Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Khóa Tập huấn “Kỹ thuật Chỉnh sửa gen” tại Trung tâm CNSH Tp.Hồ Chí Minh từ ngày 25-27/02/2019

Thứ năm - 07/03/2019 16:37
m2

Khóa Tập huấn “Kỹ thuật Chỉnh sửa gen”
Tại Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ hợp tác đào tạo nguồn lực giữa hai bên, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản  tổ chức khóa Tập huấn “Kỹ thuật chỉnh sửa gen” từ ngày 25-27 tháng 2 năm 2019.

Khóa học lần này thu hút hơn 30 học viên là các sinh viên, nghiên cứu sinh của Việt Nam và Quốc tế đang học tập tại các Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Tsukuba, Trường Đại học Indonesia, Trường ĐH Quốc gia Chungbuk, Đài Loan; cũng như một số cán bộ công tác chuyên ngành y sinh tại các Bệnh viện trên địa bàn thành phố và Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh.
 
m3

Các Giảng viên khoa Y sinh, Trường Đại học Tsukuba

Nội dung khóa học do các Giảng viên là các Giáo sư, Tiến sỹ trong lĩnh vực y sinh của Trường Đại học Tsukuba, gồm có TS. Yukihide Watanabe, TS. Kiong Ho, TS. Seiya Mizuno.
 
m4

TS. Kiong Ho, Giảng viên khoa Y sinh, Đại học Tsukuba giới thiệu mục tiêu và
chiến lược đào tạo của Trường

Nội dung khóa học bao gồm những khái niệm cơ bản liên quan đến khái niệm và ứng dụng của Kỹ thuật chỉnh sửa gen bằng hệ thống CRISPR/Cas9. Đây là một trong những phương pháp tiếp cận giúp hiểu rõ về chức năng của gen trong các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng phục vụ con người.
 
m5

TS. Seiya Mizuno Giới thiệu khái quát về Kỹ thuật chỉnh sửa gen

Trong khóa học, các học viên được quan sát và trực tiếp thực hành các bước chính trong kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9, với việc thực tập thiết kế gRNA bằng phần mềm (online) CRISPR direct, Optimized CRISPR Design trên gene mục tiêu.
 
m6

Các học viên của lớp học tích cực thực hành thí nghiệm

Tiếp đó các chuyên gia hướng dẫn học viên thí nghiệm thực hiện tổng hợp sgRNA và thực hiện phản ứng CRISPR/Cas9 in vitro và chuyển plasmid mang hệ thống CRISPR/Cas9 vào trong tế bào HEK 293T, đồng thời kiểm tra sự đột biến gene gây ra bởi CRISPR/Cas9 bằng phương pháp đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (RFLP).
 
m7

TS. Yukihide Watanabe lưu ý một số nội dung thí nghiệm của nhóm học viên

Kết quả khóa học đã giúp các học viên lĩnh hội nhiều kiến thức liên quan đến kỹ thuật chỉnh sửa gen hiện đại, tạo môi trường tích cực thực hành thí nghiệm, chủ động chia sẻ ý kiến và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ chuyên ngành với các chuyên gia quốc tế. Điều này mang lại nhiều kết quả hữu ích cho quá trình học tập và công việc của mỗi học viên. Trên cơ sở kết quả thảo luận của lớp học, các chuyên gia đề xuất mong muốn tiếp tục tổ chức khóa học Chỉnh sửa gen trên hệ thống CRIRSP/Cas9 nhưng sẽ chú trọng bổ sung phần giải trình tự gene để phân tích cụ thể gene bị đột biến. 
 
m8

TS. Nguyễn Đăng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm CNSH TP.HCM cùng các Giảng viên Trường Đại học Tsukuba trao chứng chỉ Khóa học cho các Học viên
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Lương Duyên - Quản lý khoa học & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay11,252
  • Tháng hiện tại286,780
  • Lượt truy cập:23310524
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây