Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin bất hoạt từ Streptococcus agalactiae (GBS) hoang dại trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)

Thứ sáu - 26/04/2024 10:02
Ở nước ta, cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) là đối tượng thủy sản được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và khu vực Tây Nam Bộ, mang lại nguồn giá trị kinh tế đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng sang nuôi thâm canh đã gây nên nhiều hệ lụy đối với môi trường, nghiêm trọng hơn là gây ra nhiều loại dịch bệnh khó phòng trị. Một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến đối với cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) là bệnh phù mắt, xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra. Bệnh có tần suất xuất hiện từ 95 - 100% ở các tháng có nhiệt độ cao với tỷ lệ gây chết cộng dồn lên đến 42 - 100% đàn cá nuôi, làm thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá rô phi tại Việt Nam, do việc dùng kháng sinh không đúng cách, vi khuẩn bị kháng kháng sinh nên điều trị bệnh bằng kháng sinh không còn hiệu quả. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp thay thế cho kháng sinh để phòng bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá rô phi an toàn, hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vô cùng cần thiết.

Trong nghiên cứu này, ThS. Lê Văn Hậu, phòng phòng Công nghệ sinh học Thủy sản của Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh và cộng sự đã sử dụng chủng Streptococcus agalactiae AG5 (Group B Streptococcus, GBS) hoang dại phân lập từ mẫu bệnh phẩm cá rô phi đỏ nuôi bè tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang để điều chế vắc xin bất hoạt bằng formalin nhằm hướng đến nâng cao hiệu quả bảo vệ (Relative Percent Survival, RPS) của vắc xin trong phòng bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá rô phi đỏ.
 
03
 

Hình 1. Chủng vi khuẩn S. agalactiae AG5 được sử dụng điều chế vắc xin bất hoạt
cho phản ứng ngưng kết (GBS) (trái); chủng vi khuẩn S. agalactiae AG5 cho kết quả
dung huyết γ (không gây tan huyết) trên môi trường thạch máu cừu 5% (phải).
 

04


Hình 2. Kết quả điện di PCR các mẫu DNA S. agalactiae với cặp primer đặc hiệu GBS: F-GBS/R-GBS. Giếng 1 - 3: DNA S. agalactiae VL40, AG5, Q9.9; Giếng (+): Đối chứng dương S. agalactiae GBS được cung cấp bởi Đại học Nông Lâm Huế; Giếng (-); Đối chứng âm; Giếng (L): Thang DNA chuẩn 1 kb.

Giá trị LD50 của chủng vi khuẩn S. agalactiae AG5 cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm ổ bụng trên cá rô phi đỏ giống với tỷ lệ cá chết cộng dồn được thể hiện ở hình 3.
 

05

Hình 3. Tỉ lệ cá chết tích lũy (%) khi tiêm chủng vi khuẩn S. agalactiae AG5 hoang dại
ở các nồng độ vi khuẩn khác nhau vào ổ bụng cá trong thời gian 14 ngày theo dõi.
Xác định hiệu quả bảo vệ RPS của vắc xin bất hoạt trên cá rô phi đỏ giống
 

Sau 3 tuần kể từ ngày cho ăn thức ăn trộn vắc xin theo các nồng độ khác nhau, 1 tuần/lần; cá được gây cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae AG5 bằng phương pháp tiêm liều LD50 và theo dõi trong thời gian 1 tuần. Ghi nhận tỉ lệ sống sót tích lũy tại hình 4.

06


Hình 4. Tỉ lệ sống sót tích lũy (%) thử nghiệm đánh giá hiệu quả bảo vệ RPS sau cảm nhiễm
chủng S. agalactiae AG5 hoang dại liều LD­50

Nghiên cứu này đã tạo được vắc xin bất hoạt từ chủng hoang dại S. agalactiae AG5 (GBS) bằng formol với mật độ vi khuẩn tương đương 109 CFU/mL; kết quả vắc xin được đánh giá an toàn cho cá với hiệu quả bảo vệ RPS khi cho ăn vắc xin bất hoạt ở nồng độ 104; 105; 10và 108 CFU/g có tỷ lệ cá chết trên 30%, hiệu quả bảo vệ dưới 45%. Ở nghiệm thức sử dụng nồng độ 107 CFU/g, hiệu quả bảo vệ cao nhất đạt 50%. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá rô phi đỏ có đáp ứng miễn dịch sau 3 tuần cho ăn vắc xin với hiệu giá kháng thể trung bình ở các nghiệm thức sử dụng vắc xin từ 2,24 ± 0,20 đến 3,59 ± 0,42 (P < 0,05).

Kết quả công trình nghiên cứu trên của nhóm tác giả Lê Văn Hậu và cộng sự (2024) đã được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, Đại học Nông Lâm TP.HCM (Lê, H. V., Trần, M. T., Trịnh, C. V., Bùi, H. N. C., & Ngô, T. H. P. (2024). Đánh giá hiệu quả bảo vệ vắc xin bất hoạt từ Streptococcus agalactiae (GBS) hoang dại trên cá rô phi (Oreochromis sp.). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 23(1), 25-39. https://doi.org/10.52997/jad.1.03.2024).

Tác giả bài viết: Lê Văn Hậu - P. CNSH Thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay5,544
  • Tháng hiện tại300,204
  • Lượt truy cập:23668245
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
bpd
help bophapdien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây