Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Các chất làm ngọt nhân tạo có liên quan tới nguy cơ tăng cân, bệnh tim mạch và các vấn đề về sức khỏe

Thứ hai - 31/07/2017 11:23
a
Trà có bổ sung chất làm ngọt nhân tạo

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí CMAJ (Canadian Medical Association Journal), các chất làm ngọt nhân tạo có thể liên quan tới việc tăng cân liên tục và gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch,

Việc tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo, như aspartame, sucralose và stevia ngày càng nhiều và phổ biến. Tuy nhiên, một số thông tin nổi lên gần đây cho thấy rằng các chất làm ngọt nhân tạo hoặc không dinh dưỡng này có tác động không tốt đến hoạt động trao đổi chất, hệ vi khuẩn trong đường ruột và sự ngon miệng, mặc dù các bằng chứng đưa ra vẫn còn nhiều tranh cãi.

Để hiểu rõ hơn mối liên quan giữa việc tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo và các tác động tiêu cực lâu dài lên trọng lượng cơ thể và bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Cải thiện Sức khỏe của trường đại học Manitoba's George & Fay Yee đã làm tổng quan hệ thống 37 nghiên cứu, theo dõi trên 400.000 người trong thời gian trung bình 10 năm. Trong đó, chỉ có 7 nghiên cứu được thử nghiệm có đối chứng và được tiến hành một cách ngẫu nhiên (tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng), bao gồm 1.003 người và theo dõi trong thời gian trung bình 6 tháng.

Những thử nghiệm này không cho thấy tác động ổn định của các chất làm ngọt nhân tạo lên sự giảm cân, trong khi đó, các nghiên cứu có thời gian theo dõi lâu hơn cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ tương đối cao trong tăng cân và béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch và các vấn đề về sức khỏe.

“Mặc dù có hàng triệu người vẫn tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo mỗi ngày, nhưng có rất ít bệnh nhân được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng của những sản phẩm này” theo lời Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ryan Zarychanski, thuộc khoa Khoa học Sức Khỏe Rady, trường đại học Manitoba. “Chúng tôi nhận thấy rằng dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng không xác nhận một cách rõ ràng những lợi ích đáng mong đợi từ việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo trong giám sát cân nặng”.

“Cảnh báo về sự thận trọng trong việc dùng các chất làm ngọt nhân tạo vẫn được đưa ra cho đến khi những tác động lâu dài của chúng đến sức khỏe của người tiêu dùng được hiểu cặn kẽ” theo lời chủ nhiệm đề tài, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Meghan Azad, thuộc khoa Khoa học Sức Khỏe Rady, trường đại học Manitoba. Nhóm nghiên cứu của bà tại Viện nghiên cứu Bệnh viện nhi đồng thuộc Manitoba đang tiến hành nghiên cứu mới để tìm hiểu ảnh hưởng của việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo ở phụ nữ mang thai lên sự tăng cân, hoạt động trao đổi chất và hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh.

“Trước tình hình tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo ngày càng phổ biến và gia tăng, cùng sự bùng phát của bệnh béo phì và các bệnh có liên quan, nhiều nghiên cứu cần phải được tiến hành để xác định nguy cơ tiềm tàng và lợi ích lâu dài của các sản phẩm này, Azad cho biết.
 

Tác giả bài viết: Bùi Thị Kim Lý - Tổ CNSH Thực Phẩm

Nguồn tin: www.sciencedaily.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay6,102
  • Tháng hiện tại11,354
  • Lượt truy cập:21015099
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây