Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Bản tin cây trồng công nghệ ngày 15/5/2013 đến ngày 21/5/2013 (Phần 1)

Chủ nhật - 19/05/2013 06:36
Các tin trong số này:

1.        Tin thê giới

2.        Giải trình tự hệ gen của loài Sen thiêng liêng

3.        USAID hợp tác với Syngenta để cải thiện an ninh lương thực toàn cầu

4.        Châu Phi

5.        Giáo sư Đại học Harvard: An ninh lương thực quốc gia có thể được đạt ở Uganda nếu nông dân trồng cây GM

6.        Ai Cập kỷ niệm Ngày Công nghệ sinh học 2013

7.        Châu Mỹ

8.        Công ty J.R. Simplot kiến nghị bãi bỏ quy định về khoai tây GM

9.        USDA chấp thuận thử nghiệm giống dứa màu hồng

10.     Kỹ thuật di truyền giúp diện tích cây hạt dẻ Mỹ tăng trở lại

11.     Nhiều loại họ hàng hoang dã của cây trồng được phát hiện ở Mỹ

12.     Các nhà khoa học phát triển mới phương pháp mới có hiệu quả về sắp xếp hệ gen

13.     Châu Á và Thái Bình Dương

14.     Công nghệ sinh học là một trong số những điểm nổi bật của ASEAN Executive Forum  về thúc đẩy nông nghiệp

15.     Làm im lặng gen để tăng sản lượng nông nghiệp

16.     Các nhà nghiên cứu xác định cơ chế cây trồng kiểm soát việc sử dụng nitơ

17.     Châu Âu

18.     Các nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn cây Olive ở sa mạc Sahara

19.     Các nhân tố vận chuyển đặc biệt cho cây trồng giúp tăng sản lượng lương thực

20.     Nghiên cứu

21.     Ngô biến đổi gen cho thấy chất lượng dinh dưỡng và tính kháng mặn được cải thiện

22.     Ngoài lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học

23.     BIO kêu gọi FDA chấp thuận các hồi GE

24.     Nhà khoa học USDA tìm thấy khiếm khuyết gen là nguyên nhân của hội chứng căng thẳng ở lợn

25.     Phương pháp mới nghiên cứu chuột bị biến đổi gen để mô hình hóa bệnh tật con người

26.     Thông báo

27.     BioMalaysia và Bioeconomy Asia Pacific 2013 tại Johor

 
Tin thê giới
Giải trình tự hệ gen của loài Sen thiêng liêng

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois, Đại học California Los Angeles, và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã giải mã bộ gen của cây sen thiêng liêng, loài thực vật được biết đến như là biểu tượng cho sự trường thọ vì hạt của nó có thể tồn tại tới 1.300 năm. Trình tự gen cho thấy loài hoa sen thiêng liêng có sự tương đồng gần nhất với tổ tiên của tất cả thực vật hai lá mầm, với một nhóm lớn các thực vật có hoa bao gồm táo, bắp cải, cây xương rồng, cà phê, vải bông, nho, dưa, lạc, bạch dương, đậu nành, hướng dương, thuốc lá và cà chua.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng dòng dõi của hoa sen thiêng liêng là nhánh riêng biệt trong phả hệ thực vật hai lá mầm, và do đó thiếu sự nhân ba của bộ gen được quan sát thấy ở hầu hết các thành viên khác của họ này. Theo giáo sư Đại học Illinois Ray Ming, sao chép toàn bộ hệ gen - nhân đôi, nhân ba (hoặc nhiều hơn) toàn bộ khả năng di truyền của một sinh vật - là các sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hóa của thực vật. Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù thiếu đi việc nhân ba kéo dài 100 triệu năm tuổi trong bộ gen của mình mà có ở hầu hết các thực vật hai lá mầm khác, nhưng loài sen thiêng liêng có sự sao chép độc lập và toàn bộ hệ gen cách đây khoảng 65 triệu năm trước đây và một tỷ lệ lớn các gen nhân đôi ( khoảng 40 phần trăm) đã được giữ lại.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng hoa sen thiêng có tỷ lệ đột biến chậm so với các loại cây khác. Những tính trạng này làm cho loài sen này trở thành thực vật tham khảo lý tưởng cho việc nghiên cứu các loài hai lá mầm khác.

Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Genome Biology,:

http://genomebiology.com/2013/14/5/R41/abstract.

Thông tin báo chí có thể xem tại http://www.news.illinois.edu/news/13/0510lotus_genome_RayMing.html.


USAID hợp tác với Syngenta để cải thiện an ninh lương thực toàn cầu

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Syngenta International AG để cải thiện các hoạt động về nông nghiệp và an ninh lương thực ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Thông qua biên bản ghi nhớ, USAID và Syngenta sẽ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực sản các hộ xuất nhỏ và  làm việc với các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà hoạch định chính sách và các nhà tài trợ khác. Biên bản ghi nhớ cũng sẽ giúp xây dựng năng lực cho các hộ nông dân áp dụng và sử dụng một cách an toàn các công nghệ giúp tăng năng suất thông qua đào tạo, trình diễn và các phương pháp tiếp cận khác.

Tiến sĩ Rajiv Shah, USAID Administrator, cho biết: "Mở rộng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như hạt giống chịu hạn, bảo hiểm cây trồng có thể xây dựng nền tảng cho an ninh lương thực bền vững. Bằng cách tăng cường quan hệ đối tác của chúng tôi với Syngenta, chúng ta có thể giảm đói và suy dinh dưỡng tại ba châu lục này và giúp cho mục tiêu chấm dứt nghèo đói cùng cực ở trong tầm tay. "

Cam kết của USAID Syngenta đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và các mục tiêu an ninh lương thực của chính phủ các nước đang phát triển được sự hỗ trợ của USAID thông qua chương trình Feed the Future và các sáng kiến về giản quyết nạn đói và an ninh lương thực trên thế giới và cũng là một phần trong đóng góp của Mỹ  cho chương trình the New Alliance for Food Security and Nutrition.

Xem thêm tại http://www.usaid.gov/news-information/press-releases/usaid-syngenta-collaborate-improve-global-food-security

Châu Phi

Giáo sư Đại học Harvard: An ninh lương thực quốc gia có thể được đạt ở Uganda nếu nông dân trồng cây GM

Calestous Juma, giáo sư và là giám đốc  Dự án  Khoa học, Công nghệ và Toàn cầu hóa của  Đại học Harvard cho biết an ninh lương thực quốc gia ở Uganda có thể được cải thiện đáng kể bằng cách áp dụng sinh vật biến đổi gen (GMOs) để có được năng suất cao hơn.

Trong buổi thuyết trình do Hiệp hội tăng cường nghiên cứu nông nghiệp ở Đông và Trung Phi  ASARECA (the Association for Strengthening Agriculture Research in Eastern and Central Africa) tổ chức ở Kampala, Uganda, Juma nói rằng công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền có tiềm năng đóng góp cho nông nghiệp giống như những gì công nghệ điện thoại di động đã làm cho lĩnh vực truyền thông ở Châu Phi. Tuy nhiên, vị giáo sư Đại học Harvard này cũng nhấn mạnh rằng sẽ là nguy hiểm khi áp dụng công nghệ sinh học biến đổi gen mà không có quy định về công nghệ này một cách rõ ràng, linh hoạt và có tính chất hỗ trợ. Do đó Juma kêu gọi Chính phủ Uganda thông qua dự luật Công nghệ sinh học.

Xem thêm tại http://allafrica.com/stories/201305062242.html.

Ai Cập kỷ niệm Ngày Công nghệ sinh học 2013

Đại học Cairo đã chủ trì sự kiện Ngày Công nghệ sinh học 2013 do Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Ai Cập (EBIC) tổ chức vào ngày 20/04/2013. Giáo sư Ahmed Sharaf, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, chính thức khai mạc buổi lễ với lời chúc nồng nhiệt nhất của mình cho thế hệ mới của các sinh viên công nghệ sinh học và nhấn mạnh  mức độ mà công nghệ này đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Ông cũng đề cập đến việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp sẽ giúp giải quyết một số vấn đề của nông nghiệp Ai Cập.

Chương trình hoạt động bao gồm phần giới thiệu ngắn gọn về công nghệ sinh học, các ứng dụng và lợi ích của nó. Một số sinh viên đã trình bày dự án tốt nghiệp của họ với các đề tài như chống ung thư, vi khuẩn phát quang sinh học, xử lý sinh học  và sinh vật biến đổi gen (GMOs).

Trong phần lễ kỷ niệm, các sinh viên đã trình diễn một tiết mục có tên là "Lịch sử phát triển của công nghệ sinh học" với bốn sự kiện lớn đặc trưng: 60 năm phát hiện cấu trúc của ADN, 30 năm sản xuất cây trồng chuyển gen đầu tiên, 30 năm phát hiện PCR và 10 năm giải  trình tự hệ gen của con người.

Để biết thêm thông tin, liên hệ với Tiến sĩ Naglaa Abdallah theo địa chỉ email:  naglaa_a@hotmail.com.



Châu Mỹ

Công ty J.R. Simplot kiến nghị bãi bỏ quy định về khoai tây GM

Công ty JR Simplot đã nộp đơn yêu cầu nhà chức trách Mỹ bãi bỏ quy định quản lý giống khoai tây công nghệ sinh học được gọi là Innate. Giống khoai tây này đã được biến đổi gen để giảm việc sinh ra acrylamide, một chất có khả năng gây ung thư và gây bệnh black spot bruising ở khoai tây. Kiến nghị của công ty cho rằng giống khoai tây này không có khả năng gây nguy cơ dịch hại cho cây trồng, do đó không chịu sự điều chỉnh từ các quy định của Cơ quan kiểm dịch thực vật và động vật APHIS. APHIS đã công bố bản kiến ​​nghị này trên the Federal Register để lấy ý kiến ​​công chúng trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng (3/ 5 /2013).

Xem thêm tại http://www.aphis.usda.gov/newsroom/2013/04/pdf/fr_ge_potato.pdf



USDA chấp thuận thử nghiệm giống dứa màu hồng

Dứa công nghệ sinh học phát triển ở Costa Rica bởi Công ty Del Monte Fresh Co. Inc đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ phê chuẩn cho thử nghiệm. Giống dứa mới được gọi là Rosé vì cùi có màu hồng. Các nhà phát triển đã cho biểu hiện mạnh một gen có ở dứa và quýt và làm  im lặng các gen khác đồng thời thay đổi quá trình ra hoa để có sự phát triển đồng đều và chất lượng hơn. Công ty Del Monte phải hoàn thành quá trình thử nghiệm và tư vấn an toàn thực phẩm với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược FDA trước khi thương mại hóa sản phẩm này.

Xem thêm tại

http://www.fruitnet.com/americafruit/article/158143/del-monte-gets-gm-pineapple-green-light và

http://www.thepacker.com/fruit-vegetable-news/Del-Monte-testing-genetically-modified-pineapple-204909111.html.

Kỹ thuật di truyền giúp diện tích cây hạt dẻ Mỹ tăng trở lại

Sau nhiều năm bị bệnh bạc lá do nấm Cryphonectria parasitica tàn phá, số lượng cây hạt dẻ Mỹ có thể tăng trở lại nhờ kỹ thuật di truyền. Tiến sĩ William Powell ở Đại học bang New York và Scott Merkle của Đại học Georgia bắt đầu việc tìm kiếm cách bảo vệ hệ gen của cây hạt dẻ Mỹ từ năm 1990. Tiến sĩ Powell biết rằng hầu hết các triệu chứng bệnh bạc lá hạt dẻ là do axit oxalic mà  C. parasitica tạo ra khi cây phát triển. Ông cũng biết lúa mì có một enzym gọi là oxalate oxidase có thể giải độc axit oxalic. Cùng với đồng nghiệp của mình, ông chuyển gen mã hóa oxalate oxidase từ lúa mì sang hạt dẻ và thấy rằng oxalate oxidase thực sự có thể tăng cường sức đề kháng chống bệnh bạc lá.

Trong tháng 5, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ giám sát việc trồng ba đợt thử nghiệm cây hạt dẻ theo một dự án của tổ chức the Forest Health Iniative (FHI) thực hiện. Nếu thử nghiệm có kết quả, FHI sẽ đề nghị cho phép trồng cây hạt dẻ biến đổi gen trong tự nhiên để khôi phục lại các loài cây dẻ trong các vùng rừng ở Mỹ. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng mô hình này cho các dự án tương lai để phục hồi  lại các giống cây có nguy cơ như cây cây du, cây tro và một loài thông được gọi là the eastern hemlock.

Xem thêm tại
http://www.economist.com/news/science-and-technology/21577033-gm-species-may-soon-be-liberated-deliberately-wildwood?fsrc=scn/tw_ec/into_the_wildwood.

Nhiều loại họ hàng hoang dã của cây trồng được phát hiện ở Mỹ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện gần 4.600 họ hàng hoang dã của cây trồng ở Mỹ, bao gồm cả họ hàng của các loại cây lương thực quan trọng trên thế giới như hướng dương, đậu, khoai lang và dâu tây. Những phát hiện này đã được công bố trên các tạp chí Khoa học cây trồng (the journal Crop Science) và có thể giúp các nhà nhân giống cây trồng cho tới nay vẫn phải dựa vào các loài hoang dã của các loại cây trồng đã được thuần hóa  để có các nguồn gen mới về khả năng kháng bệnh, chịu hạn và các tính trạng khác.

Trong bốn năm qua, một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Colin Khoury của Trung tâm Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (CIAT) tại Colombia và Stephanie Greene của Sở nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tập trung thu thập nhiều thông tin về họ hàng hoang dã của các loại cây trồng ở Mỹ. Các thông tin này bao gồm tên của loài, mà cây trồng đã được sử dụng để cải thiện (nếu có) và mốt liên quan chặt chẽ của chúng với các cây trồng tương ứng và cho biết nguồn tài nguyên di truyền tìm thấy trong họ hàng hoang dã cây trồng đã được bảo tồn trong ngân hàng gen hay chưa.

Xem thêm tại
http://dapa.ciat.cgiar.org/the-wild-and-weedy-cousins-of-crops-documented-in-the-united-states/?utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter

Các nhà khoa học phát triển mới phương pháp mới có hiệu quả về sắp xếp hệ gen

Sự hợp tác của các nhà khoa học giữa các cơ quan gồm Viện hệ gen hỗn hợp của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE JGI), Pacific Biosciences (PacBio) ở California và Đại học Washington đã mang lại quy trình cải tiến về sắp xếp (assembly) hệ gen mà nhóm nghiên cứu mô tả là "một quá trình hoàn toàn tự động từ chuẩn bị mẫu DNA đến xác định hệ gen hoàn chỉnh."

Kỹ thuật này được gọi là HGAP (Hierarchical Genome Assembly Process), sử dụng nền tảng giải trình DNA thời gian thực và đơn phân tử của PacBio, tạo ra các reads có chiều dài có thể lên đến hàng chục ngàn nucleotide, thậm chí còn dài hơn nhiều so với công nghệ giải trình tự Sanger của kỹ thuật workhorse của Human Genome Project era cho các reads có chiều dài khoảng 700 nucleotide. Các nhà phát triển giải thích thêm rằng với HGAP, chỉ cần một single, long-insert shotgun DNA library được bố trí và giả trình tự theo phương pháp SMRT long-read liên tục tự động, do đó việc sắp xếp hệ gen được thực hiện mà không cần sự quá trình giải trình tự circular consensus sequencing.

Xem thêm tại http://www.jgi.doe.gov/News/news_13_05_06.html

Châu Á và Thái Bình Dương

Công nghệ sinh học là một trong số những điểm nổi bật của ASEAN Executive Forum  về thúc đẩy nông nghiệp

Một diễn đàn về nông nghiệp dành cho các nhà điều hành trong các lĩnh vực quản trị công và tư nhân của các nước Đông Nam Á được tổ chức bởi Trung tâm nghiên cứu sau đại học khu vực Đông Nam Á (SEARCA) tại Los Banos, Laguna, Philippines vào ngày 9-10/5/ 2013. Diễn đàn nêu ra tầm quan trọng về vai trò của công nghệ sinh học trong nâng cao toàn cảnh nền nông nghiệp của các nước ASEAN.

Tiến sĩ Paul S. Teng, giáo sư của Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore và Phó Chủ tịch Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) trình bày về các động lực thúc đẩy toàn cảnh nông nghiệp mới của ASEAN. Tiến sĩ Rhodora R. Aldemita, Cán bộ chương trình cao cấp của  ISAAA và Tiến sĩ Tan Siang Hee của CropLife Asia (CLA), thuyết trình công nghệ sinh học nông nghiệp thế kỷ 21 và an ninh lương thực, các quan điểm từ khu vực công và tư nhân. Tiến sĩ Andrew Powell của Asia BioBusiness trình bày về thương mại hóa các sáng kiến ​​nghiên cứu nông nghiệp.

Một cuộc đối thoại cấp cao về những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt cũng đã được tiến hành giữa các giám đốc điều hành trong ASEAN về nông nghiệp với các đại diện từ Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI, SEARCA, CLA, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc.

Xem thêm tại: http://searca.org/index.php/news/1202-searca-holds-executive-forum-on-the-new-asean-agriculture-landscape


Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4116

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay12,843
  • Tháng hiện tại288,371
  • Lượt truy cập:23312115
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây