Bản tin cây trồng công nghệ ngày 15/5/2013 đến ngày 21/5/2013 (Phần 2)
- Chủ nhật - 19/05/2013 06:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Làm im lặng gen để tăng sản lượng nông nghiệp
Các nhà nghiên cứu của Đại học Murdoch đã phát triển một phương pháp làm im lặng gen thân thiện môi trường để kiểm soát bệnh thối rẽ do tuyến trùng, tác nhân gây bệnh làm giảm sản lượng của các cây trồng chủ yếu như lúa mì và lúa mạch tới 15 % hoặc cao hơn. Giáo sư Mike Jones của Nhóm nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật của Đại học Murdoch (Murdoch University's Plant Biotechnology Research Group) cho biết các loại vi sâu hại cũng có thể đưa đến thất thoát kinh tế trong nông nghiệp vì chúng xâm nhập và gây hại rễ cây, làm cho cây dễ bị tổn thương do sự căng thẳng về nước và chất dinh dưỡng. Ông nói rằng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự hình thành các protein cần thiết cho tuyến trùng trong toàn bộ vòng đời của chúng. Công trình nghiên cứu về làm im lặng gen của nhóm thể hiện cách tiếp cận mới và thân thiện với môi trường trong việc kiểm soát sâu bệnh tuyến trùng và tăng sản lượng nông nghiệp mà không cần các hóa chất đắt tiền. Xem thêm tại http://media.murdoch.edu.au/new-gene-silencing-set-to-boost-agricultural-yields.Các nhà nghiên cứu xác định cơ chế cây trồng kiểm soát việc sử dụng nitơ Một nhóm nghiên cứu do Phó giáo sư Shuichi Yanagisawa tại Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học chức năng thực vật thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học của Đại học Tokyo (the Laboratory of Plant Functional Biotechnology at the Biotechnology Research Center of the University of Tokyo) đã chứng minh rằng các yếu tố phiên mã NIN-like đóng vai trò trung tâm trong việc điều tiết sự kiện cảm ứng nitrate (nitrate-inducible) ở thực vật. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tín hiệu nitrat kích hoạt các yếu tố phiên mã NIN-like và các yếu tố đã được kích hoạt này sau đó thúc đẩy sự biểu hiện của một số gen cảm ứng nitrate. Do đó, các yếu tố phiên mã NIN-like có chức năng như thành phần điều khiển chủ chốt của cơ chế sử dụng nitơ. Ở thực vật, nitrat không chỉ là một nguồn nitơ chủ yếu nhưng cũng là một phân tử (phát) tín hiệu điều chỉnh các biểu hiện của một loạt gen và điều chỉnh tốc sự tăng trưởng và phát triển. Vai trò quan trọng của nitrat như một phân tử tín hiệu đã được xác định trong nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, các cơ chế phân tử hỗ trợ đáp ứng nitrat vẫn khó nắm bắt vì cho đến gần đây các yếu tố phiên mã đáp ứng chủ yếu đối với các tín hiệu nitrat vẫn chưa được xác định. Xem thêm tại http://www.u-tokyo.ac.jp/en/todai-research/research-news/the-plant-mechanism-controlling-nitrogen-utilization/ Châu Âu Các nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn cây Olive ở sa mạc Sahara Cây ô liu Laperinne, họ hàng ở Sahara của cây ô liu Địa Trung Hải đến này vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu của Institut de Recherche pour le Développement của Pháp (IRD) và các đối tác của họ đang thực hiện chương trình bảo tồn để ngăn chặn sự suy giảm dần về đa dạng di truyền của loài cây này. Các nhà nghiên cứu biết rằng tuổi thọ của cây được đảm bảo bằng sự sinh sản dinh dưỡng ban đầu của nó. Được coi là một loại cổ thực vật (”relict” tree), Ô liu Sahara có khả năng chống hạn hán cực tốt và có thể là một nguồn tài nguyên di truyền tuyệt vời để cải thiện các loại cây đối chứng đã thuần hóa. Các nhà nghiên cứu của IRD đang xem xét lịch sử hệ sinh thái và tiến hóa của cây ô liu Laperrine để xác định rõ hơn những nguy cơ cho loài cây này và thiết lập các ưu tiên cho các chương trình bảo tồn. Xem thêm tạihttp://en.ird.fr/the-media-centre/scientific-newssheets/428-the-sahara-olive-tree-a-genetic-heritage-to-be-preserved. Các nhân tố vận chuyển đặc biệt cho cây trồng giúp tăng sản lượng lương thực Các nhà sinh học hàng đầu từ trên thế giới đã báo cáo những phát hiện gần đây của họ về phương thức thực vật vận chuyển các chất quan trọng qua màng sinh học của chúng. Theo các nhà nghiên cứu, quá trình vận chuyển cho phép cây trồng chống lại các kim loại độc hại và sâu bệnh, tăng khả năng chịu hạn và chịu hạn, kiểm soát sự mất nước và tích trữ đường qua đó có thể có tác động đến việc tăng nguồn cung cấp lương thực và năng lượng cho dân số toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng. Các nhân tố vận chuyển là các protein đặc biệt mà cây trồng sử dụng hấp thu chất dinh dưỡng từ đất, giúp cây chống lại các tác nhân gây bệnh và chịu được các điều kiện bất lợi. Giáo sư Dale Sanders, Giám đốc Trung tâm John Innes (JIC) ở Norwich Research Park, đang tiến hành nghiên cứu việc cải thiện sự tích trữ kẽm trong các loại ngũ cốc. Ông nói rằng nghiên cứu nhiều hơn nữa về các nhân tố vận chuyển sẽ giúp cải thiện quá trình hấp thu từ đất lên cây trồng và phân bổ lại trong hạt và nhấn mạnh rằng chỉ đơn thuần tăng cường sử dụng phân bón và cung cấp nước sẽ không đủ để đáp ứng các yêu cầu về tăng năng suất và sự bền vững môi trường. Kết quả nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên Tạp chí Nature. Xem thêm tại http://www.nature.com/nature/journal/v497/n7447/full/nature11909.html và http://news.jic.ac.uk/2013/05/more-food-and-greener-farming-with-specialised-transporters-for-plants/. Nghiên cứu Ngô biến đổi gen cho thấy chất lượng dinh dưỡng và tính kháng mặn được cải thiện Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc do Meizhen Wang của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đứng đầu đã tiến hành một nghiên cứu để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và khả năng chịu mặn của ngô thông qua kỹ thuật di truyền. Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật particle bombardment mediated co-transformation để sản xuất giống ngô công nghệ sinh học không có chỉ thị (marker –free) với gen protein giàu lysine -SBgLR từ khoai tây và một gen nhân tố phiên mã - transcription factor gene -TSRF1 từ cà chua. Phân tích cho thấy các dòng kết quả thể hiện cả hai gen ở cấp độ khác nhau. So với ngô không chuyển gen, protein và hàm lượng lysin trong các dòng biến đổi gen đã tăng 7,7-24,4% và 8,7-30,4%, tương ứng. Các dòng biến đổi gen cũng cho thấy khả năng chịu mặn được cải thiện. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phân tích và đưa ra đặc trưng của 10 gen liên quan đến stress. Xem thêm tạihttp://scholar.google.com/scholar_url?hl=en&q=http://www.mdpi.com/1422-0067/14/5/9459/pdf&sa=X&scisig=AAGBfm3z2X1xZzc93pCLz2QifBl9ygq0lw&oi=scholaralrt Ngoài lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học BIO kêu gọi FDA chấp thuận các hồi GE Tổ chức Công nghiệp Công nghệ sinh học (BIO) đang kêu gọi Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA Mỹ phê duyệt việc thương mại hóa sản phẩm cá hồi biến đổi gen. Theo tiến sĩ David Edwards, Director of Animal Biotechnology, tất cả các thủ tục cần thiết đã được hoàn thành và khoản chi phí cho FDA để đánh giá an toàn và hiệu quả của cấu trúc DNA trên động vật sử sụng đã được thực hiện. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc đánh giá thực hiện đã đủ kỹ lưỡng để đưa ra chi tiết hỗ trợ cho việc đi đến quyết định về việc thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học này. Xem thêm tại http://www.biofuelsdigest.com/biobased/2013/04/30/bio-urges-fda-approval-of-gmo-salmon/. Nhà khoa học USDA tìm thấy khiếm khuyết gen là nguyên nhân của hội chứng căng thẳng ở lợn Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phát hiện ra rằng khiếm khuyết gen là lý do đằng sau hội chứng căng thẳng gần đây được phát hiện ở lợn. Hội chứng mới đã được quan sát bởi các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu sau khi lợn được tiếp xúc với tress về giao thông vận tải và các triệu chứng mới được phát hiện cũng khác với hội chứng căng thẳng thường thấy ở lợn và đã bị loại trừ từ nhiều năm trước. Để lập bản đồ bệnh học, nhà sinh học phân tử Dan Nonneman và nhóm của ông ởTrung tâm USMARC( the U.S. Meat Animal Research Center) cho tái giao phối lợn bố mẹ ban đầu của các con lợn có rối loạn để tạo ra nhiều lớp hơn. Tất cả các con cái sinh ra đều có cùng kiểu gen và các vùng nhiễm sắc thể chứa dystrophin có liên quan với hội chứng căng thẳng này. Xem thêm tại http://www.ars.usda.gov/is/pr/2013/130429.htmPhương pháp mới nghiên cứu chuột bị biến đổi gen để mô hình hóa bệnh tật con người Các nhà khoa học ở Whitehead Institute for Biomedical Research ở Massachusetts, Mỹ đã phát minh ra một phương pháp mới trong việc phát triển những con chuột biến đổi gen để sử dụng trong mô hình hóa các loại bệnh ở người. Với phương pháp thông thường phải mất từ ba đến bốn năm nhưng các phương pháp mới có thể tạo một con chuột GE chỉ trong 3-4 tuần. Bên cạnh rút ngắn thời gian phát triển, phương pháp mới nói chung ít phức tạp hơn và hiệu quả hơn so với phương pháp thông thường. Vì vậy, các nhà khoa học hy vọng rằng các phòng thí nghiệm khác có thể dễ dàng áp dụng phương pháp mới. Các nhà khoa học tạo ra các mô hình ở chuột bằng cách chuyển đổi một số gen đã được biết là có liên quan đến một căn bệnh nhất định. Thông qua phương pháp mới gọi là CRISPR (for "clustered regularly interspaced short palindromic repeat") / Cas (for CRISPR-associated) nhiều gen có thể được thay đổi trong một sinh vật đa bào duy nhất. Xem thêm tại http://dx.doi.org/10.1016/j.cell.2013.04.025.Thông báo BioMalaysia và Bioeconomy Asia Pacific 2013 tại Johor Sự kiện BioMalaysia & Bioeconomy Asia Pacific 2013 sẽ được tổ chức ở Johor Bahru tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Johor Persada từ 21-23 tháng 10 năm 2013. Một trong những điểm nhấn quan trọng của sự kiện là sẽ là lễ khai trương Bio-XCell, một công viên công nghệ sinh học rộng 160 mẫu Anh tại Nusajaya thuộc khu vực Iskandar Johor, Malaysia. Ấn bản BioMalaysia Conference & Exhibition 11th edition giới thiệu thông tin về sự kiện này. Chủ đề của sự kiện năm nay sẽ là "Hội tụ các ý tưởng, hợp lưu các cơ hội ' và sự kiện sẽ là diễn đàn đầu mối của khu vực mở ra nhiều cơ hội và sự hợp tác lớn hơn cho khu vực châu Á Thái Bình Dương và trên toàn thế giới trong lĩnh vực kinh tế sinh học. Xem thêm tại http://www.biomalaysia.com.my/emailer/1emailer/index.html.Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4116 |
|