Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

Trồng hoa chuông trong nhà màng

Thứ hai - 09/01/2017 22:49
Hoa chuông (Sinningia speciose hay Gloxinia speciosa) xuất hiện đầu tiên ở châu Mỹ Latinh, là loài hoa đặc hữu của Brasil và được nhập vào Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 20. Hoa chuông rất đa dạng về màu sắc (đỏ, tím, hồng, cam, trắng...) và hình dáng (hoa kép hoặc hoa đơn). Tuy nhiên, giống hoa chuông thuộc dạng thân thảo, lá mọng nước dễ bị giập, úng, nên việc vận chuyển đi xa rất khó khăn
images692478 sggp 4c
Mô hình trồng hoa chuông trong nhà màng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt

Nhằm có thể chủ động sản xuất hoa chuông phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại TPHCM, giảm du nhập cây hoa từ các nơi khác về, từ đó giảm giá thành sản phẩm, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình trồng cây hoa chuông (Gloxinia speciosa) trong điều kiện nhà màng có ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, với nhóm tác giả gồm TS Dương Hoa Xô, TS Hà Thị Loan, Th.S Phan Diễm Quỳnh và Th.S Nguyễn Hoàng Quân. Quy trình này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (TBKT 01-44: 2016/BNNPTNT).

Căn cứ vào kết quả đánh giá một số giống hoa chuông đã được sưu tập và trồng tại Trung tâm Công nghệ sinh học, chúng tôi chọn các giống thích nghi với điều kiện gieo trồng, có hình thức đẹp đáp ứng nhu cầu của người chơi hoa. Hiện nay, giống tím kép viền trắng, tím đơn đậm, đỏ kép, đỏ kép viền trắng, đỏ đơn, đỏ mận, trắng đơn được đánh giá là phù hợp điều kiện trồng trong nhà màng tại TPHCM và phù hợp với thị hiếu người chơi hoa. Quy trình trồng cây hoa chuông trong điều kiện nhà màng có ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM có nhiều ưu điểm: Tỷ lệ sống cao, cây khỏe mạnh, mẫu mã đẹp, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tiết kiệm nước tưới, phân bón, công lao động… Quy trình này có thể ứng dụng trồng hoa chuông ở nhiều vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. Với giá trị đầu tư nhà màng và hệ thống tưới ban đầu 300 - 400 triệu đồng/1.000m2 (khấu hao trong 7 năm); đầu tư cây giống, giá thể, chậu, công lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền điện, khấu hao nhà màng… 110 triệu đồng/10.000 cây, lợi nhuận bình quân 80 - 100 triệu đồng/vụ/3 tháng (giá sỉ 20.000 đồng/cây; giá thị trường 50.000 - 60.000 đồng/cây), hoa chuông hứa hẹn sẽ trở thành một dòng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có giá trị kinh tế tại TPHCM.

Bà con nông dân muốn tìm hiểu chi tiết quy trình và mua cây giống, xin liên hệ TS Hà Thị Loan, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, theo số điện thoại 0983779598.

Tác giả bài viết: Thạc sĩ LÂM VỸ NGUYÊN

Nguồn tin: www.sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay13,612
  • Tháng hiện tại231,722
  • Lượt truy cập:20711934
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây