Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Quy trình trồng và chăm sóc cây Tróc bạc cẩm thạch (Syngonium podophyllum Albo variegata)

Thứ tư - 10/04/2024 15:47
Giới thiệu về cây Tróc bạc cẩm thạch
Cây Tróc bạc cẩm thạch (Syngonium podophyllum Albo variegata), còn gọi là Trầu bà trắng, Tróc bạc đột biến, thuộc họ Ráy (Aracea), có nguồn gốc từ Mexico, Brazil và Bolivia. Đây là cây thân leo, có thân nhỏ màu xanh lục, lá hình mũi tên (dài 15 - 30 cm, rộng 10 - 15 cm) với những vệt trắng loang lổ trên bề mặt. Thân cây phân nhánh ngang, mang rễ phụ, phát triển leo bám vào vật đỡ và có hoa nhỏ ở nách lá khi trưởng thành. Loại cây này thường được sử dụng cho trang trí không gian sống do bộ lá có tính thẩm mỹ cao. Việc trồng cây Tróc bạc Cẩm thạch có thể đạt được lợi nhuận 200 triệu đồng/1.000 m2 diện tích.
a
Hình 1. Cây kiểng lá Tróc bạc cẩm thạch
Chuẩn bị cây giống
Chuẩn bị hom giống:
Chọn hom giống giai đoạn bánh tẻ, có đầy đủ màu xanh và trắng xen kẽ nhau. Cắt hom với chiều dài khoảng 5 - 6 cm, có mang một chồi nách kèm lá ở giữa. Sau khi cắt, hom giống được xử lý bằng thuốc trừ bệnh Antracol 70WP (1g/L) và phân bón N3M (2g/L) trong 1 - 2 phút trước khi vớt ra, để ráo nước và đem giâm vào rổ ươm.
 
b

Chuẩn bị giá thể:
Ngâm mụn xơ dừa với nước vôi (5 kg vôi pha với 200 lít nước) trong 5 - 7 ngày, sau đó xả với nước 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 - 2 ngày để loại bỏ chất chát. Giá thể được phối trộn gồm 70% mụn dừa + 30% đá perlite trước khi cho vào rổ ươm hom. Rổ ươm hom có kích thước 20 x 30 cm, chứa lớp giá thể dày 4 - 5 cm, có thể ươm được 18 - 20 hom giống.
Tiến hành giâm hom:
Trước khi giâm hom, phun thuốc phòng trừ bệnh Ridomil Gold 68WG (liều lượng 1gr/L) khắp bề mặt giá thể. Giâm hom vào giá thể trong rổ ươm đến vị trí nách lá, khoảng cách giữa các hom 4 x 5 cm. Sau khi giâm 15 ngày, cắt bỏ lá ban đầu của hom giống, phun phân NPK 30-10-10 (1g/L) + Vitamin B1 (1ml/L) định kỳ 10 ngày/lần và thuốc trừ nấm bệnh định kỳ 15 - 20 ngày/ lần. Khi hom có  1 - 2 lá (khoảng 45 - 55 ngày sau giâm) tiến hành chuyển sang chậu.
Một số lưu ý:
- Thời vụ: có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tỷ lệ sống thường cao hơn trong mùa khô so với mùa mưa.
- Thời gian xuất vườn dao động từ 3 - 5 tháng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nhân giống bằng hom có mang lá cẩm thạch sẽ thu được cây con có lá cẩm thạch cao với tỷ lệ cao.
 
c
Trồngchăm sóc
Điều kiện trồng và chăm sóc:
Trồng cây trong nhà lưới hoặc nơi mát, hạn chế ánh nắng trực tiếp (ánh sáng 70%, nhiệt độ 22 - 30 oC).
Tưới nước 1 - 2 lần/ngày, tùy theo kích cỡ cây lớn hay nhỏ, kích thước chậu trồng để tính lượng nước tưới cho phù hợp.
Chuẩn bị chậu trồng:
Phối trộn giá thể (50% mụn dừa + 25% phân chuồng + 15% trấu sống + 10% đá Perlite) và cho vào chậu nhựa (15 cm x 10 cm) có lỗ thoát nước ở đáy.
 
d

Hình 4. Cây Tróc bạc cẩm thạch trồng chậu thời điểm 60 ngày sau trồng chậu trong thí nghiệm về giá thể.
(Ghi chú: NT3: 50% mụn dừa + 25% phân chuồng + 15% trấu sống+10% đá Perlite)
         
Trồng cây vào chậu:
Trồng cây vào chậu có chứa giá thể đã chuẩn bị, có thể trồng 1, 2 hoặc 3 cây/chậu tùy theo mục đích sử dụng. Chậu cây có thể đặt trên bàn, trên giàn trong nhà lưới hoặc treo lên giàn treo.
Tưới nước: 1- 2 lần/ngày.
Phân bón: Bón phân gốc NPK 20-10-10, liều lượng 2g/chậu/1 lần bón. Bắt đầu bón sau khi trồng 15 ngày, định kỳ 15 ngày/lần. Bón phân sát thành chậu, tránh xa gốc. Lưu ý sau khi bón phân phải tưới nước đủ ẩm vào chậu.
Sử dụng kết hợp với chế phẩm dinh dưỡng Bio Trùn quế 01 (liều lượng 1 ml/L) phun cho cây định kỳ 7 ngày/lần cho kết quả tốt nhất.
 
e

Hình 5. Cây kiểng lá Tróc bạc cẩm thạch trồng chậu thời điểm 60 ngày sau trồng trong thí nghiệm về chế phẩm dinh dưỡng
(Ghi chú: NT4: BiO Trùn quế 01 (1ml/L)
 
Phòng trừ sâu, bệnh
Mặc dù cây Tróc bạc cẩm thạch thường sinh trưởng khỏe, ít bị sâu, bệnh, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề để giúp cây sinh trưởng tốt:
- Xử lý kỹ giá thể trồng để tránh nguồn sâu bệnh tồn lưu.
- Hom giống và cây giống cần được xử lý thuốc trừ bệnh trước khi trồng.
- Cần quan sát và xử lý sớm đối với một số sâu, bệnh hại chính như rệp sáp (Planococcus citri), ốc sên, bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae). Có thể sử dụng biện pháp cơ học (cắt bỏ phần thân lá hư thối, bắt bỏ ốc sên…). khi sâu, bệnh xuất hiện ít, chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi mật độ sâu, bệnh tăng cao. Tùy vào loại sâu, bệnh và trạng thái sinh lý của cây để lựa chọn thuốc phòng trừ phù hợp. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thông dụng thường được sử dụng như Selecron 50EC (trừ rệp sáp, bọ phấn trắng), Bolis 6G (Trừ ốc sên) và Altracol 700WP (trừ bệnh cháy bìa lá, cháy mép lá…).
 
f

Hình 6. Bệnh cháy bìa lá cây Tróc bạc Cẩm thạch

Thông tin tư vấn kỹ thuật và cung cấp giống: 
- Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng Thực nghiệm cây trồng
- Điện thoại: 0961.996974 (Ms. Thủy) hoặc 0989.705933 (Ms. Hằng)


 

Tác giả bài viết: Lê Thị Thu Hằng - P. Thực nghiệm Cây trồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay530
  • Tháng hiện tại530
  • Lượt truy cập:21004275
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây