Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Hoạt động nghiên cứu của phòng CNSH Thủy Sản

Thứ ba - 15/03/2016 10:59
Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản được thành lập vào tháng 9 năm 2008 trên cơ sở tách ra từ Phòng Kỹ thuật của Trung tâm CNSH. Số lượng nhân sự của phòng là 17 cán bộ gồm 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 5 cử nhân/kỹ sư và 2 nghiên cứu sinh đang học tập tại Anh Quốc và Nhật Bản.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng CNSH Thủy sản là thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ cho lĩnh vực thủy sản. Tiếp nhận, triển khai và chuyển giao các quy trình kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học thủy sản để phục vụ sản xuất.
Các hướng nghiên cứu của Phòng CNSH Thủy sản
1. Nghiên cứu phát triển vaccine phòng bệnh trên thủy sản
Đây là hướng nghiên cứu chủ lực của Phòng, trong đó phát triển vaccine sống nhược độc ngừa bệnh gan thận mủ trên cá tra do Edwardsiella ictaluri là nhiệm vụ trọng tâm. Phòng CNSH Thủy sản còn thực hiện nghiên cứu phát triển vaccine nhược độc phòng bệnh xuất huyết trên cá do Aeromonas hydrophila. Bên cạnh đó, Phòng cũng tiếp cận hướng nghiên cứu tạo vaccine phòng bệnh đốm trắng ở tôm. Ngoài các nghiên cứu phát triển vaccine, các quy trình xử lý vaccine trong nuôi trồng thủy sản cũng được thực hiện
ts1
2. Nghiên cứu phát triển các bộ Kit phát hiện tác nhân gây bệnh trên thủy sản
Phòng CNSH Thủy sản nghiên cứu, phát triển các bộ Kit PCR – realtime PCR phát hiện nhiều tác nhân gây bệnh trên tôm như: đốm trắng (WSSV), hoại tử máu vỏ (IHHNV), còi (MBV), viêm gan tụy (HPV); trên cá như: vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ. Ngoài ra Phòng còn phát triển Kit LAMP (Loop-mediated isothermal amplification) phát hiện virus gây bệnh đốm trắng và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND trên tôm. Nhiều bộ Kit của Phòng CNSH Thủy sản đã được thương mại hóa.
ts2
3. Nghiên cứu tạo cá chuyển gene phát sáng
Phục vụ chương trình Phát triển cá cảnh của TP. HCM, Phòng CNSH Thủy sản tiến hành nghiên cứu và thành công trong việc tạo cá Sóc- Medaka (Oryzias curvinotus) và cá Thần tiên (Angle Fish) chuyển gene biểu hiện protein phát sáng huỳnh quang màu lục lam và màu đỏ. Hướng nghiên cứu tạo các giống cá cảnh mới, có giá trị đang được triển khai mạnh tại Phòng.
ts3
4. Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Phòng CNSH Thủy sản nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học (protein tái tổ hợp, vi sinh vật, hỗn hợp các chất thảo dược…) trong nuôi trồng thủy sản, giúp tăng tỷ lệ sống và khả năng chống chịu với dịch bệnh ở các đối tượng thủy sản. Phòng còn tiến hành phân lập, giữ giống và nhân nhanh một số giống tảo khuê phổ biến (Skeletomena costatum, Chaetoceros spp.) dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.
Các đề tài nghiên cứu đang triển khai
Cấp Bộ
1. Nghiên cứu tạo vaccine nhược độc phòng bệnh gan thận mủ cá tra ở qui mô hàng hóa.
Cấp cơ sở
2. Thử nghiệm hiệu quả bảo vệ của chủng Aeromonas hydrophila knock-out gene aroA phòng bệnh xuất huyết trên cá Tra ở ao nuôi.
3. Tạo chủng Vibrio harveyi nhược độc chứa DNA vector mang gen mã hóa protein vỏ VP28 của virus gây bệnh Đốm trắng, có tiềm năng ứng dụng làm vaccine ngừa bệnh Đốm trắng trên tôm sú.
4. Nghiên cứu tạo Kit LAMP phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND (bệnh chết sớm EMS) trên tôm.
5. Tạo đàn cá Sóc chuyển gene phát sáng ở quy mô thương mại.
6. Tạo dòng, đánh giá biểu hiện promoter đặc hiệu ở vây cá Sóc (Oryzias curvinotus).
7. Sưu tập, chọn tạo và nhân các giống cá cảnh phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước giai đoạn 2016 – 2010.
8. Xác định tính đối kháng của các chủng probiotic trong môi trường nuôi cá tra.
Các sản phẩm khoa học công nghệ
1. Chủng E. ictaluri đột biến nhược độc có tiềm năng làm vaccine (bằng độc quyền sáng chế số 14407 ngày 04/8/2015)
2. Chủng A. hydrophila đột biến nhược độc có tiềm năng làm vaccine
3. Cá sóc Việt Nam thế hệ F2 mang gene phát sáng màu lục lam, màu đỏ
4. Các bộ kit PCR, RT-PCR chẩn đoán các bệnh phổ biến trên tôm (đốm trắng, hoại tử máu vỏ, còi, viêm gan tụy) và cá (gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri)
Các công bố khoa học 
1. Trương Ngọc Thùy Liên, Vũ Thị Thanh Hương, Trần Thanh Tiếng, Nguyễn Quốc Bình – Tạo chủng Aeromonas hydrophila đột biến nhược độc bằng phương pháp knock-out gen aroA – Tạp chí Sinh học, số 36(1se), 2014.
2. Trần Hạnh Triết, Vũ Thị Thanh Hương, Bùi Thị Thanh Tịnh, Lê Văn Hậu, Trần Thanh Tiếng, Nguyễn Quốc Bình – So sánh khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn edwardsiella ictaluri và aeromonas hydrophila trên cá tra (pangasius hypophthalmus) – Tạp chí Sinh học, số 36(1se), 2014.
3. Ngô Huỳnh Phương Thảo, Trần Thị Thanh Hương, Huỳnh Thị Hoàng Oanh, Trần Thanh Tiếng, Phạm Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Bình – Tối ưu phản ứng Lamp (Loop – mediated isothermal amplification) để chẩn đoán virus hội chứng đốm trắng trên tôm sú Tạp chí Công nghệ Sinh học, số 9 (4A): 633-641, 2011.
4. Vũ Thị Thanh Hương, Bùi Thị Thanh Tịnh, Lê Văn Hậu, Văn Xuân Thành, Nguyễn Quốc Bình – Sàng lọc dòng Edwardsiella ictaluri kháng Rifampicin nồng độ cao và giảm độc lực có thể làm vaccine nhược độc tiềm năngTạp chí Công nghệ Sinh học, số 9 (4A): 611-618, 2011.
5. Nguyễn Trọng Bình, Trần Hạnh Triết, Trần Thị Thanh Thanh, Nguyễn Quốc Bình – Loại bỏ gen purA, aroA, wzz và ch để tạo chủng Edwardsiella ictaluri nhược độc có khả năng làm vaccineTạp chí Công nghệ Sinh học, số 9 (4A): 643-650, 2011.
6. Dương Vân Anh, Vũ Thị Thanh Hương, Lê Lưu Phương Hạnh, Đinh Thị Cao Khanh, Nguyễn Quốc Bình – Tinh sạch và tái cấu trúc OmpA và OmpN giàu histidin của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri biểu hiện trong Escherichia coli ở dạng thể vùiTạp chí Công nghệ Sinh học, số 9 (4A): 619-625, 2011.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay6,254
  • Tháng hiện tại96,981
  • Lượt truy cập:22357300
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây