Phòng CNSH Y Dược được thành lập từ tháng 09 năm 2008 trên cơ sở tách ra từ Phòng Kỹ thuật của Trung tâm. Số cán bộ nghiên cứu của phòng là 14 người gồm 2 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 5 cử nhân và 2 nghiên cứu sinh đang học tập tại Nhật Bản. Ngoài ra, phòng còn có sự cộng tác của 3 chuyên gia khoa học nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng CNSH Y Dược là thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ cho lĩnh vực y dược cho người và động vật.
Các hướng nghiên cứu của Phòng CNSH Y Dược
Phòng CNSH Y Dược hiện được tổ chức thành 4 nhóm nghiên cứu hoạt động trên những hướng khác nhau
1. Nhóm nghiên cứu về Miễn dịch và liệu pháp miễn dịch – do TS. Nguyễn Đăng Quân (Phó Giám đốc – kiêm Trưởng phòng) phụ trách – tập trung thực hiện các nghiên cứu nhằm phát triển các protein dược sinh học ứng dụng trong điều trị bệnh tự miễn – dị ứng như protein ức chế IL-33, IL-1, TNF-α, ức chế tế bào lympho… Nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển kháng thể đơn dòng và nghiên cứu tạo que thử nhanh ứng dụng trong chẩn đoán bệnh dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch (immunochromatography). Ngoài ra, nhóm còn phát triển chế phẩm interferon tái tổ hợp ứng dụng trong phòng và điều trị bệnh do virus trên vật nuôi.
2. Nhóm nghiên cứu về ung thư – do TS. Nguyễn Lê Xuân Trường (chuyên gia khoa học) phụ trách – thực hiện các nghiên cứu về chức năng của một số protein mới trong các con đường truyền tín hiệu thúc đẩy sự sống, tăng sinh, di căn của tế bào ung thư (như ung thư máu, ung thư đại – trực tràng) nhằm tìm ra liệu pháp ức chế tế bào ung thư. Ngoài ra, nhóm còn thực hiện các nghiên cứu chứng minh hiệu quả và cơ chế kháng ung thư của các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp.
3. Nhóm nghiên cứu về Chẩn đoán phân tử – do TS. Nguyễn Đăng Quân phụ trách – tập trung tiến hành nghiên cứu để xây dựng các quy trình và bộ kit phát hiện tác nhân gây bệnh nhiễm (HBV, HCV, HPV…), phát hiện các đột biến trên DNA ứng dụng trong chẩn đoán sớm và hỗ trợ điều trị ung thư, hoặc chẩn đoán các bệnh di truyền ở người. Các công cụ được nhóm nghiên cứu sử dụng là PCR, realtime PCR, digital PCR, giải trình tự Sanger và giải trình tự NGS.
4. Nhóm nghiên cứu về Sinh học cấu trúc – do TS. Phạm Thị Kim Trâm phụ trách – thực hiện các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các protein, cơ chế tương tác giữa protein với protein hoặc giữa protein với phân tử khác từ đó phát triển các thuốc mới hướng đến ứng dụng trong điều trị bệnh ở người và động vật. Hiện tại nhóm nghiên cứu đang quan tâm đến việc sàng lọc nhằm phát hiện các protein mới từ hải miên có hoạt tính kháng khuẩn, gây độc tế bào.
Các đề tài nghiên cứu đang triển khai
Đề tài cấp nhà nước
1. Nghiên cứu vai trò của protein yếu tố khởi đầu phiên mã I (TIF-IA) và đồng phân TIF-90 trên tế bào ung thư trực tràng người Việt Nam. Đề tài Nafosted.
Đề tài cấp thành phố
2. Nghiên cứu vai trò của protein Ebp1 – p48 đối với sự tăng trưởng và xâm lấn của tế bào ung thư biểu mô tuyến đại – trực tràng.
Đề tài cấp cơ sở
3. Nghiên cứu phát triển kháng thể đơn dòng dạng khảm chuột- người kháng CD20.
4. Nghiên cứu phát triển protein tương đương sinh học với biệt dược Etanercept ứng dụng trong điều trị bệnh.
5. Nghiên cứu tạo que thử chẩn đoán nhanh sốt xuất huyết Dengue.
6. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả cận lâm sàng của kháng thể đơn dòng kháng CD45 của người trong chẩn đoán các bệnh về máu.
7. Nghiên cứu tạo chế phẩm interferon-α tái tổ hợp ứng dụng trong phòng và trị bệnh do virus trên heo nuôi.
8. Nghiên cứu hiệu quả kháng ung thư của Mycophenolic acid (MPA) trên mô hình tế bào in vitro và mô hình chuột.
9. Xây dựng quy trình xác định các đột biến trên nhóm gen có liên quan đến bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới.
10. Xây dựng quy trình xác định genotype của HCV bằng kỹ thuật giải trình tự vùng core và NS5B.
11. Nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật và gây độc tế bào của các dịch chiết protein thu nhận từ hải miên ở vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa.
Các sản phẩm khoa học công nghệ
1. Chế phẩm interferon gà
2. Chế phẩm interferon α2b người
3. Chế phẩm insulin người
4. Kháng thể đơn dòng kháng huCD45
Các công bố khoa học
1. Thi Thanh Thao Nguyen, Thi Hoang Dieu Truong, Gia Bao Le, Hoa Xo Duong, Quoc Binh Nguyen and Dang Quan Nguyen – Generation and characterization of soluble interleukin-33 receptor fused with IgG1 Fc domain expressed by Pichia pastoris yeast – Journal of Pharmacy and Pharmacology, 67, pp. 329–337, 2015
2. Khue Gia Nguyen, Dang Quan Nguyen, and Le Xuan Truong Nguyen – Oncolytic virus – an effective targeting therapy for cancer treatment – Vietnam Journal of Science, Sept 2015
3. Huu Phuc Nguyen, Do Thi Thu Hang, Quoc Trung Ly, Hoang ND Pham, Dang Quan Nguyen, and Le Xuan Truong Nguyen - Targeting PI3K/AKT/mTOR signaling in Acute Myeloid Leukemia – Vietnam Journal of Science, May 2015
4. Võ Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Thanh Giang, Nguyễn Đăng Quân, Nguyễn Quốc Bình – Tạo dòng, biểu hiện và xác định hoạt tính sinh học của interferon gà tái tổ hợp thu nhận từ hệ thống nấm men Pichia pastoris – Tạp chí Sinh học số 36(1se) 2014.