Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc khu vực phía Nam lần thứ IV

Thứ tư - 09/11/2016 02:14
Ngày 31/10/2016 tại TP Hồ Chí Minh, Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Nguyễn Tất Thành đã tổ chức Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc khu vực phía Nam lần thứ IV kết hợp với Hội nghị thường niên lần thứ 19 của Hiệp hội Sinh học Phân tử châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự Hội nghị có hơn 400 nhà khoa học, quản lý công nghệ sinh học trong và ngoài nước. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 31/10 và 1/11/2016 với chủ đề “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn”. Tham dự Hội nghị có các nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong cả nước.
IMG 3665

Hội nghị được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 50/CT-TW năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2014 - 2016. Trên cơ sở đó, xác định những ưu điểm, những mặt đã làm được và rút kinh nghiệm về những vấn đề còn hạn chế từ đó định hướng phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tại TP. HCM và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn 2016-2020. Đây cũng là dịp để các nhà khoa học ở Khu vực Phía Nam gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu - ứng dụng công nghệ sinh học.

Việc két hợp giữa Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc khu vực phía Nam lần thứ IV với Hội nghị thường niên lần thứ 19 của Hiệp hội Sinh học Phân tử châu Á - Thái Bình Dương là cơ hội để các nhà khoa học trong nước giao lưu, trao đổi học thuật và đẩy mạnh hợp tác với các nhà khoa học quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. HCM đánh giá, Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng góp phần phát triển công nghệ sinh học nước nhà, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN, tham gia Hiệp định TPP và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Cũng tại Hội nghị, nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học đã được công bố, như cải tiến giống lúa chịu mặn ở ĐBSCL nhờ chỉ thị phân tử; nghiên cứu chuyển gen RNAi vào lan Dendrobium để tạo khả năng kháng virus khảm vàng; chọn giống và phân tích đơn gen cho tính kháng đạo ôn tên lúa hoang ở ĐBSCL; xây dựng dữ liệu ADN Barcode cho loài mỡ Phú Thọ phục vụ giám định và nghiên cứu đa dạng di truyền; ứng dụng chỉ thị ADN để đánh giá, phân loại và định danh các dòng A, B, R trong bộ sưu tập 50 dòng ớt cay; ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy lên sự nhân nhanh tế bào sâm Ngọc Linh chuyển gen...

Theo Sở KH&CN TP. HCM, trong giai đoạn 2011 - 2015, TP. HCM đã đầu tư ngân sách lớn cho phát triển các mô hình, tổ chức KH&CN nhằm tăng cường tiềm lực KH&CN, đặc biệt là hướng đến phát triển ngành công nghệ cao. Kết quả là sự chuyển biến tích cực trong hoạt động KH&CN với dịch vụ về KH&CN đã dẫn đầu trong 9 ngành dịch vụ (đạt 16,9%), tỷ lệ ứng dụng trực tiếp KH&CN đạt 35,5%, góp phần phục vụ 6 chương trình đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM.
IMG 40390
Trồng dưa trong nhà lưới
Tại Hội nghị, TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP. HCM cho biết, TP. HCM rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Việc chuyển giao công nghệ cho nông dân thông qua các trung tâm khuyến nông bằng cách hỗ trợ bà con xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đưa các giống mới vào (như chọn tạo giống hoa lan), xây dựng các nhà lưới có ứng dụng hệ thống tưới tự động kết hợp với cung cấp dinh dưỡng hoặc hướng dẫn bà con dùng các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Công nghệ sinh học là trong nông nghiệp đòi hỏi trình độ cao, nhưng trình độ của bà con nông dân lại hạn chế nên khi chuyển giao không thể đưa một lúc nhiều biện pháp vào mà phải chọn lựa tùy theo điều kiện đầu tư của người nông dân. Công nghệ sinh học còn khá mới mẻ, vốn đầu tư lớn trong khi rủi ro lại rất cao nên hiện nay, các doanh nghiệp tham gia còn rất ít. Trước mắt, Trung tâm công nghệ sinh học TP. HCM ưu tiên nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp có thể ứng dụng ngay và thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tại Hội nghị, bên cạch các báo cáo chuyên đề: Các báo cáo sau khi được Ban Nội dung thẩm định về nội dung đã được trình bày tại Hội nghị, còn có Triển lãm: Diễn ra trong 2 ngày suốt thời gian Hội nghị nhằm giới thiệu các sản phẩm công nghệ sinh học có thể chuyển giao, thương mại hóa; giới thiệu của các doanh nghiệp về các trang thiết bị, máy móc, vật tư hóa chất phòng thí nghiệm phục vụ cho công nghệ sinh học.

NASATI
Nguồn: http://www.vista.gov.vn/UserPages/News/detail/tabid/73/newsid/14543/seo/14543/language/vi-VN/Default.aspx

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay12,349
  • Tháng hiện tại201,607
  • Lượt truy cập:23569648
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
bpd
help bophapdien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây