Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Khóa Tập huấn “Công nghệ nhân giống và cây giống trên đối tượng cây trồng làm vườn: Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại hướng đến thương mại hóa”

Thứ năm - 18/10/2018 22:46
oct5

Lớp Tập huấn “Công nghệ nhân giống và cây giống trên đối tượng cây trồng làm vườn: Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại hướng đến thương mại hóa”

Tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trong hợp tác đã ký kết giữa hai bên, ngày 10/10/2018, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản, tổ chức khóa Tập huấn “Công nghệ nhân giống và cây giống trên đối tượng cây trồng làm vườn: Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại hướng đến thương mại hóa”.
 
oct6

Các Giảng viên của Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản
 
Tham gia giảng dạy khóa học là các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học phân tử hiện đại trong nông nghiệp của Trường Đại học Tsukuba và Viện nghiên cứu RIKEN của Nhật Bản.

Khóa Tập huấn này thu hút hơn 40 học viên đến từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Trường Đại học trên địa bàn Thành phố và các tỉnh như Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, An Giang.
 
oct7

PGS.TS Dương Hoa Xô phát biểu khai mạc khóa Tập huấn

Trong bài phát biểu khai mạc khóa Tập huấn, PGS.TS. Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản, đồng thời nêu lên mục tiêu khóa tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức về công nghệ sinh học hiện đại ứng dụng trong nông nghiệp hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển Thành phố thành trung tâm cung cấp giống của khu vực phía Nam. Đại diện Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản, GS.TS Kazuo Watanabe cũng nhấn mạnh hướng ứng dụng công nghệ cao trong chọn tạo giống nông nghiệp là xu thế tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Trường Đại học Tsukuba sẵn sàng mở rộng hợp tác liên kết với bất cứ đối tác nào cùng mục đích và có khả năng phát triển các thành tựu nghiên cứu đã đạt được của Trường trong lĩnh vực nông nghiệp.
 
oct8

GS.TS Kazuo Watanabe, Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản

TS. Naoya Fukuda cung cấp những kiến thức về mô hình và nguyên lý vận hành Nhà máy thực vật (Plant Factory). Đây là một kỹ thuật canh tác thực vật trong điều kiện môi trường tối ưu có kiểm soát nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu cùng cộng sự trong việc thí nghiệm xác định các yếu tố tối ưu của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, trao đổi khí… thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong Plant Factory từ đó đảm bảo nâng cao chất lượng, năng suất cây trồng đồng thời phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
 
oct9

TS. Naoya Fukuda giới thiệu Plant Factory

TS. Satoko Nonaka đã có bài trình bày về tổng quan các phương pháp lai giống truyền thống như lai chéo, dùng tác nhân gây đột biến tạo quần thể cho lai tạo giống, những hạn chế của các phương pháp này không đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Giải pháp khắc phục hạn chế của phương pháp lai truyền thống là ứng dụng tính năng ưu việt của các công nghệ sinh học phân tử hiện đại trong công tác chọn tạo giống cây trồng, bao gồm kỹ thuật chuyển gen, kỹ thuật chỉnh sửa gen hiện đại sử dụng các véc-tơ chuyển như ZFN, TALEN, CRISPR/Cas 9. Tác giả cũng giới thiệu một số thành tựu đạt được của nhóm nghiên cứu trong ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen trong chọn tạo giống mới mang tính trạng mong muốn trên đối tượng cây trồng điển hình như cà chua, dưa lưới. Các học viên được hướng dẫn thực hành thiết kế véc-tơ chuyển gen CRISPR/Cas9 qua trang web chuyên dụng.
 
oct10

Giảng viên TS. Takeshi Nakano, Học viện RIKEN, Nhật Bản

Một nội dung quan trọng được cung cấp các học viên quan tâm đó là khái niệm và cơ chế sinh tổng hợp của các hợp chất sinh hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng. TS. Takeshi Nakano (Học viện RIKEN, Nhật Bản) đã trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gen tổng hợp hợp chất sinh hóa của cây mía đường.

Cũng trong khóa Tập huấn, các học viên được đi thăm quan Nhà máy Thực vật của Trung tâm, trực tiếp trao đổi kinh nghiệm vận hành và quản lý Nhà máy Thực vật với Giảng viên TS. Naoya Fukuda.
 
oct11

Giảng viên TS. Naoya Fukuda cùng các Học viên đi tham quan Plant Factory của Trung tâm CNSH

Tại khu nhà màng của Trung tâm các học viên được thực hành kỹ thuật cắt ghép cây trồng là một trong những kỹ thuật để tạo ra cây giống mới có tính trạng mong muốn.
 
oct12

TS. Taichi Oguchi hướng dẫn các học viên thực hành kỹ thuật ghép cây
 
Kết thúc khóa Tập huấn, GS.TS.Kazuo Watanabe bày tỏ mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam, tổ chức nhiều đợt tập huấn đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
 
oct13

GS.TS.Kazuo Watanabe phát biểu bế mạc khóa Tập huấn
 
oct14

Các học viên được trao chứng chỉ hoàn thành khóa Tập huấn

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Lương Duyên-P. QLKH và HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay11,716
  • Tháng hiện tại287,244
  • Lượt truy cập:23310988
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây