Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Hoạt động nghiên cứu của phòng Thực Nghiệm Cây Trồng

Thứ hai - 07/03/2016 22:00

Phòng Thực nghiệm Cây trồng được thành lập vào 01/3/2014 theo Quyết định số 15/QĐ-CNSH của Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, trên cơ sở tách ra từ Phòng công nghệ sinh học Thực vật. Nhân sự của Phòng gồm 35 người, với 17 cán bộ nghiên cứu (2 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 12 cử nhân/kỹ sư), 7 kỹ thuật viên và 11 công nhân làm việc tại khu nhà kính nhà lưới và vườn sản xuất hoa lan.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Thực nghiệm Cây trồng là nghiên cứu, triển khai ứng dụng, thử nghiệm, chọn tạo giống cây trồng, nhân giống cây trồng in vitro, các biện pháp kỹ thuật sinh học, canh tác cây trồng trong nhà màng – nhà lưới và ngoài đồng ruộng.
Các hướng nghiên cứu của Phòng Thực nghiệm Cây trồng
1. Sưu tập, bảo tồn và lưu giữ các giống hoa và kiểng lá quý
Đây là hoạt động thường xuyên và quan trọng của Phòng Thực nghiệm Cây trồng với mục tiêu lâu dài là xây dựng được 1 bộ sưu tập giống hoa và kiểng lá phong phú có giá trị cao về kinh tế và khoa học. Bộ sưu tập này là nơi lưu trữ nguồn gen đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất cây giống cũng như cho công tác lai tạo giống hoa và kiểng lá mới. Phòng đã xây dựng được bộ sưu tập hoa lan gồm 360 giống với 136 loài lan rừng quý hiếm; bộ sưu tập kiểng lá gồm 124 giống và bộ sưu tập hoa nền với 77 giống thuộc các chi khác nhau.

tn1

2. Nghiên cứu chọn, tạo giống mới
Trên cơ sở bộ sưu tập giống hoa lan, Phòng Thực nghiệm Cây trồng chú trọng thực hiện các nghiên cứu chọn, tạo giống mới bằng phương pháp lai chéo (cross-breeding). Phòng đã lai tạo thành công 37 tổ hợp lan lai, trong đó 19 tổ hợp lan lai (Dendrobium) đang được đánh giá và chọn lọc ở giai đoạn ra hoa. 20 cây đầu dòng ưu tú từ 5 trong số các tổ hợp lan lai Dendrobium ở trên đang trong giai đoạn nhân nhanh tạo cây con ra vườn ươm để đánh giá sự ổn định về các tính trạng hình thái, màu sắc hoa.

tn2

Bên cạnh đó, Phòng còn sử dụng tia gamma (nguồn Co60) để xử lý gây đột biến ngẫu nhiên nhằm tạo giống hoa mới. Các đối tượng đang được Phòng xử lý gây đột biến theo hướng này là lan rừng Hoàng thảo Thái Bình (Dendrobium pulchellum), Hoàng thảo Thủy tiên trắng (Dendrobium farmer) và giống hoa chuông (Gloxinia speciosa)
Ngoài ra, Phòng cũng tiến hành nghiên cứu tạo dòng thuần và phát triển giống dưa lưới, cà chua.

tn3

3. Nhân giống in vitro các giống hoa, kiểng lá mới
Phòng Thực nghiệm Cây trồng nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro nhiều loại hoa, kiểng lá (hoa lan, hoa chuông, đồng tiền, thu hải đường, vạn lộc, thiên long, …). Các quy trình này đã được ứng dụng vào sản xuất cây giống cung cấp cho thị trường.
Đặc biệt, Phòng đã ứng dụng thành công hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS) vào sản xuất cây giống cấy mô với năng suất và chất lượng cao.

tn4

4. Nghiên cứu nuôi cấy rễ tóc, tế bào cây dược liệu quý nhằm thu nhận sinh khối và hoạt chất thứ cấp
Đây là hướng nghiên cứu quan trọng của Phòng Thực nghiệm Cây trồng. Phòng đã thành công trong nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) bằng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes. Một số dòng rễ tóc sâm Ngọc Linh có hoạt chất saponin đã được chọn lọc và nhân sinh khối trên hệ thống bioreactor. Bên cạnh đó, Phòng còn tiến hành nghiên cứu nuôi cấy tế bào đơn sâm Ngọc Linh trên môi trường lỏng.

tn5

Chương trình mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới (2010-2020)
Từ năm 2010, Phòng đã tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Phòng đã triển khai 45 mô hình trồng hoa lan Mokara và 93 mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học tại các xã thuộc các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Các mô hình do Phòng thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho nông dân.

tn6

Các đề tài nghiên cứu đang triển khai
Đề tài cấp Tỉnh – Thành phố

  1. Sưu tập và nhân giống một số cây dược liệu có tiềm năng phát triển ở An Giang.
  2. Đánh giá một số dòng lan lai mới (Dendrobium) được tạo ra từ Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM.
  3. Nghiên cứu nhân nhanh sinh khối rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha et Grushv.) và kích thích hình thành các hoạt chất thứ cấp hướng tới sản xuất quy mô Pilot.
  4. Nghiên cứu sưu tập bảo tồn và phát triển một số cây trồng có giá trị hướng tới phục vụ du lịch tại xã Mỹ Hòa Hưng- Tp. Long Xuyên.

Đề tài cấp cơ sở:
1.
2. Nghiên cứu tạo dòng biến dị cây hoa Chuông (Gloxinia speciosa) bằng xử lý bức xạ tia gamma nguồn Co60 (Mã số: TNCT01/15-17)
3. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua bi nhập nội thích hợp với điều kiện trồng trong nhà màng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Mã số TN01/16-19)
Các nghiệp vụ chuyên môn
4. Tạo dòng lan mới bằng phương pháp chiếu xạ tổ hợp lai giữa lan nhập nội và lan rừng Việt Nam
5. Bảo tồn, nhân nhanh các dòng tế bào sâm Ngọc Linh chuyển gen và không chuyển gen in vitro
6. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến khả năng sinh trưởng của cây lan Kim tuyến khi nuôi trồng trong điều kiệntủ tăng trưởng thực vật (Plant Growth Chamber)
7. Thử nghiệm một số loại cây trồng trên hệ thống Plan Factory
8. Hoạt động vườn ươm nhà lưới gồ: Bảo tồn và lưu trữ nguồn gen các giống hoa lan, kiểng lá trong bộ sưu tập. Trồng thử nghiệm một số giống hoa mới, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển một số dòng lan Thủy tiên trắng và Thái bình đột biến bằng tia Gamma Co60 ngoài vườn ươm và chăm sóc cây lan hậu cấy mô, trồng thử nghiệm một số giống dưa lưới.
9. Hoạt động khu đồng ruộng gồm: Trồng thử nghiệm một số giống dưa lưới ngoài đồng ruộng, trồng thử nghiệm một số giống rau ăn lá, sản xuất thử nghiệm hạt giống rau F1, trồng và chăm sóc các giống cây dược liệu.
Các sản phẩm khoa học công nghệ
1. Quy trình nhân giống hoa chuông, hoa lan Phalaenopsis, Dendrobium, Renanthera trên hệ thống ngập chìm tạm thời (bằng khen Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2008).
2. Quy trình nhân giống hoa, kiểng lá in vitro.
3. Quy trình kỹ thuật trồng hoa chuông (Gloxinia speciosa) trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.
4. Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.
5. Quy trình trồng và chăm sóc lan Mokara, Dendrobium từ giai đoạn nuôi cấy mô đến sản xuất.
6. Quy trình chuyển gen tạo rễ tóc và thu nhận sinh khối một số cây dược liệu.
7. Sản phẩm hoa lan, hoa chuông, cây kiểng cấy mô và cây trưởng thành.
8. Sản phẩm sinh khối rễ tóc sâm Ngọc Linh.
Các công bố khoa học
1. Loan Thi Ha, Nathalie Pawlicki-Jullian, Michelle Pillon- Lequart, Michele Boitel-Conti,  Hoa Xo Duong, Eric Gontier – Hairy root cultures of Panax vietnamensis, a promising approach for the production of ocotillo-type ginsenosides – Plant cell tiss organ cult, DOI 10.1007/s11240-016-0980-y
2. Phan Diễm Quỳnh, Hồ Thiên Thao, Đoàn Hữu Cường, Dương Hoa Xô, Chu Phạm Ngọc Sơn – Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ sinh học để tăng năng suất và chất lượng của tinh dầu lá trầu không Hóc Môn (Piper betle L.), Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 2, kỳ 2, 2016.
3. Hà Thị Loan, Dương Hoa Xô, Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Hoàng Quân, Vũ Thị Đào, Nathalie Pawlicki-Jullian, Eric Gontier - Nghiên cứu tạo rễ tóc Sâm Ngọc Linh Panax vietnamsis bằng phương pháp chuyển gen rol nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes – Tạp chí Sinh học , tập 36 số 1se, 2014.

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay3,736
  • Tháng hiện tại204,507
  • Lượt truy cập:23908824
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
bpd
help bophapdien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây