Các tin trong số này:
1. Tin quốc tế
2. Hội thảo quốc tế về áp dụng cây trồng công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển
3. Các nhà khoa học trình tự Genome của quả đào
4. Châu Phi
5. Tổng thống Tanzania muốn làm rõ GMOs
6. Cameroon trồng giống đậu mới
7. Nigeria phát triển giống đậu kháng sâu đục quả để giảm tổn thất
8. Cơ sở mới để tăng cường chọn giống ngô ở châu Phi
9. Châu Mỹ
10. Các nhà khoa học khám phá gen để phát triển cây rau diếp chịu thời tiết nóng
11. Các nhà khoa học của UGA khám phá gen gây lùn đối với cây kê ngọc trai
12. Nghiên cứu phân tử về mù tạt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
13. Châu Á và Thái Bình Dương
14. Báo cáo ISAAA về cây trồng GM được trình bày ở Bangladesh
15. Hội thảo về nâng cao nhận thức, giáo dục và sự tham gia của công chúng về vận chuyển , xử lý và sử dụng an toàn LMOs tại Hà Nội
16. Bảo tàng Khoa học đầu tiên của Việt Nam vào năm 2018
17. Bio- XCell và Agila Biotech hợp tác xây dựng cơ sở nghiên cứu Công nghệ sinh học trị giá RM107M tại Johor
18. Châu Âu
19. Các nhà khoa học để phát triển ngô đó có thể tự tạo ra phân bón
20. EFSA: ngô GM 59122 an toàn đối với sử dụng làm thực phẩm và thức ăn gia súc
21. Trạm nghiên cứu Rothamsted nộp hồ sơ về lúa mì trồng vào mùa thu kèm theo kết quản khảo nghiệm GM
22. Nghiên cứu
23. Đồng thể hiện AtbHLH17 và AtWRKY28 nhằm cải tiến tính kháng stress phi sinh học của Arabidopsis
24. Ngoài lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học
25. Giải mã bộ gen của loài cánh cứng đục gỗ thông Dendroctonus ponderosae
26. Khai thác bộ gen của rùa
Hội thảo quốc tế về áp dụng cây trồng công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển
Hội thảo quốc tế trình bày các kết quả chính của Dự án nghiên cứu Chấp nhận và Áp dụng công trồng công nghệ sinh học/GM của những hộ nông dân châu Á có quy mô nhỏ và nghèo tài nguyên tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines và những ảnh hưởng của họ đối với việc áp dụng công nghệ sinh học đặc biệt ở các nước đang phát triển được tổ chức tại Hyatt Hotel, Manila, Philippines vào ngày 2 và 3 tháng 4 năm 2013. Hội thảo được đồng tổ chức bởi Quỹ John Templeton,Cơ quan dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA), Trung tâm khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu sau đại học và nghiên cứu nông nghiệp (SEARCA), Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ ( Nast Philippines) và Dự án Hỗ trợ Công nghệ sinh học trong nông nghiệp II (ABSPII).
Trong ngày khai mạc, Tiến sĩ Randy Hautea, Giám đốc ISAAA Đông Nam Á, giới thiệu tình trạng áp dụng công trồng công nghệ sinh học của nông dân trên toàn thế giới. Tiến sĩ Frank Shotkoski, Giám đốc ABSP II, trình bày tổng quan về sự phát triển sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công. Các nhà nghiên cứu chủ yếu từ ba quốc gia nói trên là: Tiến sĩ Xiaobing Wang và Tiến sĩ Cheng Xiang của Trung Quốc, Tiến sĩ Cleofe Torres của Philippines và Tiến sỹ Charudata Mayee và Tiến sĩ Ashok Dhawan đến từ Ấn Độ cùng với một số nông dân trồng cây công nghệ sinh học được lựa chọn đã thảo luận những điểm nổi bật của kết quả nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong canh tác ngô công nghệ sinh học (ở Philippines) và bông Bt (ở Trung Quốc và Ấn Độ). Trong cả ba nước, các bên liên quan như các đại lý của các công ty hạt giống, nông dân, cán bộ nông nghiệp và chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng công trồng công nghệ sinh học của người nông dân. Các đại biểu nông dân từ ba nước cũng chia sẻ kinh nghiệm trong trồng cây công nghệ sinh học tai hội thảo.
Các nhà nghiên cứu thảo luận về sự năng động của việp dụng cây trồng công nghệ sinh học ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Philippines bằng cách xác định những thành phần kết nối của công nghệ, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình áp dụng và những thay đổi quan trọng mà cây trồng công nghệ sinh học mang lại cho cuộc sống của người nông dân.
Sau khi trình bày những điểm nổi bật nghiên cứu, Tiến sĩ Javier Verástegui, của Hiệp hội Công nghệ sinh học Pê ru và Tiến sĩ Margaret Karembu, Giám đốc của ISAAA AfriCenter ở Kenya đã đánh giá và xác nhận kinh nghiệm châu Á đồng thời cung cấp tình hình ở các khu vực đang phát triển khác . Một cuộc thảo luận mở cũng được tiến hành nhằm thu thập các khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường áp dụng công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển.
Tham gia hội nghị có các bên liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp đại diện bởi các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu, phương tiện truyền thông, cán bộ khuyến nông và nông dân từ các nước đang phát triển.
Để biết thêm thông tin về hội nghị, gửi email đến knowledge.center @ isaaa.org
Các nhà khoa học trình tự Genome của quả đào
Một nhóm các nhà khoa học của tổ chức the International Peach Genome Initiative (IPGI) đã giả trình tự hệ gen gồm 265 triệu cặp cơ sở của giống cây Lovell of Prunus persica, thường được gọi là đào . Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics ngày 14 tháng 3 vừa qua, tức là ba năm sau khi the International Peach Genome Consortium công bố dự thảo bản đồ bộ gen có chú thích của cây đào trên cổng thông tin DOE JGI Plant Phytozome.net và trên các trang web khác .
Các nhà nghiên cứu đặc biệt là nhìn thấy tiềm năng của cây đào như một cây trồng nhiên liệu sinh học. Họ đã so sánh 141 họ gen cây đào với những sáu loài thực vật đa dạng khác đã giải trình tự hoàn toàn để làm sáng tỏ con đường chuyển hóa độc đáo, ví dụ, những con đường dẫn đến sinh tổng hợp lignin-các phân tử "keo" giữ các tế bào của cây lại với nhau và cũng là một rào cản chủ yếu cho quá trình chuyền sinh khối thành nhiên liệu.
http://www.jgi.doe.gov/News/news_13_03_24.html. http://www.nature.com/ng/journal/vaop/ncurrent/abs/ng.2586.html.
Tổng thống Tanzania muốn làm rõ GMOs
Tổng thống Tanzania, Ngài Jakaya Kikwete đã kêu gọi thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực đối với việc áp dụng công nghệ về sinh vật biến đổi gen (GMO). Ông đòi hỏi các nhà khoa học trong nước tiến hành nghiên cứu thiết để lập tính thực tiễn của công nghệ này nhằm giúp cho chính phủ hành động một cách phù hợp. Ông lưu ý rằng khi không có tác động tiêu cực lớn nào được chứng minh, ông thấy không có lý do để phản đối việc áp dụng công nghệ này trong khi chính phủ đang bắt tay thực thiện các kế hoạch khác nhau để hiện đại hóa nông nghiệp và phương pháp canh tác.
Tổng thống Tanzania đưa ra nhận xét trên khi ông đến thăm Viện nghiên cứu nông nghiệp Mikocheni ở Dar es Salaam gần đây. Ông Kikwete cũng giao Bộ Nông nghiệp, An ninh lương thực và Hợp tác xã tạo ra cơ hội việc làm cho các nhà khoa học trẻ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, An ninh lương thực và Hợp tác xã, Eng. Christopher Chiza, nói rằng không thể đạt được kết quả trong nông nghiệp nếu không triển khai công nghệ sinh học vào hệ thống canh tác. Trước đó, phát biểu tại cuộc họp các đại biểu, người đứng đầu Viện nghiên cứu nông nghiệp, Tiến sĩ Joseph Ndunguru, nói rằng Viện có nhiệm vụ thực hiện và thúc đẩy nghiên cứu cho sự phát triển của tiểu ngành dừa và cây trồng nông nghiệp khác dọc theo vành đai ven biển của Tanzania.
http://allafrica.com/stories/201303200129.html hoặc liên hệ với Nicholas Nyange tại email: nicholasnyange@yahoo.com.
Cameroon trồng giống đậu mới
Nông dân ở Cameroon đang trồng các giống đậu mới có năng suất cao gấp ba lần so với sản lượng của các loại đậu truyền thống vẫn thường bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi.
Bảy giống đậu có thân cứng hơn và thành phần dinh dưỡng cao hơn hiện đang được phân phối cho nông dân sau khi được khảo nghiệm rộng rãi bởi Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (IRAD).
Các giống đậu đã được lựa chọn từ hàng trăm giống đậu mà tổ chức Pan-Africa Bean Rearch Alliance (PABRA) dành cho Cameroon .PABRA là một sáng kiến của nhiều cơ quan để phối hợp nghiên cứu ở châu lục này. Quá trình khảo nghiệm và chọn lọc các giống được thực hiện tại Viện nghiên cứu và trên đồng ruộng của nông dân từ 2006-2012.
Nigeria phát triển giống đậu kháng sâu đục quả để giảm tổn thất
Bà.Rose Gidado, một chuyên gia công nghệ sinh học và là người đứng đầu Diễn đàn mở về Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (OFAB) thuộc Cơ quan Phát triển Công nghệ sinh học quốc gia (NABDA) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn của Nigeria tại Abuja rằng Viện nghiên cứu nông nghiệp (IAR), Zaria đã phát triển giống đậu đũa kháng sâu đục quả để giảm tổn thất nông nghiệp. Bà cho rằng đây là một thành công trong hoạt động của Dự án nghiên cứu đậu kháng sâu đục quả. Thông tấn xã Nigeria cho biết Dự án đậu đũa kháng sâu đục quả là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực tư nhân và nhà nước có sự phối hợp của Quỹ công nghệ nông nghiệp châu Phi (AATF) để phát triển cải thiện các giống đậu đũa có thể chịu được sâu đục quả (Maruca vitrata) để tăng ngũ cốc cho nông dân và sản xuất thức ăn gia súc.
Sâu đục quả là một loại sâu bệnh chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho đậu đũa. Trong trường hợp bị nhiễm sâu trậm trọng thiệt hại về năng suất có thể lên tới 70 -80%.
Xem thông tin tại: http://www.nanngronline.com/section/agriculture/nigeria-develops-maruca-resistant-cowpea-to-reduce-farm-loss-says-a-bio-technologist hoặc liên hệ với Rose Gidado theo email: roxydado@yahoo.com
Cơ sở mới để tăng cường chọn giống ngô ở châu Phi
Một cơ sở chọn giống ngô theo phương pháp nhân đôi tế bào đơn bội DH (doubled haploid) sẽ được thành lập tại Chương trình ngô toàn cầu (Global Maize Program) của CIMMYT. Công nghệ DH giảm chi phí và thời gian cho công việc chọn giống với sự phát triển nhanh chóng của các dòng ngô đồng hợp tử . Cơ sở DH này được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates và sẽ được xây dựng tại Trạm thực nghiệm Kiboko của Viện nghiên cứu nông nghiệp Kenya (KARI).
Cơ sở sẽ phục vụ như một trung tâm đào tạo cho các nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật từ các chương trình quốc gia khác nhau ở châu Phi, cũng như các công ty hạt giống nhỏ và vừa không có đủ trang thiết bị chọn giống tiên tiến. Nó cũng sẽ hỗ trợ và nâng cao năng lực của CIMMYT để tạo ra các dòng DH sử dụng hiệu quả cho các chương trình về giống ở châu Phi như the Drought Tolerant Maize in Africa, Water Efficient Maize for Africa, Improved Maize for African Soils, and the Maize HarvestPlus in Africa . Dự án Maize DH Africa Project sẽ cùng thiết lập cơ sở và cải tiến công nghệ DH với sự phối hợp của Đại học Hohenheim, Đức.
Các nhà khoa học khám phá gen để phát triển cây rau diếp chịu thời tiết nóng
Các nhà khoa học tại Đại học California, Davis, đã tìm ra gen rau diếp và enzyme chịu trách nhiệm ngăn chặn sự nảy mầm trong thời tiết nóng. Nghiên cứu này có thể dẫn đến việc tạo ra loại rau diếp có thể nảy mầm tốt hơn và phát triển đến khi trưởng thành tại bất cứ thời điểm nào trong năm, thậm chí ở điều kiện nhiệt độ cao.
Các nhà khoa học nghiên cứ về di truyền học cây rau diếp để hiểu được các cơ chế liên quan đến nhiệt độ trong quá trình hạt nảy mầm. Điều này dẫn họ đến khu vực 6 nhiễm sắc thể của một tổ tiên hoang dã của giống rau diếp đã được thương mại hóa mà có thể nảy mầm trong nhiệt độ ấm áp. Lập thêm bản đồ di truyền các nhà nghiên cứu đi đến một gen cụ thể chịu trách nhiệm về sản xuất các hoóc môn được gọi là axit abscisic. Hormone này ức chế sự nảy mầm của hạt. Gen xác định này được kích hoạt trong hầu hết các hạt giống rau diếp khi tiếp xúc với nhiệt độ ấm áp, nhưng không hoạt động trong cây tổ tiên hoang dã, do đó axit abscisic không được sinh ra.
Nhóm nghiên cứu cũng bao gồm các chuyên gia từ Arcadia Biosciences và Archaya NG của Đại học Nông nghiệp Ranga có trụ sở tại Ấn Độ.
Các nhà khoa học của UGA khám phá gen gây lùn đối với cây kê ngọc trai
Các nhà di truyền học của Đại học Georgia (UGA) cho biết đã cô lập thành công gen chịu trách nhiệm về tính trạng lùn của giống kê ngọc trai. Theo Katrien Devos, lãnh đạo nhóm nghiên cứu, việc phát hiện gen này sẽ giúp các nhà nhân giống phát triển các giống kê bán lùn hiệu quả và bền vững hơn như mong muốn cho một số nông dân và chủ trang trại.
Các nhà nghiên cứu phát triển các chỉ thị có thể được sử dụng bởi các nhà lai tạo để sàng lọc và lựa chọn sự biểu diện của gen này thậm chí trước khi các gen được thể hiện trực quan. Gen này cũng tác động đến quá trình vận chuyển đi xuống của hormone auxin tăng trưởng được sản xuất ở phần trên của cây. Nếu gen được kích hoạt, các hormone chảy tự do, cho phép cây phát triển lên đến chiều cao đầy đủ của nó, khoảng 10ft. Khi gen này bị tắt, cây kê chỉ có thể phát triển đến 3-5ft. Công trình nghiên cứu được công bố trên số ra tháng ba của tạp chí G3: Genes, Genomics, Genetics.
Đọc thêm tại: http://news.uga.edu/releases/article/researchers-track-down-gene-responsible-short-stature-dwarf-pearl-mill/
Nghiên cứu phân tử về mù tạt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
Brassica juncea, thường được gọi là mù tạt được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ và Trung Quốc đã được nghiên cứu để nâng cao năng suất thương mại của nó trong điều kiện khí hậu thay đổi hiện nay. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tây Úc (UWA), Đại học Melbourne, Bộ Nông nghiệp bang Victoria và các viện nghiên cứu ở Ấn Độ và Trung Quốc đã hợp tác để cải thiện sự đa dạng của loài cây này và tính bền vững của chúng trong điều kiện thay đổi khí hậu trên thế giới.
Trong bài đăng trên Tạp chí Di truyền, các tác giả do Giáo sư Sheng Chen của Trường Sinh học thực vật UWA đứng đầu cho biết rằng cây cải đã được trồng cho đến 7.000 năm ở Trung Quốc và cũng là cây hạt dầu chiếm ưu thế ở Ấn Độ với vai trò là một thành phần quan trọng của nông nghiệp Ấn Độ kể từ năm 2300 trước Công nguyên. Sử dụng chỉ thị phân tử, các tác giả đã đạt được hiểu biết sâu sắc về sự tiến hóa của loài thực vật quan trọng này và kết luận rằng trong thời cổ đại có hai " làn sóng" di cư của Brassica juncea vào Ấn Độ và Trung Quốc từ Tây Á và những nơi khác như Afghanistan.
Các loại nông sản Ấn Độ và Trung Quốc đã tách rời nhau trong suốt hàng ngàn năm canh tác và tuyển chọn, nhưng được gắn kết trong lịch sử và cổ đại thông qua các đợt di cư. Các tác giả cũng tin rằng sự hiểu biết về di sản của Brassica juncea sẽ giúp mở rộng hơn nữa sự đa dạng di truyền của loài cây này và quá trình chọn giống trong tương lai.
Xem những tin tức ban đầu tại
http://www.news.uwa.edu.au/201303275512/climate-science/molecular-study-cuts-mustard-climate-change.Những tin mới hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)