Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Giới thiệu Chương trình cải cách hành chính (CCHC) và giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM giai đoạn 2020 - 2025

Thứ tư - 12/05/2021 08:10
Ngày 05/5/2021, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-SNN về kế hoạch thực hiện Chương trình cải cách hành chính và giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025.

Kế hoạch này nhằm tập trung xây dựng, triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính (viết tắt CCHC) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố và của ngành.

Kế hoạch cũng nhằm khắc phục các điểm còn hạn chế để phấn đấu Chỉ số CCHC của ngành giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ loại tốt trở lên; xác định rõ trách nhiệm của phòng ban, đơn vị và người đứng đầu, công chức, viên chức trong việc triển khai nhiệm vụ CCHC và đề ra các giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC của ngành; định lượng hiệu quả công tác CCHC, sự phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức của ngành đối với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố...

Các chỉ tiêu cụ thể:
1. Kết quả Chỉ số cải cách hành chính.
- Phấn đấu Chỉ số CCHC của ngành hàng năm đạt từ loại tốt trở lên.
- Có 90% đơn vị trực thuộc được đánh giá Chỉ số CCHC hàng năm đạt từ loại tốt trở lên.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy các phòng ban, đơn vị trực thuộc phù hợp với đặc điểm của Thành phố; gắn công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính với tham mưu phân cấp, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử; đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy trong từng nội bộ phòng ban, đơn vị trực thuộc.
3. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.
4. Mức độ hài lòng người dân, doanh nghiệp về giải quyết hồ sơ thủ tục
hành chính (viết tắt TTHC) hàng năm đạt 95% trở lên.
5. Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết đúng hạn đạt 100% trong từng lĩnh vực, trong đó có trên 80% hồ sơ TTHC giải quyết trước hạn.
6. Tỷ lệ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Trên 60% TTHC của ngành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Thành phố có đủ điều kiện, phát sinh hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Trên 60% TTHC của ngành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh và Cơ quan chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, thủy sản cấp tỉnh có đủ điều kiện, phát sinh hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
7. Xây dựng môi trường làm việc điện tử.
- 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các phòng ban, đơn vị và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử trừ các văn bản thực hiện theo chế độ “mật”.
- 100% các báo cáo của ngành gửi Trung ương và Thành phố đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định.
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% đơn vị ứng dụng thực hiện thanh toán điện tử phí, lệ phí trong giải quyết hồ sơ TTHC (nếu có).
8. Tổ chức kiểm tra công tác CCHC định kỳ và đột xuất tối thiểu đạt 60%
đơn vị trực thuộc. Kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC và thực hiện quy tắc ứng xử. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp của công chức, viên chức trong thi hành công vụ.
9. 100% chi cục có thực hiện giải quyết hồ sơ TTHC đạt chuẩn về trang thiết bị và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (gọi tắt Bộ phận một cửa) đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
10. 100% phòng ban, đơn vị trực thuộc có sáng kiến, giải pháp về thực hiện công tác CCHC, cải cách TTHC đạt hiệu quả.

Về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra các giải pháp như công tác chỉ đạo, điều hành và truyền thông CCHC; cải cách thể chế hành chính; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử.
Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và nâng cao năng lực công chức, viên chức thực hiện công tác CCHC, nâng cao Chỉ số CCHC. Thực hiện tốt công tác điều tra xã hội học phục vụ Chỉ số CCHC (PAR Index) của Thành phố và ngành; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) và các điều tra xã hội học do Thành phố triển khai thực hiện./.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Tuấn - Phòng Hành chính Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay8,094
  • Tháng hiện tại183,095
  • Lượt truy cập:23887412
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
bpd
help bophapdien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây