NDĐT - Hội nghị nấm học châu Á là một trong những hội nghị khoa học lớn nhất thế giới của các nhà nghiên cứu về nấm được tổ chức bởi Hiệp hội nấm học châu Á. Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức ở Kuala Lumpur vào năm 1986 và theo thời gian hai năm/lần luân phiên giữa các nước.
Hội nghị bao gồm tất cả các nhà nghiên cứu nấm trên thế giới tới giao lưu, trao đổi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm lẫn kiến thức mới.
Tại Goa, Ấn Độ, năm 2015, Chi hội nấm học trực thuộc Hội Sinh học và Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã đứng ra nộp hồ sơ xin đăng cai Hội nghị nấm học châu Á 2017. Mặc dù là một chi hội có tuổi đời rất trẻ, chỉ vừa đầy năm, nhưng hồ sơ của phía Việt Nam đã được lựa chọn vượt qua nhiều hồ sơ của các nước có bề dày lịch sử nghiên cứu và phát triển nấm học.
Với sự chuẩn bị tốt nhất có thể, Hội nghị nấm học châu Á 2017 đã ghi nhận được hơn 250 phiếu đăng ký của các đại biểu đến từ khắp năm châu trên thế giới. Trong đó, có sự có mặt của nhiều nhà nghiên cứu về nấm nổi bật như: TS Keith Seifert, Chủ tịch Hội nấm học quốc tế; GS Liu XingZhong, Chủ tịch Hội nấm học châu Á; TS Jennifer Luangsa-ard, Phó chủ tịch Hội nấm học quốc tế; TS Pedro Crous, Tổng thư ký Hội nấm học quốc tế; GS Lei Cai, Tổng thư ký Hội nấm học châu Á; GS Yuichi Yamaoka, Chủ tịch Hội nấm học Nhật Bản; GS Young-Su Lee, Chủ tịch Hội nấm học Hàn Quốc; TS Peter Buchanan, Tổng biên tập Tạp chí Mycotaxon; TS Tsutomu Hattori, Tổng biên tập Tạp chí Mycoscience, GS Marc Stadler, Tổng biên tập Tạp chí Mycological Progress, GS Z.L. Yang, Tổng biên tập Tạp chí Fungal Diversity…
Hội nghị Nấm học châu Á diễn ra trong bốn ngày, từ ngày 10 đến 13-10 tại Khách sạn Tân Sơn Nhất với hơn 160 báo cáo khoa học, sáu phiên báo cáo toàn thể, 14 phiên báo cáo hội trường và ba phiên báo cáo poster. Hội nghị là một cơ hội để các nhà nghiên cứu nấm học Việt Nam giao lưu, học hỏi và kết nối với thế giới cũng như là một cơ hội để ngành nấm Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhìn lại chặng đường phát triển của mình và tìm kiếm những vận hội thách thức mới trong cộng đồng nghiên cứu của thế giới.
Nguồn:// http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/34363402-khai-mac-hoi-nghi-nam-hoc-chau-a-tai-tp-ho-chi-minh.html
Tác giả bài viết: ĐĂNG QUÂN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)