Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Tin về Đề tài “Sàng lọc chất ức chế FMS-like tyrosine kinase 3 (FLT3) tiềm năng từ cây thuốc trong dân gian” được Quỹ Nafosted phê duyệt

Thứ tư - 03/01/2018 22:09
Ngày 20/12/2017, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã ra Quyết định số 239/QĐ-HĐQL-NAFOSTED phê duyệt Danh mục 174 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật do Quỹ tài trợ đợt 2 - năm 2017. Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.Hồ Chí Minh rất vinh dự đã có 01 đề tài mã số 106.02.2017.346 thuộc lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp được phê duyệt trong Danh mục này – Đề tài “Sàng lọc chất ức chế FMS-like tyrosine kinase 3 (FLT3) tiềm năng từ cây thuốc trong dân gian”. Đề tài này do Tiến sỹ Bùi Thị Kim Lý, một cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ, đầy nhiệt huyết và vững về chuyên môn của Trung tâm làm chủ nhiệm đề tài.

 Một trong những nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp tính là đột biến ở phân tử protein FMS-like tyrosine kinase 3 (FLT3). Phân tử protein FLT3 thuộc nhóm protein thụ thể tyrosine kinase, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của các dòng tế bào máu đầu dòng. Khi FLT3 bị đột biến sẽ gây ra các rối loạn trong quá trình sản sinh các tế bào máu trắng chưa biệt hóa nằm trong tủy xương, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng tủy -  bệnh ung thư máu ác tính ở người.

Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu, sàng lọc chất ức chế FMS-like tyrosine kinase 3 (FLT3) từ nguồn dược liệu quý giá của quốc gia, sử dụng các kỹ thuật tế bào phân tử để thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của chất sàng lọc. Nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn cao, nếu kết quả nghiên cứu thành công sẽ góp phần cung cấp thêm nhiều kiến thức khoa học có giá trị, cũng như cung cấp thêm thông tin vào danh sách những chất ức chế FLT3 mới tiềm năng, từ đó mở ra nhiều triển vọng trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.

Nghiên cứu này sẽ được tiến hành tại các phòng thí nghiệm của Trung tâm công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng sẽ có sự phối kết hợp và được sự hỗ trợ từ các đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước.
 

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý khoa học & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay6,153
  • Tháng hiện tại96,545
  • Lượt truy cập:22356864
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây