Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 22/5/2013 đến ngày 29/5/2013 (Phần 1)
- Chủ nhật - 02/06/2013 06:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Tin thế giới
2. Các nhà khoa học Ireland xác định đinh thủ phạm của nạn đói vì mất mùa khoai tây trong thế kỷ 19
3. Tổ chức Wheat Initiative phát hành tài liệu về tầm nhìn đối với cải thiện lúa mì
4. Mỹ, Úc, Ấn Độ hợp tác nghiên cứu các loại ngũ cấp chịu căng thẳng phi sinh học
5. Bill Gates: Đầu tư vào nông nghiệp là cần thiết để chống nghèo đói
6. Châu Phi
7. Lợi ích kinh tế tiềm năng khi áp dụng bông Bt ở một số nước COMESA
8. Đánh giá rào cản thương mại đối với cây trồng biến đổi gen ở các nước Đông Phi
9. Hội nghị thường niên OFAB tại Tanzania thảo luận về kế hoạch hoạt động
10. Bộ Nông nghiệp tuyên bố lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen ở Kenya là bất hợp pháp.
11. Châu Mỹ
12. Các nhà khoa học phát triển đậu tương công nghệ sinh học để phòng chống AIDS
13. Liên minh Lúa mì Canada phát triển giống mới
14. Ni tơ giúp cây ngô hấp thụ chất dinh dưỡng khác
15. Nhà kính công nghệ cao mô phỏng khí hậu của thế giới
16. Châu Á và Thái Bình Dương
17. Indonesia phê chuẩn giống mía GM đầu tiên
18. Hệ gen học là hợp phần quan trọng của các chương trình cải thiện cây trồng
19. Phân tích về an toàn của cây trồng biến đổi gen – Đã đến lúc cần suy nghĩ lại
20. Chuyên gia kêu gọi tập trung vào nông nghiệp phát triển bền vững
21. Châu Âu
22. Khảo sát thái độ người Anh với Khoa học và Y học
23. Nghiên cứu
24. Đánh giá an toàn môi sinh học môi trường của cây bạch đàn công nghệ sinh học ở Tsukuba
25. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát cỏ dại trên ruộng trồng cây kháng Glyphosate
26. Ngoài lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học
27. Các nhà nghiên cứu sử dụng vi khuẩn để ngăn chặn bệnh sốt rét
Tin thế giới
Các nhà khoa học Ireland xác định đinh thủ phạm của nạn đói vì mất mùa khoai tây trong thế kỷ 19
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã xác định được tác nhân gây bệnh gây ra nạn đói do mất mùa khoai tây Ailen vào giữa thế kỷ19. Theo các nhà khoa học chủng Phytophthora infestans gọi HERB-1 đã gây ra thảm họa này chứ không phải là chủng US -1 như từ trước tới này vẫn được cho là thủ phạm.
Nhóm các nhà sinh vật học phân tử từ Mỹ và châu Âu đã dựng lại quá trình sự lây lan của mầm bệnh từ cá tiêu bản sấy khô. Họ nghiên cứu sự lan truyền của P. infestans trong lịch sử và so sánh mẫu với các chủng hiện đại từ châu Âu, châu Phi và châu Mỹ và ước tính chủng HERB-1 có khả năng xuất hiện trong đầu những năm 1800 trong khi US-1 chỉ xuất hiện trong hai mươi thế kỷ sau khi các giống khoai tây mới được đưa ra.
Nhóm nghiên cứu cũng đã giải mã hoàn chỉnh hệ gen của 11 mẫu P. infestans từ lá khoai tây thu thập trong hơn 50 năm từ châu Âu và Bắc Mỹ đang được bảo quản tại the Botanical State Collection Munich and Kew Gardens ở London. Kentaro Yoshida làm việc tại Phòng thí nghiệm Sainsbury ở Norwich nói: "Những phát hiện này rất nhiều sẽ giúp chúng ta hiểu sự năng động của tác nhân gây bệnh mới nổi lên. Công việc này mở đường cho việc phát hiện ra nhiều hơn nữa kho tàng kiến thức còn ẩn chứa trong các mẫu cây.khô "
Xem thêm tại http://www.mpg.de/7258079/potato_blight?filter_order=L&research_topic =.
Tổ chức Wheat Initiative phát hành tài liệu về tầm nhìn đối với cải thiện lúa mì
Tập đoàn quốc tế Wheat Initiative của các tổ chức công và tư nhân vừa công bố một tài liệu về tầm nhìn đối với cải thiện lúa mì. Để giải quyết những thách thức về lúa mì trên phạm vi quốc tế, tập đoàn đề ra các mục tiêu như sau:
-phát triển chương trình chiến lược toàn cầu về nghiên cứu lúa mì thông qua việc xác định các ưu tiên và thách thức trong nghiên cứu và tiếp cận ngoài khả năng của các nhóm hay các nước nghiên cứu độc lập;
-tập hợp các tổ chức tài trợ nghiên cứu để khuyến khích đầu tư hiệu quả trong nghiên cứu lúa mì dựa trên năng lực và sự hợp tác giữa các chương trình quốc gia và quốc tế;
-bắt đầu sự phát triển của các chương trình hợp tác mới và hành động phối hợp giữa các nước phát triển và các nước phát triển;
-triển khai và phối hợp việc chia sẻ kiến thức giữa các cộng đồng lúa mì quốc tế;
-cải thiện sự tiếp cận đến tất cả các nguồn lực, dịch vụ và phương tiện;
-hỗ trợ giáo dục học sinh và quá trình học tập suốt đời của các nhà nghiên cứu lúa mì và nông dân; và
-thúc đẩy quan hệ đối tác công / tư.
Xem thêm tại http://www.wheatinitiative.org/sites/default/files/WheatInitiative_VisionDocument.pdf.
Mỹ, Úc, Ấn Độ hợp tác nghiên cứu các loại ngũ cấp chịu căng thẳng phi sinh học
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Hệ gen chức năng thực vật của Úc (ACPFG) và công ty Vibha Agrotech TNHH sẽ hợp tác để phát triển các giống lúa mì và lúa chịu hạn hán và nhiễm mặn nhờ biến đổi gen. Hệ thống và các công nghệ gen của ACPFG cùng năng lực trong đánh giá và chuyển gen cây lúa của Vibha sẽ bổ sung cho nhau để đẩy nhanh sự phát triển các sản phẩm biến đổi gen.
Tiến sĩ Julie Howard, Chief Scientist của USAID tại Cục An ninh lương thực và là Cố vấn cao cấp cho chính quyền về nghiên cứu, khuyến nông và giáo dục trong nông nghiệp nói: "Chúng ta phải sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để sản xuất ra nhiều lương thực hơn trong điều kiện diện tích đất và sử dụng nước đều ít hơn . USAID vui mừng khởi động sự hợp tác này và để tận dụng kiến thức chuyên môn, nguồn lực và công nghệ mới giúp sản xuất các loại ngũ cốc quan trọng và cuối cùng là giúp những người nông dân trồng các loại ngũ cốc này linh hoạt hơn với biến đổi khí hậu”.
Xem thêm tạihttp://www.acpfg.com.au/uploads/documents/news/FINAL%20ACPFG_US_AUST_INDIA_PARTNERSHIPfinal.pdf.
Bill Gates: Đầu tư vào nông nghiệp là cần thiết để chống nghèo đói
Người sáng lập công ty Microsoft và nhà từ thiện Bill Gates tuyên bố trong cuộc họp báo về an ninh lương thực ở Washington DC rằng đầu tư vào nông nghiệp là điều cần thiết để đạt được thành công trong việc chống đói nghèo trên thế giới và nói thêm rằng không có gì có thể cải thiện nền kinh tế một cách hiệu quả như nông nghiệp. Một số nghị sĩ và nhân viên cùng với một số có nhân vật quan trọng có ảnh hưởng tới chính sách nông nghiệp đã tham dự cuộc họp báo này,.
Sự kiện này cũng tạo cơ hội hiếm có để nghe Bill Gates nói về Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation (BMGF) và việc làm của ông cho sản xuất nông nghiệp trong đó có các công trình nghiên cứu về các loại cây trồng chính của thế giới như gạo, ngô, lúa mì. Các chương trình nông nghiệp do BMGF khởi xướng đã trở thành một trong những sáng kiến nông nghiệp phát triển lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, chủ yếu tập trung vào các chiến lược để giảm bớt đói nghèo ở các khu vực đang phát triển, như Châu Phi .
Xem thêm tại http://www.agweb.com/article/bill_gates_agricultural_productivity_is_key_to_reducing_world_poverty/.Châu Phi
Lợi ích kinh tế tiềm năng khi áp dụng bông Bt ở một số nước COMESA
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nairobi, ISAAA AfriCenter và Hiệp hội Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp ở Đông và Trung Phi (ASARECA) đã tiến hành một công trình nghiên cứu đánh giá lợi ích kinh tế tiềm năng của việc áp dụng bông Bt ở một số nước châu Phi.
Các chính phủ của các nước trong khu vực Khối thị trường chung Đông và Nam châu Phi (COMESA) đang tranh luận về việc phê duyệt thương mại hóa đối với bông Bt. Để đưa ra một quyết định đúng đắn, cần phải có bằng chứng thực tế của những lợi ích có thể có của nhà sản xuất, người tiêu dùng và người làm ra công nghệ. Do đó, các nhà nghiên cứu sử dụng khuôn khổ về thặng dư kinh tế để chứng minh lợi ích về phúc lợi của các quốc gia áp dụng công nghệ này và tổn thất của các nước không áp dụng.
Công trình nghiên cứu kết luận rằng tất cả các nước trồng ngô Bt có thể có những lợi nhuận tương tự nhau tính cho mỗi ha diện tích canh tác, trừ Ai Cập có lợi nhuận đạt hơn bốn lần so với các nước khác.
Xem thêm tại http://www.agbioforum.org/v16n1/v16n1a02-mulwa.htm.
Đánh giá rào cản thương mại đối với cây trồng biến đổi gen ở các nước Đông Phi
John Komen và David Wafula vừa cho ra cuốn sách có tựa đề Đánh giá về rào cản thương mại đối với việc áp dụng cây trồng biến đổi gen trong Cộng đồng Đông Phi. Cuốn sách dựa trên việc đánh giá các công trình nghiên cứu gần đây, trong đó phân tích những tác động thương mại thực tế và tiềm năng đối với việc áp dụng cây trồng biến đổi gen ở các nước Đông Phi.
Các tác giả cho biết các nước Đông Phi như Kenya và Tanzania đã thực thi các quyết định về chính sách phòng ngừa đối với cây trồng GM và áp dụng luật và quy định an toàn sinh học nghiêm ngặt. Các quyết định đó có khả năng kìm hãm các khoản đầu tư vào R & D quan trọng cho công nghệ sinh học. Hơn nữa, hạn chế trong việc nhập khẩu các loại cây trồng biến đổi gen ảnh hưởng đến an ninh lương thực do làm tăng giá lương thực và viện trợ lương thực khẩn cấp. Do đó, các tác giả đề nghị như sau:
-Các quốc gia Đông Phi nên cân nhắc tất cả những lợi ích và rủi ro của việc áp dụng cây trồng chuyển gen dựa trên các cơ sở khoa học chính xác.
-Chính phủ của các nước liên quan cần phải thận trọng về những tác động tương lai của việc áp dụng các khung pháp lý và các quyết định chính sách về an ninh lương thực trong nước và thương mại hàng hóa nông nghiệp.
-Các nước nên cố gắng để đảm bảo rằng các khuôn khổ pháp lý về an toàn sinh học quốc gia phù hợp với thương mại và chính sách kinh tế của mình cũng như các hiệp định quan trọng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Xem thêm tại http://csis.org/files/publication/130419_Komen_TradeTribulations_Web.pdf.Hội nghị thường niên OFAB tại Tanzania thảo luận về kế hoạch hoạt động
Đại diện của mạng lưới Diễn đàn mở về công nghệ sinh học nông nghiệp (OFAB) ở Ghana, Kenya, Nigeria, Tanzania, và Uganda cũng như các thành viên tiềm năng từ Burkina Faso, Ethiopia, và Zimbabwe đã họp ở Dar es Salaam từ tháng 8-10, 2013 để thảo luận về các kế hoạch hiện tại và tương lai. Hoạt động này được tổ chức bởi Quỹ công nghệ nông nghiệp châu Phi (AATF) với sự phối hợp của OFAB Tanzania.
Nhiệm vụ OFAB là nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức và nhận thức về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại. Diễn đàn có mục đích góp phần đáng kể vào việc xây dựng một môi trường kiến thức, chính sách và pháp luật thuận lợi cho việc đưa ra các quyết định có thông tin và kịp thời về nghiên cứu, phát triển và triển khai các sản phẩm của công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại vì mục tiêu an ninh lương thực ở vùng cận Sahara, châu Phi.
Cuộc họp tập trung vào định hình các hoạt động chiến lược và kế hoạch hành động giúp đạt được nhiệm vụ tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu công nghệ sinh học hiện đại ở châu Phi. Các chuyên gia của Mỹ và Philippines cũng đã được mời để giới thiệu kinh nghiệm về chia sẻ kiến thức ở châu Á và cách để đối phó với phong trào chống công nghệ sinh học được dự kiến sẽ tăng cường hoạt động hơn nữa trong vòng vài năm tới.
Để biết thêm thông tin, email Daniel Otunge,điều phối viên OFAB theo địa chỉ: d.otunge @ aatf-africa.org
Bộ Nông nghiệp tuyên bố lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen ở Kenya là bất hợp pháp.
Trong một báo Hội nghị bàn tròn của các nhà báo tại Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI) tại Nairobi vào tháng 1, 2013, Romano Kiome, thứ trưởng thường trực của Bộ Nông nghiệp Kenya, đã bác bỏ lệnh cấm năm ngoái về việc nhập khẩu sinh vật biến đổi gen (GMO) trong nước đồng thời gọi việc đó là thiếu khôn ngoan và thiếu sự ủng hộ của pháp luật. Ông nói rằng mặc dù "vị thế chính trị" có thể giữ sự thống trị trong một thời gian, nhưng nó không thay thế cho sự đánh giá chuyên môn đã được xem xét.
Kiome nói thêm rằng ba năm trước khi có lệnh cấm, Kenya đã thành lập Cơ quan quản lý an toàn sinh học quốc gia, có nhiệm vụ giám sát việc chuyển giao, xử lý và sử dụng sinh vật biến đổi gen. Cơ quan này được thành lập bởi Luật an toàn sinh học (the Biosafety Act), được thông qua tại quốc hội Kenya và trở thành luật bởi sự phê chuẩn của Kibaki trong tháng 2 năm 2009. Luật này bao gồm mục tiêu đi đến việc thiết lập "một quá trình minh bạch, dựa trên cơ sở khoa học và dự đoán được" để xem xét việc sử dụng GMOs.
Xem thông cáo báo chí ILRI tại http://clippings.ilri.org/2013/05/17/kenya-ban-on-the-import-of-gm-food-illegal-not-backed-by-law-romano-kiome/?utm_source=buffer&utm_medium=twitter&utm_campaign=Buffer&utm_content=buffer52252.
Châu Mỹ
Các nhà khoa học phát triển đậu tương công nghệ sinh học để phòng chống AIDS
Các nhà khoa học tại Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuaria (Embrapa) ở Brazil đang phát triển một giống đậu tương công nghệ sinh học có thể sản xuất ra một loại protein kháng virus có thể được sử dụng để chống lại vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Giống đậu tương công nghệ sinh học này tạo ra cyanovirin-N, một loại protein kháng virus có thể ức chế vi rút bằng cách gắn vào một loại đường nhất định. Sức mạnh của protein này đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học khác ở Mỹ, tuy nhiên, việc nghiên cứu liên quan bị cản trở bởi những khó khăn về hiệu quả kinh tế khi sản xuất các protein trong quy mô lớn.
Embrapa đã hợp tác với Viện Ung thư Quốc gia Brazil và Viện Y tế quốc gia Mỹ để phát triển giống đậu tương công nghệ sinh học này.
Đọc bài viết gốc trong tiếng Bồ Đào Nha tại http://fundacion-antama.org/cientificos-brasilenos-investigan-soja-transgenica-para-combatir-el-sida/.