Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp

Thứ sáu - 12/08/2022 15:48

Ngày 18/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN về ban hành Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp.

Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát là thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; tăng cường thu gom, phân loại, tái sử dụng và thay thế vật liệu nhựa để ngăn chặn việc phát thải nhựa từ các nguồn thải trong ngành nông nghiệp ra môi trường và đại dương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng vật liệu nhựa cho sản xuất nông nghiệp.
Về mục tiêu cụ thể
1. Giai đoạn 2022 đến năm 2025:
a) Lĩnh vực trồng trọt: giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.
b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật: giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12 % chất thải nhựa.
c) Lĩnh vực chăn nuôi: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa.
d) Lĩnh vực thú y: thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.
đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 10% chất thải nhựa.
e) Lĩnh vực thủy sản: theo điểm a, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.
- 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa;
- 50% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp;
- 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa.
2. Giai đoạn 2026 đến năm 2030:
a) Lĩnh vực trồng trọt: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa.
b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 20 % chất thải nhựa.
c) Lĩnh vực chăn nuôi: giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100 % và tái sử dụng được 30% chất thải nhựa.
d) Lĩnh vực thú y: thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.
đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 25% chất thải nhựa;
e) Lĩnh vực thủy sản: theo điểm b, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.
- 100% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp;
- 100% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đã đề ra các nội dung triển khai như: Giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp; thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp; và tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nhựa trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đề ra các giải pháp về cơ chế, chính sách; khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế; truyền thông, nâng cao nhận thức.

Về tổ chức thực hiện, Kế hoạch nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; trong đó các Viện nghiên cứu, Trường, Trung tâm thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất, xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án phát triển công nghệ giảm thiểu chất thải nhựa trong trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, sinh viên về tác hại của chất thải nhựa./.
 
Xem chi tiết Kế hoạch tại đây!
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Tuấn - Phòng Hành chính Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay1,867
  • Tháng hiện tại98,513
  • Lượt truy cập:22358832
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây