Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 29/5/2013 đến ngày 05/06/2013 (Phần 1)

Thứ tư - 12/06/2013 06:41
Các tin trong số này:

1.        Tin thế giới

2.        CropLife kêu gọi làm giàu đất đai nhân dịp Ngày quốc tế Đa dạng sinh học

3.        Hợp tác nghiên cứu giải quyết vấn đề của nông nghiệp ở vùng đất khô hạn

4.        Châu Phi

5.        Các nhà khoa học ghi nhận sự lây lan nhanh chóng của CBSD ở châu Phi

6.        Ghana bắt đầu trồng khảo nghiệm bông Bt

7.        Ngô vàng cải thiện năng suất và dinh dưỡng cho các gia đình ở Zambia

8.        Châu Mỹ

9.        Tòa phúc thẩm khẳng định bãi bỏ quy định quản lý về cây cỏ linh lăng HT ở Mỹ

10.     Thượng viện Mỹ bác bỏ biện pháp ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen

11.     Các nhà khoa học khám phá mì kháng tuyến trùng

12.     Châu Á và Thái Bình Dương

13.     Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu tác động của sự hiện diện ở mức thấp của sản phẩm biến đổi gen

14.     Pakistan và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ về sản xuất giống lai

15.     Các cánh đồng dâu tây không bị nhiễm nấm

16.     Tòa án Philippines ra lệnh dừng khảo nghiểm cà tím Bt

17.     Châu Âu

18.     Cà chua tím GM hương vị ngon hơn và tươi lâu hơn

19.     Các nhà khoa học xác định cơ chế phát tín hiệu cảnh báo nguy hiễm của thực vật

20.     Nghiên cứu

21.     Gen làm tăng tính kháng sâu hại cây trồng

22.     Các nhà nghiên cứu ISU chứng minh Bt Toxin kháng được côn trùng gây hại cây trồng thuộc Hemiptera

23.     Ngoài  lĩnh vực cây trồng công nghệ sinh học

24.     Giải trình tự genome cây thông

25.     EFSA phác thảo qui trình đánh giá động vật biến đổi gen

26.     Thông báo

27.     Kỷ niệm lần thứ nhất số ra đầu tiên của Tạp chí Nông Nghiệp & An Ninh Lương Thực

28.     7th International Rice Genetics Symposium

29.     Điểm sách

30.     Đồ họa trực quan về ISAAA Brief 44 



Tin thế giới
 

CropLife kêu gọi làm giàu đất đai nhân dịp Ngày quốc tế Đa dạng sinh học

 

Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 22 tháng 5 là Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học. Trong lễ kỷ niệm sự kiện này công ty CropLife International kêu gọi sự quan tâm của người nông dân, các nhà nghiên cứu nông nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới tới việc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các hoạt động nông nghiệp mà làm giàu cho đất, một trong những nguồn tài nguyên có giá trị nhất trên thế giới.

 

Theo Howard Minigh, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của CropLife international, với hơn 30 phần trăm đất khối lượng của thế giới dành cho canh tác, nông nghiệp có một vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Ông nói thêm rằng "Chúng ta biết đất - và các sinh vật sống bên trong nó - là một thành phần quý giá và quan trọng của nông nghiệp bền vững. Là một trong những công ty hàng đầu trong cộng đồng nông nghiệp, CropLife quốc tế và các thành viên của chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ tạo điều kiện cho thực hành canh tác bền vững, nâng cao năng suất nông nghiệp và sự màu mỡ của đất và môi trường sống tự nhiên. "

 

Theo CropLife, kỹ thuật canh tác không cày đất (gieo trồng hạt giống trực tiếp vào đất ổn định) với sự trợ giúp của các loại thuốc diệt cỏ và các loại cây chịu thuốc diệt cỏ có thể bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, bay hơi nước và phá vỡ cấu trúc. Dựa trên một nghiên cứu dài hạn được thực hiện ở Mỹ, kỹ thuật canh tác này có thể làm tăng khối lượng chất hữu cơ bởi thêm  1.800 pound /mẫu Anh mỗi năm. Vì vậy, với một ước tính là 100 triệu ha đất canh tác sử dụng canh tác bảo tồn mỗi năm, lượng chất hữu cơ có thể tăng lên 445 tỷ pound, đủ để phủ cho một diện tích 670.000 ha với với độ dày 1 inch mỗi năm. Tổng diện tích này lớn hơn diện tích của Paris, Moscow và London cộng lại.

 

Xem thêm tại http://actionforag.org/newsroom/article/whats-the-dirt-on-biodiversit.


Hợp tác nghiên cứu giải quyết vấn đề của nông nghiệp ở vùng đất khô hạn

 

Chương trình nghiên cứu các hệ thống trên vùng đất khô hạn (Research Program on Dryland Systems) của Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) vừa ra mắt  một chương trình nghiên cứu trị giá 120 triệu USD nhằm mục đích nâng cao năng suất nông nghiệp và tăng cường an ninh lương thực tại các khu vực khô hạn nhất thế giới ở các nước đang phát triển.

 

Sau giai đoạn tư  vấn và lập kế hoạch cùng với các bên liên quan trong năm 2012, chương trình nghiên cứu, với quan hệ đối tác mới của từ hơn 60 tổ chức nghiên cứu phát triển, hiện đã đi vào hoạt động nhằm giải quyết các thách thức về khô hạn tại trong năm khu vực mục tiêu là : West African Sahel and the Dry Savannas, East and Southern Africa, North Africa and West Asia, Central Asia and the Caucasus và South Asia. Đây là chương trình nghiên cứu toàn cầu đầu tiên nhằm vào một loạt các vấn đề thường gặp của hệ thống sản xuất trên đất khô hạn ở các quốc gia có thu nhập thấp. Bằng cách kết hợp và thử nghiệm "công nghệ và các gói chính sách", chương trình xác định phương pháp tiếp cận tích hợp với tiềm năng lớn về cải thiện cuộc sống của các cộng đồng nông thôn.

 
Xem thêm tại
http://www.cgiar.org/consortium-news/new-global-research-partnership-tackles-the-problems-of-drylands-agriculture/.

Châu Phi
 

Các nhà khoa học ghi nhận sự lây lan nhanh chóng của CBSD ở châu Phi

 

Các ổ dịch mới và lây lan tăng của Bệnh sọc nâu ở sắn (CBSD) đang báo động các nhà khoa học. Loại vi rút thực vật phát triển nhất nhanh này có thể làm giảm 50 %  sản lượng của cây sắn, hiện đang là nguồn cung cấp thực phẩm và thu nhập quan trọng cho 300 triệu người châu Phi.

 

Ông Claude Fauquet, nhà khoa học làm việc tại Trung tâm Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (International Center for Tropical Agriculture )và là người đứng đầu chương trình Quan hệ đối tác toàn cầu về sắn của thế kỷ 21 (GCP21), nói : "Sắn vốn đã rất quan trọng đối với châu Phi và sẽ có vai trò lớn hơn trong tương lai, vì thế chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn và loại trừ bệnh dịch này",

 

Các thành viên của GCP21,  gồm liên minh của các nhà khoa học, các nhà phát triển, các nhà tài trợ và đại diện ngành công nghiệp đã gặp nhau tại Rockefeller Foundation Bellagio Center  ở Ý để bàn về chủ đề "tuyên chiến với virus sắn ở châu Phi." Nội dung thảo luận có các biện pháp để chống lại các bệnh virus và chiến lược khu vực mạnh mẽ nhằm tiêu diệt virus sắn. Các phương pháp tiếp cận được xem xét gồm các công nghệ nhân giống phân tử mới và kỹ thuật di truyền để đẩy nhanh sự chọn giống và sản xuất các giống sắn kháng virus.

 

Để có thêm thông tin, liên hệ với  Tiến sĩ Claude Fauquet theo địa chỉ email: c.fauquet @ cgiar.org.



Ghana bắt đầu trồng khảo nghiệm bông Bt
 

Ủy ban an toàn sinh học quốc gia (NBC) của Ghana đã chấp thuận để Viện nghiên cứu nông nghiệp Savannah thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (CSIR-SARI) tiến hành các khảo nghiệm đối với bông Bt (Bollgard II) tại sáu địa điểm ở khu vực phía Bắc của Ghana. Quyết định này được đưa ra theo đề nghị của Ủy ban tư vấn kỹ thuật (TAC), là cơ quan xem xét đơn xin phép của được CSIR-SARI,  theo quy định của Luật an toàn sinh học quốc gia Ghana. Ngoài bông Bt, khảo nghiệm hạn chế đối đậu đũa Bt, khoai lang hàm lượng protein cao và lúa NUWEST cũng đang được tiến hành tại nước này.

 

Xem thêm tại http://bch.cbd.int/about/news-post/?postid=104871.


Ngô vàng cải thiện năng suất và dinh dưỡng cho các gia đình ở Zambia

 

Một chương trình có sự hỗ trợ của tổ chức Feed the Futue được thực hiện bởi HarvestPlus đã chứng minh được những lợi ích của ngô vàng kể từ khi ba giống mới có hàm lượng vitamin A cao hơn được Viện nghiên cứu nông nghiệp Zambia đưa ra vào năm 2012. Những  giống ngô có triển vọng được này tạo ra ở Mexico tại  Trung tâm cải tiến lúa mỳ và ngô quốc tế  (CIMMYT) theo chương trình của HarvestPlus và sau đó thử nghiệm rộng rãi ở  Zambia. Ngoài việc cung cấp nhiều vitamin A hơn ngô trắng, các giống mới cũng cho năng suất cao, kháng bệnh và chịu hạn, do đó giảm tổn thất của nông dân từ các mối đe dọa như lượng mưa giảm.

 

Thiếu vitamin A, có thể dẫn đến mất thị lực và chức năng miễn dịch bị suy giảm và các bệnh khác, là một mối đe dọa sức khỏe trong cộng đồng ở Zambia, ảnh hưởng đến hơn 50 phần trăm trẻ em dưới năm tuổi. Mặc dù vitamin A có sẵn từ nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như trái cây, rau xanh, sản phẩm động vật  nhưng lại thường có giá cao hoặc chỉ đơn giản là không có sẵn trong khu vực nông thôn của Zambia.

 

Theo Emerson Banji, một trong số hơn 1.000 nông dân "đi đầu" về  thử nghiệm các giống ngô vàng mới trong vụ mùa năm nay thì giống ngô mới đã vượt quá cả sự mong đợi. Ông nói: "Những gì tôi có thể chứng minh là ngô vàng có thể tạo ra một vụ thu hoạch tốt hơn ... và tôi sẽ tiếp tục phát triển loại ngô bởi vì nó có thể giúp tôi và gia đình tôi có một cuộc sống tốt hơn. Tôi muốn trồng ngô vàng hơn ngô trắng."

 
Xem thêm tại http://1.usa.gov/10R6TaL.

Châu Mỹ
 

Tòa phúc thẩm khẳng định bãi bỏ quy định quản lý về cây cỏ linh lăng HT ở Mỹ

 

Tòa án phúc thẩm Mỹ (The U.S. Court of Appeals) Bang  San Francisco ủng hộ phán quyết của một tòa án thấp hơn về việc bãi bỏ vô điều kiện việc quản lý giống cỏ linh lăng  kháng thuốc trừ (HT) (Roundup Ready alfalfa). Theo Tòa phúc thẩm, đánh giá của các quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ là chính xác,  giống cỏ GM này không phải là một loại dịch hại cây trồng.Theo Kyle McClain, Phụ trách tư vấn pháp luật của Monsanto, quyết định này là một sự tái khẳng định quan trọng trong quá trình quản lý cây trồng cải tiến-công nghệ sinh học của chính quyền".

 

Xem thêm tại http://www.agprofessional.com/news/Court-upholds-the-deregulation-of-Roundup-Ready-Alfalfa-208188181.html.


Thượng viện Mỹ bác bỏ biện pháp ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen

 

Thượng viện Hoa Kỳ đã bác bỏ việc một sửa đổi trong Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill) 2013 cho phép các tiểu bang yêu cầu thực phẩm biến đổi gen đổi gen (GM) phải được nghi nhãn như vậy trên bao bì sản phẩm. Biểu quyết tại Thượng viện về việc sửa đổi bắt đầu vào Thứ năm và cuối cùng thất bại với tỷ lệ 71-27. Các thượng nghị sĩ từ những tiểu bang sản xuất nhiều sản phẩm cây trồng GM phản đối việc sửa đổi do lo ngại rằng ghi nhãn bao bì sẽ làm giảm số lượng người tiêu dùng và làm tăng chi phí bao bì đối với sản phẩm.

 

Xem thêm tại http://www.medicaldaily.com/articles/15873/20130524/us-farm-bill-amendment-genetically-modified-food-labels-engineered-food.htm.



Các nhà khoa học khám phá mì kháng tuyến trùng
 

Các nhà khoa học từ Đại học California Davis đã xác định lúa mỳ kháng tuyến trùng (một loại động vật rất nhỏ có hình dạng như con giun kim) có thể mang lại lợi ích cho cây trồng như cây cà chua. Tuyến trùng rễ gây thiệt hại cho cây trồng trên khắp thế giới và thường khó kiểm soát. Để sinh sản, ký sinh trùng cần phải lây nhiễm sang một rễ cây còn sống. Dùng cây trồng làm bẫy với vai trò "đánh lừa" các tuyến trùng bắt đầu vòng đời của chúng nhưng sau đó ngăn chặn chúng sinh sản là một lựa chọn tốt hơn là để ruộng hoang.

 

Điều này thúc đẩy các nhà khoa học tìm kiếm các loại cây trồng có khả năng kháng tuyến trùng. Các nhà nghiên cứu đã thử luân canh một số loại cây trồng khác nhau trước khi chuyển sang lúa mì và họ chuyển một đoạn nhỏ của các gen từ một dòng lúa mì nhất định sang một dòng lúa mì gọi là Lassik. Điều này làm cho lúa mì trở nên kháng tuyến trùng.

 

Sau khi xác nhận sự tính kháng của lúa mì Lassik đối với tuyến trùng, nhóm nghiên cứu kiểm chứng nguồn gốc của tính kháng bằng cách so sánh các cặp chủng có và không có phân đoạn gen được tái sắp xếp. Để xác định xem liệu luân canh cây lúa mì kháng tuyến trùng với cây cà chua có giúp bảo vệ cây cà chua hay không, các nhà nghiên cứu đã trồng lúa mì Lassik và sử dụng một số đất để trồng cây cà chua. Cây lúa mì có tác dụng như mong đợi với kết quả là cà chua trồng trên đất từ ​​các lô lúa mì có tính kháng ít bị gây hại bởi tuyến trùng.

 
Xem thêm tại http://caes.ucdavis.edu/NewsEvents/web-news/2013/05/nematode-resistant-wheat-can-protect-tomatoes.

Châu Á và Thái Bình Dương
 

Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu tác động của sự hiện diện ở mức thấp của sản phẩm biến đổi gen

 

Cây trồng biến đổi gien (GM) đã được phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề về sự hiện diện ở mức thấp (LLP) của các sản phẩm GM đang nổi lên do có sự không thống nhất giữa các nước nhập khẩu và xuất khẩu và mức độ cho phép thấp của LLP không được các nước nhập khẩu chấp nhận. Đã có những quan ngại lớn về việc LLP có thể dẫn đến xung đột thương mại và thậm chí làm gián đoạn thương mại.

 

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Chính sách Nông nghiệp Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đưa ra định nghĩa chi tiết về sự hiện diện ở mức thấp, nhấn mạnh các đặc trưng và sự không thể tránh khỏi của LLP nhìn từ góc độ kỹ thuật. Họ cũng liệt kê các chính sách về LLP của một số quốc gia quan trọng và minh họa các tác động bất lợi có thể của chính sách LLP nghiêm ngặt đối với thương mại nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế trao đổi thông tin tin cậy lẫn nhau cần được thiết lâp giữa các nước nhập khẩu và xuất khẩu. Trong khi đó, cần phải  rút ngắn thời gian phê chuẩn về an toàn của hàng hóa nhập khẩu và thiết lập ngưỡng LLP dựa trên cơ sở khoa học.

 

Xem thêm tại http://159.226.100.150:8082/biotech/CN/volumn/home.shtml.


Pakistan và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ về sản xuất giống lai

 

Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp Pakistan (PARC) và  Tập đoàn giống cây trồng tỉnh Hồ Bắc  (HPSGCL) Trung Quốc đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm thúc đẩy sự phát triển các giống lai về lúa, bông, ngô, hạt có dầu và việc sản xuất thương mại các loại giống này ở Pakistan. Tiến sĩ Iftikhar Ahmad, Chủ tịch PARC, cho biếtcác nhà khoa học Pakistan và Trung Quốc sẽ làm việc với nhau để tiến hành thử nghiệm và  khảo nghiệm các giống cây theo các hệ sinh thái khác nhau của Pakistan để xác định tiềm năng về năng suất của chúng.

 

Xem thêm tại http://www.pakissan.com/english/news/newsDetail.php?newsid=23953 và http://www.pabic.com.pk/PARC,% 20CHINA% 20sign% 20MOU.html.

 

Các cánh đồng dâu tây không bị nhiễm nấm
 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Úc (UWA) đã xác định được cơ chế phân tử mà cây dâu tây sử dụng để chống lại việc lây nhiễm nấm làm héo Fusarium có trong đất, loại bệnh đe dọa nghiêm trọng đối với sản xuất dâu tây trên thế giới. Các nhà nghiên cứu từ UWA's School of Plant Biology and Institute of Agriculture đã xác định biểu hiện và chức năng của các protein khác nhau được tìm thấy trong rễ của cây trồng dâu kháng nấm được gọi là Festival và so sánh với sự biểu hiện trong Camarosa, một loại cây trồng rất dễ bị lây nhiễm qua đó xác định được 79 loại protein kháng nấm trên cả hai giống.

 

Nghiên cứu này sẽ giúp phát triển loại cây dâu tây mới có khả năng kháng nấm và làm cho công việc của người trồng dâu tây nhẹ dàng hơn do họ sẽ sử dụng ít hóa chất chống nấm, giảm chi phí đầu vào đồng thời giảm bớt mối đe dọa cho sức khỏe con người và môi trường.

 

Xem thêm tại http://www.news.uwa.edu.au/201305215667/business-and-industry/strawberry-fields-forever-and-fungus-free.

 

 

 

Nguồn: http://agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=4124

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay11,502
  • Tháng hiện tại229,612
  • Lượt truy cập:20709824
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây