Tổ chức tham quan, học tập mô hình đệm lót sinh học tại Củ Chi cho đoàn tham quan quận 12
- Thứ tư - 07/12/2016 14:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm giúp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận 12 có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân Quận 12 tổ chức đợt tham quan, học tập kinh nghiệm cho hơn 150 hộ nông dân trên địa bàn quận. Thời giant ham quan diễn ra trong 3 ngày từ ngày 2/11/2016 – 4/11/2016. Đoàn do bà Nguyễn Thị Thúy Vân, phó trưởng phòng Kinh Tế quận 12 phụ trách. Đoàn đã được tham quan mô hình chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học của hộ nông dân Phạm Văn Cẩm, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, hộ nông dân được Trung tâm Công nghệ Sinh học giới thiệu làm mô hình tiêu
Nhằm giúp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận 12 có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân Quận 12 tổ chức đợt tham quan, học tập kinh nghiệm cho hơn 150 hộ nông dân trên địa bàn quận. Thời giant ham quan diễn ra trong 3 ngày từ ngày 2/11/2016 – 4/11/2016. Đoàn do bà Nguyễn Thị Thúy Vân, phó trưởng phòng Kinh Tế quận 12 phụ trách. Đoàn đã được tham quan mô hình chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học của hộ nông dân Phạm Văn Cẩm, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, hộ nông dân được Trung tâm Công nghệ Sinh học giới thiệu làm mô hình tiêu.
Đoàn thảo luận về mô hình đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm BIMIX do Trung tâm sản xuất
Ông Phạm Văn Cẩm trình bày về tính ưu việt của mô hình đệm lót sinh học
Đoàn tham quan thực tế mô hình đệm lót sinh học
Đoàn thảo luận về mô hình đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm BIMIX do Trung tâm sản xuất
Nội dung tham quan, học tập kinh nghiệm chủ yếu tập trung chia sẻ, giới thiệu, tập huấn phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học và chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi chăn nuôi BIMIX do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất đến bà con nông dân..
Tại buổi tham quan, ThS. Nguyễn Đặng Hải Đăng – phụ trách tổ CNSH Môi trường Thực phẩm, thuộc Trung tâm CNSH TP.HCM đã giới thiệu khái quát về mô hình. Đại diện Hội nông dân xã Trung Lập Thượng, ông Phạm Văn Cẩm thông tin về kết quả sử dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo và những ưu điểm vượt trội của nó. Qua một thời gian trực tiếp sử dụng, ông nhận thấy mô hình mang lại những ưu điểm vượt trội đó là bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị sản xuất với chi phí đầu tư thấp, tăng thu nhập và hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, lớp đệm lót sinh học sau khi sử dụng 4-5 lứa heo có thể dung làm phân bón hữu cơ với giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho cây trồng.
Tại buổi tham quan, ThS. Nguyễn Đặng Hải Đăng – phụ trách tổ CNSH Môi trường Thực phẩm, thuộc Trung tâm CNSH TP.HCM đã giới thiệu khái quát về mô hình. Đại diện Hội nông dân xã Trung Lập Thượng, ông Phạm Văn Cẩm thông tin về kết quả sử dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo và những ưu điểm vượt trội của nó. Qua một thời gian trực tiếp sử dụng, ông nhận thấy mô hình mang lại những ưu điểm vượt trội đó là bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị sản xuất với chi phí đầu tư thấp, tăng thu nhập và hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, lớp đệm lót sinh học sau khi sử dụng 4-5 lứa heo có thể dung làm phân bón hữu cơ với giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho cây trồng.
Ông Phạm Văn Cẩm trình bày về tính ưu việt của mô hình đệm lót sinh học
Đoàn tham quan thực tế mô hình đệm lót sinh học
Thông qua chuyến tham quan, các thành viên đoàn có thêm kiến thức thực tiễn trong phương pháp chăn nuôi đệm lót sinh học và một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Chuyến tham quan đã tạo động lực cho bà con nông dân mạnh dạn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong mô hình chăn nuôi đệm lót sinh học nói riêng, để hướng đến mội ngành chăn nuôi xanh, phát triển bền vững. Hi vọng mô hình sẽ được bà con nông dân phát triển nhân rộng trên nhiều địa bàn.