Các nhà khoa học Pakistan và Mỹ phối hợp để bảo vệ bông khỏi bệnh xoăn lá
Một phái đoàn các nhà khoa học bông của Mỹ đã đến Pakistan để đánh giá tiến độ và kế hoạch chiến lược mới với các đối tác Pakistan để chống bệnh virut làm xoăn lá bông (CLCV), một căn bệnh có sức tàn phá làm ảnh hưởng đến sản lượng bông ở Pakistan, gây thiệt hại ước tính khoảng 1,5 triệu kiện hoặc 15 phần trăm của tổng sản lượng thu hoạch năm nay.
Nhóm nghiên cứu đã đến thăm phòng thí nghiệm ở Lahore và Faisalabad và quan sát các giống bông kháng bệnh này được trồng trong nhà kính do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cung cấp. Chuyến thăm là một phần của sự hợp tác nhiều năm với các nhà khoa học Pakistan để phát triển hạt giống bông chống lại bệnh CLCV.
Nhà khoa học hàng đầu, Tiến sĩ Brian Scheffler, thuộc Chương trình nâng cao năng suất bông CPEP của USDA đã rất ấn tượng với sự tiến bộ mà các đối tác Pakistan tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp quốc gia (NARC), Trưởng Đại học của Viện Khoa học Nông nghiệp Punjab, Viện bông Trung ương ở Multan và Sakarand và những cơ quan khác đã đạt được. Các nhà khoa học Pakistan đang kiểm tra cẩn thận hàng ngàn mẫu của giống cây bông để tìm một loạt hạt giống bông năng suất cao và bảo vệ cây bông khỏi bệnh CLCV.
hoặc http://www.pabic.com.pk/US,%20Pakistani%20scientists%20work%20together%20to%20protect%20cotton%20from%20disease.html for the full article.
Hội nghị Quốc gia của AUSVEG
Hội nghị toàn quốc của AUSVEG, cơ quan hàng đầu ngành công nghiệp quốc gia đại diện cho 9.000 người trồng rau và khoai tây của Úc sẽ được tổ chức vào ngày 30/5 – 1/6 tới tại Jupiters Gold Coast. Các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới sẽ có mặt để cung cấp cho người tham gia các công nghệ sản xuất lương thực trong tương lai.
Các chuyên gia sẽ thảo luận nhiều chủ đề trong đó các giải pháp sáng tạo về tính bền vững cho nguồn nước bằng cách sử dụng hydro membranes do ông Yalman a. Khan; ứng dụng sinh học tổng hợp trong việc phát triển các loại siêu thực vật có sức chịu đựng và tăng trưởng nhiều hơn của Giáo sư Lars Nielson từ the Australian Institutes for Bioengineering and Nanotechnology; và bản trình bày về sự cộng sinh thực vật của Tiến sĩ Rusty Rodriguez.
Hugh Gurney, một cán bộ truyền thông cấp cao của AUSVEG cho biết "Những công nghệ này mới nghe như thuộc về Star Trek, nhưng trong thực tế, chúng đang được phát triển hiện nay và khi được áp dụng hy vọng sẽ cho phép người trồng Úc 'sống lâu và thịnh vượng".
Xem thêm tại http://ausveg.com.au/media-release/bean-me-up-scottie-australian-veg-growers-look-to-the-future-for-inspiration
Giống lúa mạch từ thời kỳ Victoria có tính trạng kháng bệnh rất có giá trị
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm John Innes (JIC) ở Vương quốc Anh đã làm sống lại giống lúa mạch di sản cổ điển Chevallier rất phổ biến trong thời kỳ Victoria. Với sự hiểu biết rằng giống cũ là một nguồn phong phú của các gen mới, các nhà khoa học JIC đã tiến hành nghiên cứu thêm về Chevallier thông qua Phòng về Nguồn gen của Trung tâm trong một phần của một dự án cải thiện lúa mạch.
Số liệu lịch sử cho thấy giống lúa mạch này sản xuất mạch nha có chất lượng và năng suất cao. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng Chevallier đã có khả năng kháng bệnh quý giá là có thể ngăn chặn sự nhiễm độc tố nấm mốc, vốn là một mối quan tâm trong ngành công nghiệp sản xuất malt.
Xem thêm tại http://news.jic.ac.uk/2013/04/beer-brewed-from-victorian-barley-variety/.
Sweet 17, phân tử transporter mới đối với đường trong cây trồng
SWEET 17, một protein “sugar transporter” của thực vật đã được tìm thấy bởi các nhà nghiên cứu Pháp thuộc INRA Versailles-Grignon. Protein này có chức năng vận chuyển fructose trong cây trồng. Khám phá này được phát hành trong táp chí Tháng Tư “Current Biology”. Gen như vậy đã được tìm thấy thông qua phân tích phân tử đối với cây mô hình Arabidopsis thaliana có nguồn gốc từ Đức và Tajikistan; chúng được trồng trong điều kiện có hàm lượng N rất khác nhau. Gen mã hóa protein SWEET 17 là một thành phần của họ proteins có mặt trong nhiều loài sinh vật, kể cả người, vi sinh vật, thực vật. Một vài loài có vai trò vô cùng quan trọng trong chu trình vận chuyển glucose hoặc sucrose ở màng tế bào. Công trình nghiên cứu này mở ra một sự vận dụng đầy triển vọng trong sự biến đổi thành phần của đường đối với các loài cây trồng dùng làm lương thực, thực phẩm và chế phẩm công nghiệp.
Xem tài liệu gốc bằng tiếng Pháp http://presse.inra.fr/Ressources/Communiques-de-presse/SWEET17-nouveau-transporteur-de-sucre-chez-les-plantes.
Tesco của Anh sẽ bán sản phẩm gia cầm nuôi bằng thức ăn GM
TESCO, chuỗi các cửa hàng bán lẻ thực phẩm nổi tiếng của Anh cho biết "Trong những tuần gần đây các nhà cung cấp gia cầm Anh đã nói rằng ngày càng khó khăn để đảm bảo rằng các loại thức ăn gia súc mà họ sử dụng là hoàn toàn không có thành phần GM. Cũng giống như các nhà bán lẻ lớn khác, chúng tôi đã quyết định cho phép gia cầm và trứng nông dân có sử dụng đậu nành GM làm thức ăn gia súc. Điều này sẽ giúp hỗ trợ một ngành công nghiệp gia cầm Anh mạnh mẽ và bền vững."
Trong một thông cáo báo chí của công ty, Tesco đề cập đến hai lý do cho quyết định của mình: Thứ nhất, không có đủ thức ăn không chứa thành phẩn biến đổi gen do nông dân trên toàn cầu đã chọn trồng đậu nành biến đổi gen vì nó là khả năng chống lại một số loại sâu và bệnh nhất định. Thứ hai, chế độ kiểm tra DNA mới đã xác định rằng rủi ro của việc tìm kiếm thành phần GM trong thức ăn không biến đổi gen ngày càng tăng.
Tesco cũng đảm bảo công chúng rằng sự thay đổi của họ trong chính sách "sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của thực phẩm và quan trọng nhất là nó sẽ không có ảnh hưởng đối với sức khỏe. Tesco nói “là nhà bán lẻ thực phẩm, không có gì là quan trọng hơn đối với chúng tôi ngoài sự an toàn của thực phẩm mà chúng tôi bán. Biến đổi gen chỉ ảnh hưởng đến các cây trồng trải qua quá trình đó. "
Xem thêm tại http://tescofoodnews.com/gm-and-poultry-feed-questions-and-answers/ http://tescofoodnews.com/gm-and-poultry-feed-questions-and-answers/ .
Markers đánh dấu gen đặc biệt liên quan đến tính chống chịu độ độc nhôm trên đất acid đối với lúa mạch
Một trong những vấn đề lớn trong sản xuất lúa mạch trên đất phèn là tính chống chịu với độ độc nhôm. Khi pH đất giảm xuống (dưới 5,5), aluminium trở nên dễ hóa tan và gây độc đối với c ây trồng, tạo ra sự kiện hấp thu dưỡng chất kém và hút nước kém. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp cải biên di truyền (genetic modification) và chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (molecular marker-assisted selection) để phát triển giống lúa mạch có tính chống chịu độc nhôm trên đất acid. Dr. Miao Ban và ctv. thuộc ĐH Nông Nghiệp Huazhong đã lập bản đồ gen một tính trạng chủ lực liên quan đến chống chịu đất acid từ giống lúa mạch của CIMMYT tên là Svanhals. Họ đã phát triển được một chỉ thị phân tử (PCR-based gene-specific marker) phục vụ chọn giống nhờ marker. Nhóm nghiên cứu này đã sử dụng kỹ thuật mã hóa gen (gene encoding) đóng vai trò transporter của “aluminium-activated citrate” ký hiệu là HvMate để phát triển những chỉ thị phân tử dùng trong PCR nhằm phát hiện ra gen điểu khiển tính chống chịu độc nhôm trên đất acid trên cơ sở PCR. Thông qua phân tích chuỗi trình tự gen này, phân tử indel có kích thước 21 (insertion–deletion) giữa giống kháng và giống nhiễm đã được xác định. Thêm vào đó, chỉ thị mới cũng được định vị trên bản đồ QTL (QTL), trên vùng của nhiễm sắc thể 4H có liên quan đến tính chống chịu đất acid, với 66,9% biến thiên kiểu hình được giải thích bởi QTL này in một quần thể đơn bội kép (DH). Mức độ đa hình (polymorphism) được xác nhận trong những giống chống chịu khác. Những giống ấy trở thành nguồn cho gen chống chịu được đất acid ở Australian, trong các chương trình cải tiến giống lúa mạch. Theo nghiên cứu này, marker mới rất có hiệu quả và là một công cụ phân tử giản đơn để chọn lọc gen điều khiển tính chống chịu đất acid từ nhiều nguồn kháng khác nhau.
Xem thêm tại http://link.springer.com/article/10.1007/s11032-013-9859-3.
Ngoài cây trồng công nghệ sinh học
Tám giống dê biến đổi gen mới của Royan Institute
Tám giống dê transgenic mới vừa được ra đời tại “Royan Institute for Biotechnology Research”, Iran. Những kỹ thuật cloning phải cần đến trang thiết bị hiện đại, nhưng qui trình chi tiết rất đơn giản trong điều kiện một phòng thí nghiệm bình thường, Dr. Nasr Esfahani, nghiên cứu viên cao cấp của dự án nghiên cứu này, đã nói như vậy. Các nhà nghiên cứu của Royan Institute đã cố gắng cải tiến qui trình cloning rất nhiều. Điều quan trọng phải cải tiến là hiệu quả của qui trình cloning hiện nay đã tạo ra điều kiện tốt cho sản sinh ra những protein tái tổ hợp (recombinant proteins) và các cơ quan đối với yêu cầu “xenotransplantation”. Thuật ngữ xenotransplantation có nghĩa là cấy tế bào sống, mô sống hoặc cơ quan còn sống từ một loài này sang một loài khác. Sau khi tối ưu hóa được phương pháp cloning, người ta đã chuyển được 50 phôi tại Royan Institute, chín con mang thai đạt kết quả dương tính, đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay, như là kỷ lục mới của thế giới. Dr. Esfahani tiếp tục nhận xét rằng: "Tháng Ba 2013, tám trong chín con dê mang thai cho ra tám động vật transgenic và tất cả chúng đều có sức khỏe tốt ". Royan Institute for Biotechnology Research đã và đang phát triển sáng kiến mới này rộng rãi. Qui trình bao gồm sản sinh ra động vật transgenic từ các cơ quan sống (vital organs) để cấy vào cơ thể người.
Xem bài viết đầy đủ http://isna.ir/fa/news/92012307740. hoặc liên hệ Naghmeh Abiri, theo địa chỉ email: nmabiri@gmail.com để hỏi thêm thông tin.
Hội Nghị Quốc tế lần thứ ba về Genomics của tài nguyên di truyền thực vật
GPGR3 (The 3rd International Symposium on Genomics of Plant Genetic Resources) được tổ chức vào ngày 16-19 tháng Tư 2013 tại International Convention Center, Jeju, Korea. Chủ đề của GPGR3 là "Cánh cửa tới kỷ nguyên mới của an ninh lương thực toàn cầu-A gateway to the new era of global food security". Người tham gia sẽ thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến nguồn gen thực vật, công nghệ giải trình tự mới, bảo tồn và năng suất cây trồng.
Các hoạt động sẽ bao gồm một Hội thảo Ngân hàng gen, phiên 11 và hội nghị của Hội đồng quản trị GPGR3. Sẽ có một phiên họp về chủ đề chọn giống, quản lý chất lượng và an toàn được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Quốc gia về cây trồng biến đổi gen (NCGC) của Chương trình Next-Generation BioGreen 21 Program in RDA, Hàn Quốc. Các chủ đề khác bao gồm các sự kiện chuyển gen tổng hợp và đánh giá an toàn, nhân giống thông thường và an toàn, an toàn của tính trạng tổng hợp và công nghệ tổng hợp tính trạng công nghệ sinh học.
Để biết thêm thông tin về sự kiện này, truy cập trang web http://www.gpgr3.org/ hoặc liên hệ với Tiến sĩ Soo-Chul Park, Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hàn Quốc (KBIC), tại địa chỉ email: usdapark@korea.kr.
Cập nhật Pocket K về tình trạng toàn cầu về cây trồng GM/biotech được thương mại hoá
ISAAA đã phát hành phiên bản cập nhật của Pocket K số 16 dựa trên Giới thiệu tóm tắt 44: Trạng thái toàn cầu của cây trồng GM/Biotech được thương mại hoá năm 2012 được viết bởi Tiến sĩ Clive James. Hiện nay tại liệu này đã có để tải về tại địa chỉ http://isaaa.org/resources/publications/pocketk/16/default.asp.
Pocket Ks là tập hợp kiến thức, thông tin tập hợp về các sản phẩm cây trồng công nghệ sinh học và các vấn đề liên quan. Tài liệu được soạn thảo bởi Trung tâm kiến thức toàn cầu về cây trồng công nghệ sinh học để cung cấp thông tin quan cơ bản về công nghệ sinh học trong nông nghiệp với cách viết dễ hiểu và có thể tải về dưới dạng PDF để chia sẻ và phát hành dễ dàng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)