Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị.
Tới dự có ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP; TS Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TP; Giáo sư Jeong Bin Yim, Chủ tịch Hiệp hội Sinh học phân tử châu Á-Thái Bình Dương; hơn 400 đại biểu đại diện các Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn các tỉnh/thành khu vực phía Nam, các nhà khoa học, sinh viên đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu các trường Đại học. Đặc biệt, Hội nghị thu hút 50 nhà khoa học Quốc tế tham dự.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH) các tỉnh, thành khu vực phía Nam trong thời gian qua; là dịp để công bố kết quả nghiên cứu, ứng dụng CNSH. Là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý gặp gỡ, thảo luận về những vấn đề đặt ra để phát triển ngành CNSH giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội rất tốt để các nhà khoa học trong nước giao lưu, trao đổi học thuật và đẩy mạnh hợp tác với các nhà khoa học Quốc tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển CNSH nước nhà.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định, CNSH là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng của sinh học, kết hợp với các quy trình và thiết bị kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội nghị.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM, nhận thức được tầm quan trọng của CNSH, TP đã xác định vị trí ưu tiên, đồng thời xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm thúc đẩy phát triển CNSH, trong đó đặc biệt là dự án xây dựng Trung tâm CNSH TP HCM với cơ sở vật chất phòng thí nghiệm hiện đại đã được đầu tư và đi vào hoạt động.
Nhiều chương trình, đề tài, dự án CNSH phục vụ cho các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, y tế, dược phẩm, thực phẩm, môi trường…đã thu được những kết quả nhất định, bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm CNSH có làm lượng công nghệ khá cao. Tiêu biểu là các giống hoa lan mới, các sản phẩm phân bón vi sinh, kit chẩn đoán bệnh cho người và vật nuôi, vắc-xin cho cá tra, kháng thể đơn dòng và Protein tái tổ hợp ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Giáo sư Jeong Bin Yim, Chủ tịch Hiệp hội Sinh học phân tử châu Á-Thái Bình Dương phát biểu tại Hội nghị.
Cũng tại Hội nghị, Giáo sư Jeong Bin Yim, Chủ tịch Hiệp hội Sinh học phân tử châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ: Tôi rất vui mừng khi Hội nghị thường niên của chúng tôi được kết hợp tổ chức với Hội nghị Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc khu vực phía Nam lần thứ IV- năm 2016.
Chúng tôi hy vọng rằng, Trung tâm CNSH TP HCM sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy hợp tác với các viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam và là một trong những Trung tâm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực phân tử châu Á tại Việt Nam trong tương lai.
Hai hội nghị trên sẽ kéo dài trong 2 ngày, được chia làm 4 tiểu ban đặc thù để các đại biểu cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, bao gồm: Công nghệ Sinh học Thực vật, Công nghệ Sinh học Y dược, Công nghệ Sinh học Vi sinh và Công nghệ Sinh học Động vật-Thủy sản.
Quốc Định
Nguồn: http://daidoanket.vn/tieng-dan/uu-tien-nghien-cuu-phat-trien-cong-nghe-sinh-hoc/131400
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)