Tranh luận về việc kết hợp nông nghiệp hữu cơ và kỹ thuật di truyền
- Thứ bảy - 05/06/2021 20:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để phát triển bền vững hơn ở mức độ toàn cầu, quy định của EU nên được thay đổi để cho phép sử dụng chỉnh sửa gen trong nông nghiệp hữu cơ...
Để phát triển bền vững hơn ở mức độ toàn cầu, quy định của EU nên được thay đổi để cho phép sử dụng chỉnh sửa gen trong nông nghiệp hữu cơ. Đây là điều mà nhóm nghiên cứu quốc tế tại các trường Đại học Bayreuth và Göttingen yêu cầu trong một bài báo đăng trên tạp chí Trends in Plant Science.
Vào tháng 5 năm 2020, Ủy ban EU đã trình bày chiến lược "Từ nông trại đến bàn ăn", một phần của "Thỏa thuận xanh châu Âu - European Green Deal". Mục đích là làm cho nông nghiệp châu Âu và hệ thống lương thực của nó bền vững hơn. Đặc biệt, tỷ lệ nông nghiệp hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp của EU sẽ tăng lên 25% vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu luật hiện hành của EU vẫn được duy trì, sự gia tăng này sẽ không có nghĩa là đảm bảo tính bền vững hơn, như nghiên cứu của các nhà khoa học của các Trường đại học Bayreuth, Göttingen , Düsseldorf, Heidelberg, Wageningen , Alnarp và Berkeley đề cập.
Nhiều ứng dụng bắt nguồn từ các quy trình công nghệ sinh học mới bị hạn chế nghiêm trọng hoặc thậm chí bị cấm theo luật hiện hành của EU. Điều này đặc biệt đúng đối với chỉnh sửa gen, một công cụ chính xác mới được sử dụng trong nhân giống cây trồng. Kai Purnhagen, tác giả chính của nghiên cứu và Giáo sư Luật Thực phẩm của Đức & Châu Âu tại Đại học Bayreuth cho biết: "Mở rộng nông nghiệp hữu cơ hơn nữa dưới các hạn chế pháp lý hiện hành về công nghệ sinh học có thể dễ dàng dẫn đến kém bền vững thay vì bền vững hơn. Tuy nhiên, chỉnh sửa gen nói riêng lại mang đến tiềm năng to lớn cho nông nghiệp bền vững".
Nông nghiệp hữu cơ tập trung vào sự đa dạng hóa canh tác và cấm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học. Do đó, nó có thể có tác dụng hữu ích đối với việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở mức độ địa phương. Tuy nhiên, so với canh tác thông thường, nông nghiệp hữu cơ cũng cho năng suất thấp hơn. Do vậy, cần nhiều đất hơn để sản xuất cùng một lượng lương thực chất lượng cao. Matin Qaim, đồng tác giả, Giáo sư Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học Göttingen cũng cho biết thêm, "Khi nhu cầu toàn cầu về thực phẩm chất lượng cao tăng lên, việc canh tác hữu cơ nhiều hơn ở EU sẽ dẫn đến sự mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở những nơi khác trên thế giới. Điều này có thể dễ dàng làm cho chi phí môi trường vượt quá bất kỳ lợi ích môi trường địa phương nào ở EU, vì việc chuyển đổi đất tự nhiên thành đất nông nghiệp là một trong những động lực lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu và mất đa dạng sinh học.”
Sự kết hợp giữa nông nghiệp hữu cơ và công nghệ sinh học hiện đại có thể là một cách để giải quyết tình trạng khó khăn này. "Chỉnh sửa gen mang lại cơ hội duy nhất để làm cho sản xuất lương thực bền vững hơn và nâng cao hơn nữa chất lượng, cũng như độ an toàn của thực phẩm. Với sự trợ giúp của các công cụ phân tử mới này, có thể phát triển các loại cây khỏe hơn mang lại năng suất cao cho chất lượng dinh dưỡng cao, thậm chí giảm phân bón," Stephan Clemens, đồng tác giả, Giáo sư Sinh lý Thực vật tại Đại học Bayreuth và là Chủ nhiệm sáng lập khoa Khoa học sự sống cho biết. Ngoài ra, chỉnh sửa gen còn được sử dụng để tạo giống cây trồng kháng nấm nấm có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu chứa đồng. Đồng đặc biệt độc đối với đất và các sinh vật dưới nước, tuy nhiên việc sử dụng đồng để kiểm soát nấm vẫn được cho phép trong canh tác hữu cơ vì cho đến nay vẫn chưa có các giải pháp thay thế thuốc hóa học. “Nông nghiệp hữu cơ và chỉnh sửa gen có thể bổ sung cho nhau rất tốt và kết hợp với nhau để có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững hơn cho địa phương và toàn cầu,” Qaim cho biết thêm.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ di truyền trong canh tác hữu cơ đòi hỏi những thay đổi về mặt pháp lý ở EU. Purnhagen cho biết, "Hiện tại chắc chắn không có sự ủng hộ chính trị đa số cho vấn đề này, bởi vì kỹ thuật di truyền được nhiều người xem xét rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, có lẽ thông in được cải thiện có thể dần dần dẫn đến sự cởi mở hơn trong xã hội, ít nhất là đối với việc chỉnh sửa gen, bởi vì kỹ thuật di truyền này cho phép chọn giống có định hướng mà không cần phải đưa các gen ngoại lai vào cây trồng. Làm nổi bật điểm này có thể xua tan nhiều lo ngại phổ biến về kỹ thuật di truyền.”
Vào tháng 5 năm 2020, Ủy ban EU đã trình bày chiến lược "Từ nông trại đến bàn ăn", một phần của "Thỏa thuận xanh châu Âu - European Green Deal". Mục đích là làm cho nông nghiệp châu Âu và hệ thống lương thực của nó bền vững hơn. Đặc biệt, tỷ lệ nông nghiệp hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp của EU sẽ tăng lên 25% vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu luật hiện hành của EU vẫn được duy trì, sự gia tăng này sẽ không có nghĩa là đảm bảo tính bền vững hơn, như nghiên cứu của các nhà khoa học của các Trường đại học Bayreuth, Göttingen , Düsseldorf, Heidelberg, Wageningen , Alnarp và Berkeley đề cập.
Nhiều ứng dụng bắt nguồn từ các quy trình công nghệ sinh học mới bị hạn chế nghiêm trọng hoặc thậm chí bị cấm theo luật hiện hành của EU. Điều này đặc biệt đúng đối với chỉnh sửa gen, một công cụ chính xác mới được sử dụng trong nhân giống cây trồng. Kai Purnhagen, tác giả chính của nghiên cứu và Giáo sư Luật Thực phẩm của Đức & Châu Âu tại Đại học Bayreuth cho biết: "Mở rộng nông nghiệp hữu cơ hơn nữa dưới các hạn chế pháp lý hiện hành về công nghệ sinh học có thể dễ dàng dẫn đến kém bền vững thay vì bền vững hơn. Tuy nhiên, chỉnh sửa gen nói riêng lại mang đến tiềm năng to lớn cho nông nghiệp bền vững".
Lợi ích đối với kết quả của các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals-SDGs) từ việc kết hợp nông nghiệp hữu cơ với công nghệ sinh học nông nghiệp (Nguồn: https://www.cell.com)
Nông nghiệp hữu cơ tập trung vào sự đa dạng hóa canh tác và cấm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học. Do đó, nó có thể có tác dụng hữu ích đối với việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở mức độ địa phương. Tuy nhiên, so với canh tác thông thường, nông nghiệp hữu cơ cũng cho năng suất thấp hơn. Do vậy, cần nhiều đất hơn để sản xuất cùng một lượng lương thực chất lượng cao. Matin Qaim, đồng tác giả, Giáo sư Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học Göttingen cũng cho biết thêm, "Khi nhu cầu toàn cầu về thực phẩm chất lượng cao tăng lên, việc canh tác hữu cơ nhiều hơn ở EU sẽ dẫn đến sự mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở những nơi khác trên thế giới. Điều này có thể dễ dàng làm cho chi phí môi trường vượt quá bất kỳ lợi ích môi trường địa phương nào ở EU, vì việc chuyển đổi đất tự nhiên thành đất nông nghiệp là một trong những động lực lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu và mất đa dạng sinh học.”
Sự kết hợp giữa nông nghiệp hữu cơ và công nghệ sinh học hiện đại có thể là một cách để giải quyết tình trạng khó khăn này. "Chỉnh sửa gen mang lại cơ hội duy nhất để làm cho sản xuất lương thực bền vững hơn và nâng cao hơn nữa chất lượng, cũng như độ an toàn của thực phẩm. Với sự trợ giúp của các công cụ phân tử mới này, có thể phát triển các loại cây khỏe hơn mang lại năng suất cao cho chất lượng dinh dưỡng cao, thậm chí giảm phân bón," Stephan Clemens, đồng tác giả, Giáo sư Sinh lý Thực vật tại Đại học Bayreuth và là Chủ nhiệm sáng lập khoa Khoa học sự sống cho biết. Ngoài ra, chỉnh sửa gen còn được sử dụng để tạo giống cây trồng kháng nấm nấm có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu chứa đồng. Đồng đặc biệt độc đối với đất và các sinh vật dưới nước, tuy nhiên việc sử dụng đồng để kiểm soát nấm vẫn được cho phép trong canh tác hữu cơ vì cho đến nay vẫn chưa có các giải pháp thay thế thuốc hóa học. “Nông nghiệp hữu cơ và chỉnh sửa gen có thể bổ sung cho nhau rất tốt và kết hợp với nhau để có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững hơn cho địa phương và toàn cầu,” Qaim cho biết thêm.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ di truyền trong canh tác hữu cơ đòi hỏi những thay đổi về mặt pháp lý ở EU. Purnhagen cho biết, "Hiện tại chắc chắn không có sự ủng hộ chính trị đa số cho vấn đề này, bởi vì kỹ thuật di truyền được nhiều người xem xét rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, có lẽ thông in được cải thiện có thể dần dần dẫn đến sự cởi mở hơn trong xã hội, ít nhất là đối với việc chỉnh sửa gen, bởi vì kỹ thuật di truyền này cho phép chọn giống có định hướng mà không cần phải đưa các gen ngoại lai vào cây trồng. Làm nổi bật điểm này có thể xua tan nhiều lo ngại phổ biến về kỹ thuật di truyền.”