một cộng sự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Daniel Mucida tại Đại học Rockefeller, cho biết. "Nhưng một khi khối u hình thành, quần thể tế bào T thay đổi, xâm nhập vào khối u và thúc đẩy khối u phát triển."
 
Các thụ thể tế bào T bị thay đổi

Lớp niêm mạc ruột có thể là cửa ngõ ra vào dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Được cấu tạo từ chỉ một lớp tế bào biểu mô, vùng tiêu hóa đầy bận rộn này phải hấp thụ các chất hữu ích như chất dinh dưỡng và loại bỏ những chất có hại như mầm bệnh từ thực phẩm, trong một không gian làm việc hạn chế.

Reis bắt đầu phân tích các tuyên bố mâu thuẫn về việc liệu các tế bào này có giúp đỡ hay cản trở sự phát triển của khối u trong ruột hay không. Nhưng như thường lệ trong sinh học, câu trả lời không hề đơn giản.

Reis nói: “Chúng tôi có dữ liệu cho thấy tế bào T có khả năng bảo vệ, nhưng các tài liệu cho rằng chúng cũng thúc đẩy sự phát triển của khối u. Chúng tôi muốn hiểu các tế bào T này thực sự có tác dụng gì."

Nghiên cứu trên mô hình chuột bị ung thư đại trực tràng, Reis và các đồng nghiệp đã thu nhận được tế bào T từ ruột của các động vật có khối u giai đoạn đầu và từ khối u của chuột bị ung thư giai đoạn cuối. Khi so sánh hai nguồn tế bào được cho là giống hệt nhau này, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra sự khác biệt lớn về mặt phân tử giữa chúng. Các tế bào T biểu hiện các thụ thể tế bào khác nhau. Hơn nữa, tế bào T xâm nhập vào khối u đã sản sinh ra IL-17, một cytokine thường thúc đẩy quá trình viêm để phản ứng với nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong môi trường vi mô khối u, IL-17 lại đang thúc đẩy bệnh tật - giúp khối u phát triển và thu nạp các tế bào khác để giúp che giấu khối u khỏi phần còn lại của hệ thống miễn dịch.

"Các tế bào T đã hoàn toàn thay đổi", Reis nói.

Để xác nhận phát hiện của mình, nhóm nghiên cứu sau đó đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để loại bỏ một cách có chọn lọc các thụ thể tế bào T khỏi tế bào bạch cầu, thay đổi tế bào từ chống khối u thành thúc đẩy khối u hoặc ngược lại. Bằng cách này, họ đã tìm cách tăng số lượng và giảm kích thước của các khối u trong mô hình chuột. Reis nói: “Khi chúng tôi làm cạn kiệt tế bào T  trong giai đoạn đầu, những con chuột trở nên ốm yếu hơn. Nhưng khi chúng tôi làm cạn kiệt tế bào T trong giai đoạn xâm lấn khối u, các khối u sẽ thu nhỏ lại."

Hy vọng cho bệnh ung thư ở người

Reis và các đồng nghiệp đã chứng kiến ​​hoạt động tương tự trong tế bào T có nguồn gốc từ các khối u đại trực tràng của người và môi trường xung quanh chúng. Các tế bào bên trong khối u giống như những tế bào T được thấy ở chuột, trong khi các tế bào xung quanh bên ngoài khối u trông giống với tế bào ban đầu hơn. "Nó gần giống như một cuộc chiến giữa hai quần thể này", Reis nói. "Các tế bào thông thường đang cố gắng ngăn chặn khối u trong khi các tế bào bên trong đang thúc đẩy sự phát triển của khối u."

Trước mắt, phòng thí nghiệm Mucida sẽ tập trung vào việc nâng cao hiểu biết về nguyên nhân thúc đẩy tế bào T chuyển từ đồng minh của ruột sang kẻ thù tàn phá. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ nghiên cứu sâu hơn, kiểm tra xem liệu có thể điều chỉnh tế bào T để kiềm chế khối u và ngăn chặn sự chuyển đổi chức năng của chúng. Reis cũng quan tâm đến việc khám phá các cách điều khiển hệ thống, thay đổi các tế bào T này xâm nhập vào khối u.

Ông nói: “Có lẽ một ngày nào đó chúng ta có thể biến các tế bào T thành những con ngựa thành Troy, có thể hoạt động như những tế bào chống ung thư ngay bên trong vi môi trường khối u.

Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2022/07/220722184822.htm

Tác giả bài viết: Ngô Lương Đăng Thức - P. CNSH Y dược

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay12,487
  • Tháng hiện tại288,015
  • Lượt truy cập:23311759
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây