Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Seminar “Tính kháng kháng sinh trong môi trường thủy sinh; Sợi Fibronectin tổng hợp trong điều kiện vô bào và ứng dụng của chúng trong cầm máu/đông máu và kỹ thuật mô”

Thứ ba - 21/11/2017 09:03
1

Thực hiện kế hoạch sinh hoạt học thuật nhằm nâng cao kiến thức khoa học cho các cán bộ, sáng ngày 08/11/2017, Trung tâm Công nghệ Sinh học đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề do các báo cáo viên Trường Đại học Nông lâm Tp.HCM và Trường Đại học Quốc tế-Đại học Quốc gia Tp.HCM  trình bày.
 
2

Báo cáo “Sợi Fibronectin tổng hợp trong điều kiện vô bào và ứng dụng của chúng trong cầm máu/đông máu và kỹ thuật mô” do TS. Huỳnh Chấn Khôn, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM, trình bày liên quan tổng quan về cấu tạo sợi, đặc tính tương tác với bề mặt tế bào của sợi Fibronectin trong cơ chế làm đông máu. Nghiên cứu chính tập trung vào quá trình tổng hợp sợi Fibronectin trong điều kiện vô bào, từ đó ứng dụng chúng nhằm hỗ trợ cho quá trình đông máu, làm lành vết thương ở những vùng tế bào, mô bị tổn thương.
 
3

Báo cáo “Tính kháng kháng sinh trong môi trường thủy sinh” của TS. Biện Thị Lan Thanh, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM giới thiệu lịch sử phát triển kháng sinh, các nhóm kháng sinh chính và cơ chế tác động lên vi sinh vật, 3 dạng cơ bản của vi sinh vật trong điều kiện môi trường sống thay đổi. Tác giả đi sâu nghiên cứu mối tương quan, cơ chế thích nghi của vi sinh vật có mang gen kháng kháng sinh với môi trường sống và sự lan truyền gen kháng kháng sinh trong quần thể vi sinh vật cũng như môi trường thủy sinh. Bên cạnh đó báo cáo cũng cung cấp kết quả nghiên cứu khác về dư lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam và một số quốc gia, biến động theo khu vực, theo mùa và sự tồn dư trong chuỗi thức ăn.
 
Thông qua buổi seminar này, các học viên được cung cấp nhiều kiến thức liên quan đến tính năng của sợi Fibronectin trong quá trình làm lành vết thương; Cơ chế thích nghi tự nhiên của vi sinh vật trong môi trường sống thay đổi và sự lan truyền gen kháng kháng sinh của chúng trong môi trường thủy sinh. Đây là những nghiên cứu có nhiều triển vọng, mở ra nhiều hướng ứng dụng thực tiễn trong thời gian tới.


 

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý khoa học & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay10,729
  • Tháng hiện tại181,501
  • Lượt truy cập:23205245
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây